CHẾ PHẨM SINH HỌC ZP US KHỬ KHÍ ĐỘC NH3 và NO2

CHẾ PHẨM SINH HỌC ZP US KHỬ KHÍ ĐỘC NH3 và NO2
Chia sẻ:

Khí độc NH3 ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường ao nuôi trồng thủy sản. Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học (hay còn được gọi là chế phẩm vi sinh, vi sinh) vào trong ngành nuôi trồng thủy sản để cải thiện chất lượng nước và kiểm soát khí độc trong ao nuôi tốt. Chế phẩm sinh học Zp Us xử lý, kiểm soát tốt khí độc NH3, NO2 làm nước và đáy ao sạch tôm, cá hạn chế mầm bệnh ký sinh trùng, nấm, EHP, gan tụy cấp, EMS..,

Thực trạng vấn đề khí độc NO2/NH3 đối với ao lót bạt 100% - ít sử dụng chế phẩm sinh học

  • Mật độ nuôi cao trong mô hình siêu thâm canh: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh với mật độ cao đang ngày càng phổ biến nhằm tăng năng suất.

  • Khí độc NO2/NH3 tích tụ trong quá trình nuôi: Trong quá trình nuôi, khí độc NO2 và NH3 được sản sinh liên tục từ sự phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ, gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng nước ao.

  • Thiếu chế phẩm sinh học phù hợp: Việc không lựa chọn đúng dòng chế phẩm sinh học khiến quá trình xử lý khí độc NO2/NH3 gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tôm lờ đờ, giảm ăn và có thể chết sau lột xác.

  • So sánh với các mô hình nuôi tôm khác: Khác với các mô hình quảng canh có mật độ nuôi thấp, mô hình công nghệ cao với mật độ dày và lượng chất thải lớn đòi hỏi việc kiểm soát khí độc chặt chẽ hơn.

  • Giải pháp: Sử dụng đúng chế phẩm sinh học là giải pháp cần thiết để kiểm soát và xử lý khí độc, ngăn chặn sự tích tụ NO2 và NH3 trong ao.

Nguồn gốc sinh ra khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi tôm lót bạt 100% - ít sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng chế phẩm sinh học

Khái niệm về amoniac (NH3/NH₄⁺) và Nitrit (NO2/NO2–)

Khí độc Amoniac (NH3/NH₄⁺) 

Khí độc Amoniac (NH3/NH₄) phần lớn 75%⁺ bắt nguồn từ thức ăn thừa của tôm. Nguyên nhân là do phần lớn trong quá trình nuôi tôm siêu thâm canh, tôm chỉ hấp thụ khoảng 30% lượng đạm trong thức ăn, phần còn lại được bài tiết ra ngoài và thải qua phân sẽ tạo thành các chất lơ lửng hữu cơ trong nước. Ngoài ra, xác tảo tàn, hay các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ lơ lửng từ quá trình cấp nước vào. Quá trình phân hủy trong nước quá trình chuyển hóa đạm amoniac nhưng không sử dụng, sử dụng ít hay không đúng cách các chế phẩm vi sinh để kiểm soát môi trường ao nuôi sẽ sinh ra khí độc NH3/NH₄⁺ chiếm ưu thế. Tuy nhiên dạng tồn tại NH3 (dạng không ion) có khả năng gây độc cao hơn NH₄⁺ (dạng ion). Hàm lượng NH3 hiện diện trong ao nuôi phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó nhiệt độ và pH là hai yếu tố quan trọng nhất. Nhìn chung nếu nhiệt độ càng cao, pH càng cao, hàm lượng oxy thấp thì tính độc NH3 càng cao. Tuy nhiên nếu độ mặn càng cao thì tính độc của NH3 càng giảm nhưng không đáng kể.

Khí độc Nitrit (NO2/NO2–)

Khí độc nitrit (NO2)  trong nước chúng tồn tại dạng (NO2–): Khi ao nuôi bắt đầu xuất hiện NH3/NH₄⁺ và đang ngày càng tăng cao trong điều kiện có oxy đầy đủ > 5 mg/L, với sự tham gia của nhóm vi sinh vật sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa nitơ như (thức ăn, phân tôm thải ra, xác tảo tàn, tôm rớt đáy, vỏ tôm…,) tạo ra khí độc NH3/NH₄⁺ và khí độc NO2– trong ao nuôi. Khí độc NO2  tạo ra là liên tục, khi không sử dụng đúng chủng, đủ liều các chế phẩm vi sinh khí độc NO2– tăng cao vượt ngưỡng cho phép sẽ gây độc cho tôm, NO2– sẽ kết hợp với hemocyanin làm ức chế quá trình vận chuyển oxy trong máu tôm, gây hiện tượng tôm ngạt thiếu oxy dẫn đến các hiện tượng tôm tôm lờ đờ, tấp mé, rớt đáy, rớt cục thịt.,

Nguồn gốc sinh ra khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi tôm 

Mật độ nuôi - mối quan hệ với chế phẩm sinh học

Mật độ nuôi quá dày, càng về sau lượng thức ăn được bổ sung vào ao càng nhiều, song song đó là sự bài tiết cũng như chất thải của tôm thải ra bên ngoài môi trường càng nhiều. Nên việc bổ sung các chế phẩm sinh học, vi sinh vào trong ao là rất quan trọng, nếu việc bổ sung vi sinh vào ao nuôi không đúng, không đủ liều kết hợp với lượng chất thải cũng như thức ăn dư thừa không được lấy ra liên tục sẽ dẫn đến ao nuôi giàu dinh dưỡng  (hiện tượng ao phú dưỡng) tạo điều kiện cho tảo trong ao phát triển, nhất là các nhóm tảo xanh. Khi tảo phát triển lên quá mức và sụp tảo, đó là điều kiện để phát sinh ra khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi.

Người nuôi có xu hướng tăng mật độ vì áp lực chi phí - sản lượng đòi hỏi nhiều mới đảm bảo bù lại chi phí, tuy nhiên sự tăng mật độ liên quan rất lớn tăng hệ thống ao nuôi, tăng kỹ năng nhân sự nuôi, tăng nhận thức chuyên môn rất cao và đòi hỏi am hiểu về cách sử dụng các chế phẩm vi sinh vào ao nuôi sao cho đúng cách, đủ liều,... đảm bảo kiểm soát được vấn đề phát sinh khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi. 

Khi nuôi mật độ cao, lượng chất thải ra môi trường ao nuôi càng nhiều đồng nghĩa với việc phải bổ sung các chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh vào ao nuôi càng nhiều để xử lý các chất hữu cơ ngăn ngừa tối đa sự hình thành khí độc. Sự mất cân bằng giữa nhu cầu con tôm cần và người nuôi tôm cần từ đó chọn không đúng mật độ, không bổ sung các chế phẩm sinh học đúng cách làm rủi ro lớn.

Sự phát triển quá mức của tảo, xác tôm chết, vỏ tôm, chất hữu cơ lơ lửng có nitơ… - sử dụng chế phẩm vi sinh chưa đúng cách, đủ liều lượng

Các chế phẩm sinh học khi sử dụng trong ao nuôi không đúng cách, vi sinh không đạt, việc sử dụng không hiệu quả không kiểm soát được chất lượng nước dẫn đến môi trường ao nuôi giàu dinh dưỡng đó sẽ là điều kiện lý tưởng tảo phát triển, khi tảo phát triển quá mức trong ao, về đêm tảo sẽ hô hấp lấy oxy cạnh tranh với tôm, vi khuẩn, vi sinh vật, động vật phù du,... gây hiện tượng thiếu oxy cho tôm và tảo cũng vậy dẫn đến hiện tượng sụp tảo trong ao nuôi. Xác tảo tàn, xác tôm chết, chất hữu cơ có nitơ lơ lửng.., không được lấy ra là nguyên nhân gây ra sự gia tăng hàm lượng khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi.

Ngoài ra, các chất này tích tụ dưới nền đáy ao, bám các giá thể là điều kiện để các nhóm vi khuẩn có hại, các loại ký sinh trùng làm ổ để phát triển và gây bệnh trên tôm.

Sự biến động môi trường và thay đổi thời tiết - ứng dụng chế phẩm sinh học chưa đúng cách, đúng thời điểm và đủ liều lượng

Vào mùa nắng nóng, ánh sáng và nhiệt độ trong môi trường ao nuôi cao. Đây là điều kiện thích hợp để tảo quang hợp và các nhóm vi khuẩn có hại phát triển, khi chúng phát triển quá mức sẽ gây mất cân bằng và sản sinh ra một lượng chất thải cũng như khí độc NO2/NH3 rất lớn trong ao nuôi. Ngược lại khi thời điểm giao mùa giữa nắng và mưa, nhất là những cơn mưa bất chợt đầu mùa, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và mưa mang theo một lượng tích tụ hóa chất, bụi bẩn từ trong không khí cũng như trong đám mây mang đến, sự lôi kéo vi khuẩn trong không khí xuống ao nuôi nhiều hơn sẽ cạnh tranh oxy với tảo và gây nên hiện tượng sụp tảo (rớt tảo). Việc rớt tảo đột ngột sẽ gây biến động môi trường rất lớn, vi sinh cũng giảm mật độ theo. Vì thế, sau khi mưa việc bổ sung chế phẩm vi sinh vào ao nuôi là điều rất quan trọng hạn chế sự bùng phát của nhóm vi khuẩn có hại gây stress, gây bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Dòng chảy thấp và oxy hòa tan thấp trong ao nuôi - ứng dụng chế phẩm sinh học không đạt hiệu quả

Việc không duy trì đảm bảo được oxy và dòng chảy trong ao được liên tục cũng là một trong những nguyên nhân lớn của sự xuất hiện khí độc NO2/NH3 trong ao. Dòng chảy đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bổ sung các chế phẩm sinh học vào trong ao nuôi, dòng chảy và oxy không đảm bảo vi sinh bổ sung vào ao nuôi sẽ chậm phát triển, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển chiếm ưu thế và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi. Khi dòng chảy mạnh và đảm bảo, các chất thải từ tôm thải ra được dòng chảy lôi cuốn đưa ra ngoài hố xiphong và được xiphong lấy ra khỏi môi trường ao nuôi. Từ đó giảm được tải lượng các vật chất hữu cơ và quá trình chuyển hóa đạm Nitơ diễn ra chậm hơn và kiểm soát được khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi.

Song, việc không duy trì đảm bảo dòng chảy trong ao nuôi (thông thường người nuôi hay tiết kiệm ở giai đoạn tôm nhỏ và hạn chế không chạy quạt hết công suất, không chạy hết tất cả các giàn quạt) làm dòng chảy yếu và sẽ có những điểm quạt đẩy không tới sẽ gây chết góc. Những góc chết này sẽ là nơi lắng tụ các vật chất hữu cơ, phân tôm, thức ăn dư thừa,... lâu dần sẽ gây hiện tượng nhớt bạt, tích tụ nhiều dần và bùng phát khí độc NO2/NH3 ở trong ao nuôi. Bên cạnh đó, việc bổ sung các chế phẩm sinh học vào cũng không đạt được hiệu quả tốt nhất.

Oxy thấp phản ứng chuyển hóa NH3 tạo ra NO2– cuối cùng tạo ra NO3– giảm không đủ oxy khi đó NH3 hoặc NO2 còn lại làm tăng khí độc lên rất nhanh, tăng cao và khi thời tiết bất lợi nếu pH tăng tôm chết đột ngột và rất nhanh.

Test môi trường nước sau khi mưa

Hình test môi trường lúc 15h, sau khi trời mưa đầu mùa tôm chết trong hồ hơn 95% khi thí nghiệm tại hệ thống pilot

Khí độc NO2/NH3 tồn tại trong ao là trái bom nổ chậm do đó người nuôi cần kiểm tra thường xuyên môi trường để hạn chế rủi ro và có giải pháp phòng ngừa an toàn trước.

Tác động của khí độc NO2/NH3 

Với các nguồn phát sinh đã đề cập trên, có thể thấy, khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi tôm rất dễ xuất hiện. Nếu không kiểm soát, khí độc rất dễ bùng phát. Đặc biệt trong giai đoạn tôm lớn, lượng thức ăn và phân tôm càng nhiều, mức độ ô nhiễm trong ao tăng cao thì khí độc phát sinh mỗi ngày cũng tăng theo. Nếu không có phương pháp và ứng dụng các chế phẩm sinh học, sử dụng đúng dòng vi sinh sẽ không kiểm soát được khí độc NO2/NH3 và khi đã xuất hiện khí độc NO2/NH3 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi.

Tác động của khí độc NO2/NH3 đến tôm sẽ tăng dần từ giai đoạn khí độc NO2/NH3 xuất hiện trong ao tôm cho đến khi không kiểm soát. Một khi ao đã nhiễm độc, quá trình xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn như bà con phải thay nước liên tục để pha loãng, sử dụng chế phẩm vi sinh đúng chủng, đúng cách và việc xử lý đòi hỏi nhiều thời gian. 

Bên cạnh đó, việc xử lý khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm. Nếu áp dụng không đúng phương pháp thì khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi tôm khó được xử lý dứt điểm, đồng thời nguy cơ tái phát cực kỳ cao do lượng thức ăn và phân tôm vẫn phát sinh hằng ngày.

Giải pháp kiểm soát và xử lý NO2/NH3 mô hình nuôi tôm công nghệ cao KIN 68 sử dụng chế phẩm sinh học Zp Us

Để kiểm soát được hàm lượng khí độc NO2/NH3 trong ao một cách hiệu quả, người nuôi cần ứng dụng các chế phẩm sinh học và tuân thủ theo 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm cá. Ngoài ra hệ thống là chuỗi các bánh xe mắc xích, cách mắc xích này được ăn khớp với nhau tạo nên nhịp nhàng và việc xử lý cũng như nuôi tôm dễ mang đến thành công.

Oxy liên tục và đủ - ứng dụng chế phẩm sinh học đạt hiệu quả 

Đối với ao công nghệ cao, việc cung cấp oxy cho ao nuôi là điều quan trọng và rất cần thiết trong nuôi tôm. Oxy là sự sống của tất cả các động vật sống như: tôm, vi sinh, động vật phù du, tảo, các quá trình chuyển hóa đạm Nitơ. Oxy đảm bảo >= 4mg/lít điều này các ao nuôi công nghệ cao KIN 68 điều đảm bảo tuy nhiên cần lưu ý khi về đêm tăng oxy thêm trong nuôi mật độ cao KIN 68, sự cạnh tranh oxy như tảo, tôm nuôi, vi sinh, các quá trình quang hợp..,

Kiểm tra oxy trong ao nuôi tôm
Hình Kiểm tra oxy khi kiểm soát NO2 sinh ra tại khu thực nghiệm cty Âu Mỹ AEC

Phản ứng tạo ra NO2 trong ao nuôi tôm:

                       NH4 - + 3/2O2 = NO2 -  + 2H+  + H2O (1)

                      NO2 - + 1/2O2 = NO3-                         (2)

Trong ao nuôi phản ứng (1) sự cân bằng tổng hợp sinh hóa và phản ứng này diễn ra liên tục. Người nuôi cần kiểm tra và kiểm soát sự cân bằng này. Duy trì oxy ở mức hợp lý cho sự phát triển tôm và sự phát triển của vi sinh, khi đó việc bổ sung chế phẩm sinh học vào ao nuôi mới có hiệu quả và kiểm soát tốt không để tạo ra NO2. 

Dòng chảy liên tục và đủ - ứng dụng chế phẩm sinh học đạt hiệu quả

Dòng chảy trong ao phải được duy trì đảm bảo liên tục từ khi tôm còn nhỏ và kể cả khi tôm ăn. Dòng chảy trong ao là sự lôi kéo vận chuyển các chất thải của tôm, thức ăn dư thừa,.. đem ra hố để được xiphong lấy ra bên ngoài, ngăn ngừa hạn chế tối đa sự phát sinh khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi. Bên cạnh đó, việc duy trì dòng chảy giúp quá trình sử dụng chế phẩm sinh học vào môi trường ao nuôi đạt hiệu quả cao nhất, khuếch tán đều trong ao. Mặt khác khi tạo được dòng chảy trong ao cũng làm tăng khả năng vận động và bắt mồi của tôm, giúp tôm tiêu hóa năng thức ăn nhanh, chuyển hóa năng lượng nhanh, và hấp thụ tốt dinh dưỡng qua đường miệng. Ngoài ra sự vận chuyển này giúp trao đổi hấp thụ tốt qua mang và qua đường vỏ bên ngoài của tôm tốt hơn rất nhiều từ đó chúng có sức đề kháng tốt hạn chế được sự tấn công của dịch bệnh.  Dòng chảy đảm bảo liên tục và toàn diện tích ao, không để chết gốc, kể cả hố xiphong, việc xiphong liên tục giúp làm tăng dòng chảy ở hố và đảm bảo tốt điều kiện nuôi tôm công nghệ cao KIN 68.

đo tốc độ dòng chảy trong ao nuôi tôm

Hình đo tốc độ dòng chảy mức min - max trong hệ thống mô phỏng từ phòng RD Âu Mỹ AEC

Sự vận hành hệ thống là liên tục và động, tốc độ dòng chảy trong ao nuôi đảm bảo nơi thấp nhất từ 0,1 đến 0,2 m/s nơi gần quạt 0,4 m/s đến hơn 0,8 m/s tùy vào cách thiết kế ao. Tốc độ dòng chảy không làm ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm lớn lẫn nhỏ. Vì thứ nhất: tốc độ này tôm bám đáy một số nào lột hay bắt chưa kịp mới trôi theo dòng chảy nhưng vẫn bám được đến khi đủ điều kiện thích hợp, còn lại bám đáy hay bám vào các giá thể trong ao. 

hình ảnh tốc độ dòng chảy 0.1 trong ao nuôi tôm

Hình tốc độ dòng chảy 0,1 m/s sẻ đẩy oxy sủi ra 1 góc 45 độ và tôm vẫn ăn tốt sau oxy sủi

Thứ 2: Tôm nhỏ chúng ăn lọc, ăn tảo, ăn động vật phù du mắt thường không nhìn thấy như rotifer.., hay ăn hữu cơ lơ lửng trong nước là chủ yếu đến khi qua số 1 chúng đủ chìm xuống đáy và tôm có thể ăn được dễ dàng. Tốc độ dòng chảy càng mạnh càng tốt cho tôm, cá nuôi.

hình ảnh tốc độ dòng chảy 0.1-0.3 trong ao nuôi tôm

Hình tốc độ dòng chảy 0,1 đến 0,3 m/s tôm vẫn bám thành và ăn thức ăn tốt.

Lưu lượng nước trao đổi và hoàn lưu - ứng dụng chế phẩm sinh học vào ao sẵn sàng và ao nuôi

Lưu lượng nước vào - ra được gọi là lưu lượng nước trao đổi theo KIN 68 quá trình cấp liên tục và xiphong liên tục việc lưu lượng nước này liên quan đến việc dinh dưỡng trong nước từ ao sẵn sàng vào và chất lượng nước đưa ra hoàn lưu đảm bảo lấy rắn và hữu cơ lơ lửng ra sạch ở ao nuôi. Người nuôi biết khi nào nước là sạch khi nào dơ, sự sạch dơ này phụ thuộc vào nước cấp vào từ ao sẵn sàng có sử dụng chế phẩm sinh học đúng hay không và ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học đúng. 

Mặt khác chế phẩm sinh học sử dụng đưa vào ao có đủ thời gian mới hoạt động tốt từ 2 ngày mới thấy hiệu quả việc hoàn lưu nước và sử dụng vi sinh chế phẩm sinh học Zp Us hay AEC Copefloc ở ao sẵn sàng giúp đảm bảo thời gian các con vi sinh hoạt động, khi đưa nước mới vào nếu không có chế phẩm sinh học đúng, đủ để kiểm soát thì sẽ làm tăng khí độc NO2/NH3 thêm do nước mới giàu dinh dưỡng kích tảo phát triển. Sự tạo ra khí độc là liên tục theo nguyên lý cân bằng của Lơ Satơliê (Le Chatelier) khi đó chế phẩm sinh học còn trong ao sẻ phân hủy phân tôm, và các hợp chất hữu có chứa nitơ có trong ao tạo ra và làm tăng khí độc lên, gây tôm stress và nhiều bệnh. 

Theo mô hình KIN 68 khuyến cáo lưu lượng nước trao đổi nước ao nuôi càng nhiều càng tốt, sự trao đổi này sẽ giúp giảm hàm lượng hợp chất lơ lửng trong ao nuôi (hữu cơ, vô cơ, xác tảo, phân tôm.,). Lưu lượng nước trao đổi vào - ra liên tục không gián đoạn suốt quá trình nuôi và lưu lượng này khoản 8-10 (giờ) sẽ trao đổi gần như hoàn toàn lượng nước mới hoàn toàn trong ao nuôi. Lưu lượng trao đổi càng nhanh càng tốt và phụ thuộc vào thời gian nuôi và mật độ nuôi. Quá trình nước ao nuôi được hoàn lưu thông qua các ao xử lý 1 và  xử lý 2 rồi chảy tràn qua ao sẵn sàng. Ao sẵn sàng đảm bảo có sử dụng chế phẩm sinh học Zp Us hoặc AEC copefloc trước từ 5 tiếng trở lên.

Mật độ nuôi - ứng dụng chế phẩm sinh học đúng cách và đủ liều

Tùy vào điều kiện cơ sở hạ tầng, cách thiết kế ao và nguồn nước cũng như quy trình  nuôi mà lựa chọn mật độ nuôi thích hợp. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học là rất quan trọng, sử dụng chế phẩm sinh học phải đúng chủng, đúng dòng, đúng cách và đủ liều lượng để kiểm soát được môi trường ao nuôi. Bên cạnh đó, sự tiết kiệm chi phí các khoản như vật tư, thức ăn, thuốc, điện, oxy sủi, nhân công nhưng không thể tiết kiệm dòng chảy. Theo nhiều năm nghiên cứu chung tôi nhận thấy mật độ nuôi từ 50-200 con/m3 tốc độ dòng chảy trong ao nuôi cần đảm bảo từ 0,1 m/s nơi xa quạt nhất đến 0,8 m/s ở tại quạt trở lên, tốc độ dòng chảy này giảm hoặc không liên tục sẽ ảnh hưởng rất lớn sự trao đổi chất giữa tôm- nước và các chế phẩm sinh học trong ao nuôi, sự cân bằng mật độ vi khuẩn trong ao nuôi, tôm ăn yếu,  kém sức đề kháng, khả năng trao đổi chất kém nếu dòng chảy thấp.

Kiểm soát triệt để NO2/NH3 bằng chế phẩm sinh học Zp Us từ hệ thống nghiên cứu pilot phòng RD Công ty Âu Mỹ AEC

Mô tả bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh với quy trình pilot nuôi hoàn lưu nước lại kiểm soát và xử lý khí độc NO2/NH3 trong hệ thống bằng chế phẩm sinh học Zp Us.

  • Thí nghiệm được bố trí gồm 1 hồ nuôi 150L và 2 hồ lắng xử lý mỗi hồ 150L.
  • Hàm lượng oxy hòa tan > = 4.3 mg/L 
  • Dòng chảy được duy trì từ 0.1 m/s - 0.3 m/s.
  • Mật độ bố trí 200con/m3. 

Thí nghiệm được bố trí để theo dõi ngưỡng chịu đựng của tôm và đánh giá khả năng xử lý khí độc NO2/NH3 của chế phẩm sinh học Zp Us. Với ghi nhận lượng oxy hòa tan lúc đầu = 5mg/L, sau đó ngày 3 giảm lượng oxy còn 4.3 mg/l và dòng chảy ở mức 0.1 - 0.3 m/s cho thấy NO2– ở mức 35mg/L và NH3 ở mức 0.05 mg/L tôm ăn yếu  sinh trưởng kém, bị bị stress, lột vỏ không hoàn toàn hay rớt sau khi lột vỏ.  

Hệ thống pilot trong ao nuôi
Hình hệ thống Pilot được bố trí thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học Zp Us

Bảng thông số ban đầu và kết quả quá trình thí nghiệm ứng dụng chế phẩm sinh học Zp Us kiểm soát khí độc NO2/NH3

Ngày TNpH sángkHNhiệt độ (oC) lúc 15hNH4+ (mg/lít)NO2(mg/lít)Oxy hòa tan (mg/lít)Lượng nước thay đổi (lít/phút)Mật độ (con/m3)Size tôm (con/kg)
Ngày 17.818132.21.0355.0770200120
Ngày 37.818031.50.5104.3771200115
Ngày 57.918332.10.20.54.3770200113

Một số hình ảnh kiểm tra trước - trong - sau quá trình mô phỏng sử dụng chế phẩm sinh học Zp Us

Khí độc trước khi sử dụng Zp US

Hình khí độc NH3 và NO2 trước khi sử dụng chế phẩm sinh học Zp Us

Khí độc sau 3 ngày sử dụng Zp US

Hình khí độc NH3 và NO2 sau 3 ngày sử dụng chế phẩm sinh học Zp Us 

Khí độc sau 5 ngày sử dụng Zp US
Hình khí độc NH3 và NO2 sau 5 ngày sử dụng chế phẩm sinh học Zp Us

Quá trình xử lý khí độc NO2/NH3 được xử lý bằng chế phẩm sinh học  Zp Us với liều lượng 0.4g/m3 nước và sử dụng ngày thứ 3 và thứ 5 vào lúc 8h sáng. Kết quả cho thấy khi bổ sung chế phẩm sinh học Zp Us đến ngày thứ 3, hàm lượng NO2–  giảm xuống ở mức 10 mg/L, khí độc giảm hơn 3.5 lần và giảm từ ngày thứ 3 đến thứ 5 chỉ mất 2 ngày mà giảm hơn 20 lần. Lượng khí độc NH3 ban đầu không đáng kể tuy nhiên sau 5 ngày hàm lượng giảm 5 lần gần như về gần bằng không và tôm ăn mạnh, lột không còn rớt.

Kết luận và khuyến nghị

  • Qua thí nghiệm trên cho thấy, khí NH3 / NO2 luôn được sản sinh ra liên tục và hiện hữu trong ao nuôi. Vì thế việc duy trì dòng chảy liên tục, oxy liên tục, lưu lượng nước trao đổi liên tục, chế phẩm sinh học duy trì liên tục trong ao là yếu tố quyết định đến sự thành công lớn trong mô hình KIN 68 nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao.
  • Cần xiphong lấy các vật chất lơ lửng (hữu cơ, vô cơ, xác tảo, xác tôm..,) ra liên tục, tăng cường lưu lượng nước trao đổi trong ao nuôi để kiểm soát được nước dơ, sự xuất hiện của khí độc NO2/NH3 trong ao không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi.
  • Chế phẩm vi sinh cao cấp Zp Us kiểm soát và xử lý tốt các khí độc NO2/NH3 trong ao giúp cân bằng ở ngưỡng cho phép giúp tôm an toàn 
  • Nên sử dụng chế phẩm sinh học Zp Us  định kỳ 2- 5 ngày/lần tùy vào mật độ nuôi và thời gian nuôi để duy trì được chất lượng môi trường ao nuôi ở mức cho phép không gây stress và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, hạn chế mầm bệnh.

Sản phẩm sử dụng chế phẩm sinh học Zp-Us

 


Viết bài: Ks. Trần Châu Liêm
Duyệt nội dung: Ths. Lê Trung Thực

Đang xem: CHẾ PHẨM SINH HỌC ZP US KHỬ KHÍ ĐỘC NH3 và NO2

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.