👉 Bà con Đăng ký hội viên AEC để tích lũy điểm thưởng thăng hạn và đổi quà.
I. Enzyme là gì?1. Định nghĩa Enzyme là chất xúc tác sinh học, còn gọi là men, chủ yếu là protein, giúp tăng tốc độ các phản ứng hóa học mà không bị tiêu hao hay biến...
Khu vực mua hàng
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Vi sinh gây màu nước là giải pháp giúp duy trì và ổn định màu nước trong ao nuôi giúp tối ưu và nâng cao hiệu quả vụ nuôi. Màu nước trong ao nuôi phản ánh trực tiếp tình trạng chất lượng nước trong ao nuôi. Gây màu nước và kiểm soát màu nước là khâu rất quan trọng và là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của vụ nuôi. Bài viết chia sẻ thông tin giúp bà con áp dụng khoa học, kỹ thuật vi sinh vào nuôi tôm thân thiện môi trường, nâng cao hiệu quả vụ nuôi.
Vi sinh vật (tiếng Anh: microorganism, hay microbe) là một sinh vật có kích thước siêu nhỏ, có thể tồn tại ở dạng đơn bào hoặc một tập hợp tế bào. Chúng mang lại tác dụng hữu ích trên vật chủ bằng cách cải thiện khả năng kháng bệnh, thúc đẩy sự tăng trưởng, hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn và tăng sức đề kháng, thông qua việc đạt được sự cân bằng vi khuẩn trong cả vật chủ và môi trường xung quanh.
Các vi sinh tiết ra một số chất kháng sinh tự nhiên như lactobacillus spp, Bifidobacterium.., chúng tạo ra các enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm.
Bacillus licheniformis, Bacillus sp... được dùng cải thiện nền đáy ao nuôi, cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại, ngoài ra nó còn sử dụng vi sinh để gây màu nước trong ao nuôi tôm, ức chế sự phát triển của tảo có hại từ đó làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm.
Nitrosomonas, Nitrobacter, Bacillus spp, Rhodobacter spp.., được dùng xử lý nước ao và nền đáy ao nuôi. Trong đó, một số chủng vi sinh vật sẽ làm tăng hàm lượng oxy, ổn định pH, phân hủy mùn bã hữu cơ, diệt tảo độc, duy trì màu nước và chất lượng nước tốt.
Vi sinh kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi đặt biệt là tảo. Cạnh tranh môi trường sống với vi sinh vật có hại, ổn định môi trường ao nuôi.
Ngoài ra vi sinh giúp phân hủy chất hữu cơ như thức ăn thừa, xác tảo, cặn bã hữu cơ thành chất có kích thước nhỏ hơn không độc hay không gây hại đến môi trường.
Chuyển hóa các chất độc hại như NH3, NO2-... thành các chất ít hoặc không độc như NH4+, NO3-.
Đối với tôm nuôi
Vi sinh giúp ngăn cản sự xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, các ký sinh trùng ảnh hưởng đến đường ruột. Ngoài ra, vi sinh còn ổn định pH, ổn định hệ men đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa bệnh liên quan đến đường ruột và gan tôm.
Tóm lại, có thể nói rằng sử dụng vi sinh nói chung và vi sinh gây màu nước nói riêng trong nuôi tôm, cá là không thể thiếu và là điều kiện bắt buộc bởi “nuôi tôm là nuôi nước”.
Tảo là một nhóm nguyên sinh vật lớn và đa dạng, bao gồm các vi sinh vật thông thường là tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết tảo sống trong nước, vách thân chứa xenluloza và là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2.
Vi tảo (Microalgae) là các tảo rất nhỏ được quan sát dưới kính hiển vi, chúng sống trong môi trường nước ngọt và biển. Trong ao nuôi tôm tảo bao gồm: tảo lục, tảo silic (tảo khuê), tảo lam, tảo giáp, tảo mắt,
Tảo có lợi như tảo silic, tảo lục là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn. Có vai trò như lọc sinh học trong ao nuôi giúp ổn định môi trường nước.
Khi tảo có lợi phát triển ở mức độ vừa phải giúp che ánh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao, giúp ổn định nhiệt độ, ngăn cản sự phát triển của tảo đáy, hạn chế sự phát triển rong trong ao, giảm ánh sáng làm tăng khả năng hoạt động bắt mồi của tôm.
Các loại tảo có lợi giúp ổn định môi trường nước: Tảo có lợi phát triển sẽ ngăn cản sự tích tụ độc tố trong ao, ngoài ra chúng còn có khả năng hấp thụ NH4+, phần nào giảm lượng khí độc amoniac trong ao.
Sự phát triển của các loại tảo có lợi sẽ không dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa trong ao tôm.
Màu nước trong nuôi tôm là màu của tảo, tùy vào dinh dưỡng, độ mặn thổ nhưỡng đất đai trong ao nuôi tôm mà trong ao có sự phát triển của các loại tảo khác nhau.
Màu nước màu nâu (màu trà): Do tảo silic đơn bào phát triển trong ao nuôi tôm. Xuất hiện ở các ao nước lợ mặn. Các loại tảo silic là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các động vật phù du phát triển.
Hình 1: Màu nâu của nước do sự phát triển của tảo Silic.
Màu nước xanh lục (xanh lá chuối non): Do sự phát triển của tảo lục (Chlorophyta) phát triển trong ao nuôi, thường xuất hiện trong ao nuôi nước lợ có độ mặn <10 ‰
Hình 2: Màu xanh của nước do tảo Lục.
Màu nước xanh đậm (màu xanh lam) do sự phát triển của tảo Lam (Cyanobacteria) trong ao làm nước có màu xanh lam, tảo giáp, tảo mắt. Nguyên nhân có thể do sự dư thừa thức ăn trong quá trình nuôi, làm mất cân bằng N:P trong nước.
Hình 3: Tảo Lam phát triển trong ao
Màu nước có sự phát triển của tảo Mắt (Euglenineae): Tảo mắt non có màu xanh, kéo đường trong ao, già chuyển sang bầm, tàn màu đỏ. Khi tảo mắt phát triển với mật độ cao chiếm ưu thế trong ao nước sẽ có màu xanh rau má, một số trường hợp có màu nâu đen. Ảnh hưởng lớn đến đường ruột tôm gây lỏng đường ruột, đứt khúc đường ruột ở tôm. Xuất hiện ở vùng nước ngọt, ưa môi trường giàu dinh dưỡng, giàu chất hữu cơ, một số ít sống ở vùng nước lợ.
Hình 4: Một số tảo Mắt phổ biến trong nước.
Màu nước có sự phát triển của tảo Giáp (Dinophyceae): Tảo Giáp khi phát triển mạnh làm nước trong ao có màu nâu đỏ. Đây là một loại tảo độc nếu tôm ăn trúng loại tảo này sẽ khó tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc. Xuất hiện chủ yếu ở vùng nước mặn, một số ít sống ở nước lợ. Tảo xuất hiện trong ao do nguồn nước nước cấp có tảo hay do sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do nền đáy ao quá bẩn dẫn đến sự phát triển của loại tảo này. Tảo Giáp còn là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy trong nước.
Hình 5: Một số tảo Giáp phổ biến trong nước.
Màu vàng cam (màu rỉ sắt): Màu nước này thường xuất hiện ở các ao nuôi mới xây dựng trên vùng đất phèn.
Hình 6: Màu nước vàng cam do phèn
Màu nước đỏ gạch (màu đất đỏ): Nước có nhiều phù sa do đất cát bị xói mòn.
Màu nước nâu đen: Do trong nước có nhiều vật chất hữu cơ, khi ao có màu này thì hàm lượng oxy hòa tan trong ao rất thấp.
Màu nước trắng đục: Do nước có chứa nhiều hạt sét thường do nước mưa rửa trôi đất trên bờ ao xuống.
Màu nước trong: Do nước nghèo dinh dưỡng hay bị nhiễm phèn, hóa chất độc hại tồn lưu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu..,
Màu thực của nước là màu của các hợp chất hòa tan trong nước tạo ra, màu giả là màu của các hợp chất không hòa tan lơ lững tạo ra. Màu nước thích hợp cho các ao nuôi tôm cá là màu xanh đọt chuối (nước ngọt) và màu vàng nâu (nước lợ và nước mặn), độ trong của nước tốt nhất là 30 – 40 cm khi điều kiện môi trường đã tối ưu thì có thể tiến hành thả giống.
Gây màu nước trước khi thả tôm là khâu rất quan trọng trong quá trình nuôi. Có nhiều cách gây màu nước khác nhau, như sử dụng cám gạo, phân NPK, bột cá, bột đậu nành bón liên tục trong 2 - 3 ngày trước khi thả giống, tuy nhiên liều lượng khi sử dụng không cấn đối sẽ làm tảo phát triển quá mức hoặc quá ít, điều này không thuận lợi để thả tôm. Vì thế, sử dụng vi sinh gây màu nước hay các chế phẩm sinh học để gây màu nước là cách hiệu quả và an toàn nhất.
Khi vi sinh được đưa xuống ao sẽ kết hợp với một số giá thể trong nước như: mật rỉ đường cám gạo, mảnh vụn hữu cơ (năn tượng, góc gạ…), vi sinh sử dụng các nguồn dinh dưỡng trong ao để tăng sinh khối tạo ra các enzyme làm phân hủy các giá thể, đồng thời giải phóng các hợp chất có lợi cho sự phát triển tảo từ đó môi trường ổn định, nước có được màu có lợi như mong muốn.
Trước khi sử dụng vi sinh gây màu nước để gây màu nước trong ao nuôi tôm cần kiểm tra các thông số môi trường như độ pH, độ kiềm, độ phèn, khí độc Nh3, NO2, hàm lượng oxy hòa tan trong nước cho phù hợp. Sau đây cùng Âu Mỹ AEC đi vào quy trình gây màu nước trong ao nuôi tôm:
Cách sử dụng vi sinh gây màu nước: có thể sử dụng trực tiếp hoặc nhân sinh khối vi sinh bằng cách kết hợp với mật đường, sục khí để nhân sinh khối hoặc ủ không oxy.
Cách gây màu nước bằng vi sinh gây màu nước AEC - Copefloc: Sử dụng trực tiếp: 1 gói/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày. Chạy quạt 24/24 liên tục để giúp vi sinh phân tán và màu lên nhanh.
Cách ủ yếm khí (đậy kín không oxy) công thức sau:
Cách nhân sinh khối có sục khí (có cung cấp oxy):
Hình 7: Gây màu nước bằng vi sinh AEC - Copefloc (ảnh: mô hình AEC - Copefloc 63 tại đại lý Hữu Lộc)
Sử dụng vi sinh ức chế sự phát triển của tảo, có thể sử dụng trực tiếp vi sinh 2kg AEC - Copefloc/1.000m3 vào buổi đêm lúc 21 - 22h, sử dụng 2 - 3 đêm liên tiếp đến khi màu nước ổn định (lưu ý: chạy quạt nhiều để đạt hiệu quả tối ưu). Tảo bùng phát khi hàm lượng chất hữu cơ, khoáng, dinh dưỡng, thức ăn dư thừa trong ao ở mức cao, sự cạnh tranh về dinh dưỡng giữa tảo và vi sinh làm giảm nguy cơ tảo bùng phát.
Cắt tảo bằng vi sinh cắt tảo chuyên dụng BZT 454g
Khi tảo hại xuất hiện trong ao với mật độ cao, cần tiến hành cắt tảo. Sử dụng vi sinh cắt tảo chuyên dụng BZT 454g chuyên cắt các loại tảo độc trong ao nuôi trồng thủy sản. Để cắt tảo nên cắt lúc 22h, sử dụng 1 gói BZT/1.500 - 2.000m3, kết hợp 10kg vôi nóng CaO cho 1000m3 chạy quạt liên tục và hết các giàn quạt trong ao. Mật độ tảo giảm dần sao 2 - 3 đêm liên tục sử dụng, tảo không rớt đột ngột sẽ không biến động môi trường, không làm sốc tôm. Trong quá trình cắt tảo, cần bổ sung men tiêu hóa SH Zym (15g/kg) và Supe Out (10ml/kg) ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột do ăn phải xác tảo.
Sau quá trình cắt tảo cần sử dụng vi sinh gây màu nước để ổn định và duy trì màu nước đồng thời ổn định môi trường.
Bà con xem thêm video chia sẻ về vi sinh gây màu nước
ÂU MỸ AEC
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Viết bình luận