Vi sinh là gì? Cách sử dụng vi sinh nuôi tôm đúng cách để đạt hiệu quả vượt trội

Vi sinh là gì? Cách sử dụng vi sinh nuôi tôm đúng cách để đạt hiệu quả vượt trội
Chia sẻ:

Vi sinh hay chế phẩm sinh học (Probiotic) đang là những điều mà nhiều bà con nuôi tôm rất quan tâm trong những năm gần đây.  Nó được cho là công nghệ tiên tiến sẽ giúp thay thế cho kháng sinh và những hóa chất được sử dụng trong ao, nhờ đó giúp tôm tăng trưởng nhanh, về kích cở lớn và không gây ảnh hưởng cho môi trường. Vậy vi sinh là gì? và cách sử dụng mem vi sinh hiệu quả cho ao tôm, hôm nay Âu Mỹ AEC sẽ giúp bạn hiểu rõ hết các vấn đề này qua bài viết sau đây.

1. Vi sinh là gì?

Vi sinh (hay vi sinh vật) là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật và có vai trò có lợi hoặc có hại đối với sinh vật khác hay môi trường.

Hình 1: Các vi sinh vật trong ao nuôi tôm.

2.  Men vi sinh là gì?

    a. Men vi sinh là gì?

Men vi sinh hay chế phẩm sinh học (Probiotics) được mô tả như là thành phần của một tế bào vi sinh vật mang lại tác dụng hữu ích trên vật chủ bằng cách cải thiện khả năng kháng bệnh, thúc đẩy sự tăng trưởng, sử dụng thức ăn và tình trạng sức khỏe, thông qua việc đạt được sự cân bằng vi khuẩn trong cả vật chủ và môi trường xung quanh. 

Trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học (Probiotics) bao gồm tất cả các vi sinh vật có tác dụng hữu ích trên vật chủ, và được bổ sung vào muôi trường nước, nhầm kiểm soát dịch bệnh, phân hủy chất hữu cơ, chất thải trong ao.

Hình 2: Các chủng vi khuẩn có lợi đối với tôm nuôi (ảnh: ST)

    b. Đặc điểm của men vi sinh là gì?

    + Được tao nên từ 3 thành phần chính:

- Các chủng vi khuẩn có lợi tham gia sử dụng và phân hủy các hợp chất hữu cơ như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp, Lactobacillus sp, L.acidophillus, Streptococcus sp., Sacharomyces sp…

- Các loại enzyme được vi sinh vật tiết ra xúc tác cho quá trình phân hủy chất hữu cơ: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…

- Chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu hệ vi khuẩn.

    + Về hình thức: Có dạng nước và dạng bột (hay dạng viên), bình thường dạng bột có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước.

    + Về chủng loại: Các chủng vi sinh vật được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces... thường dùng trộn vào thức ăn, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường chuyển hóa và hấp thu thức ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm. Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm.

- Nhóm các vi khuẩn có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus licheniformis, Bacillus sp... được dùng cải thiện nền đáy ao nuôi, cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại, tảo có hại từ đó làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm.

- Nhóm các vi khuẩn cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis... dùng xử lý nước ao và nền đáy. Trong đó, một số chủng vi sinh vật sẽ làm tăng hàm lượng oxy, ổn định pH, phân hủy mùn bã hữu cơ, khử phèn, diệt tảo độc.

3. Vai trò của men vi sinh trong ao nuôi tôm là gì?

Nuôi tôm với chế phẩm sinh học giúp tôm thẻ, tôm sú phát triển nhanh và hạn chế rất nhiều dịch bệnh.

    a. Với môi trường nước vai trò của men vi sinh là gì?

- Ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học giúp ổn định chất lượng nước ao nuôi: ổn định pH, ổn định màu nước, vi khuẩn có lợi phát triển ức chế vi khuẩn có hại trong ao, kích thích sự phát triển của tảo có lợi. Ổn định pH nước ao.

- Các chế phẩm sinh học giúp phân hủy chất hữu cơ trong nước và dưới đáy ao làm môi trường ao nuôi ổn định, đáy ao sạch.

- Giảm hàm lượng khí độc NH3, NO2, H2S. Một số loại vi khuẩn có khả năng giảm độ phèn trong ao nuôi.

    Hình 3: Ảnh hưởng của khí động đến ao tôm.

b. Với  sức khỏe tôm nuôi, vai trò của vi sinh là gì?

- Giúp ngăn cản sự xâm nhập và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, các ký sinh trùng ảnh hưởng đến đường ruột tôm.

- Các Probiotic giúp ổn định pH đường ruột: Các sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn như các enzyme, axit lactic, axit acetic... làm ổn định pH đường ruột, tạo môi trường không thuật lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây nên bệnh gan tụy, bệnh liên quan đến đường ruột như bệnh phân trắng, lỏng đường ruột...

- Ổn định hệ men đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa bệnh.

- Kích thích sự phát triển vi sinh vật có lợi trong ao từ đó tạo được nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, giảm thức ăn công nghiệp và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp.

4. Cách ủ men vi sinh

- Khi bà con đã hiểu rỏ hơn ”men vi sinh là gì?” và vai trò to lớn của nó thì việc ứng dụng men vi sinh vào ao nuôi đúng cách là rất quan trong. Ngoài việc phải tìm nguồn men vi sinh chất lượng thì ủ nó đúng cách nhằm tăng mật độ vi khuẩn cũng rất quan trọng để tăng hiệu quả sử dụng giúp bà con tiết kiệm chi phí.

- Ủ vi sinh giúp hoàn nguyên bào tử và làm tăng mật số lợi khuẩn, bù đắp số lượng probiotic sụt giảm (sự sụt giảm probiotic có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, lưu hành sản phẩm).

- Có 2 cách ủ men: ủ yếm khí (đậy kín) và hiếu khí (có cung cấp oxy), và nhân sinh khối có cung cấp oxy hòa tan, tùy theo nhóm vi khuẩn yếm khí hay hiếu khi mà ta tiến hành ủ.

    a. Các bước ủ men vi sinh là gì?

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: thùng chứa (xô, thùng phi), nấp đậy với ủ yếm khí, sụt khí với ủ hiếu khí, nguồn dinh dưỡng (mật đường hoăc đường cát, cám gạo),... nước sạch.
  • Bước 2: Hòa men và nguồn dinh dưỡng vào nước, liêu lượng tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Bước 3: Sụt khí nếu ủ hiếu khí, hoặc đậy kín nếu ủ yếm khí. Thời gian ủ từ vài giờ đến vài ngày, đến khí men ủ có mùi thơm chua và pH giảm pH< 4 thì men đạt chất lượng.

Video cách ủ và các sử dụng AEC-Copefloc và Zp-Us tiết kiệm và hiểu quả:

    b. Tiêu chuẩn vi sinh đạt chất lượng sau khi ủ:

Nhận biết bằng cảm quan: Men sau khi ủ có mùi thơm, chua, màu thay đổi từ màu sậm của mật đường sang màu vàng cánh dán, sụt bọt khí (sôi tim) và đặc biệt pH vi sinh thấp pH<4.

Kiểm tra trên môi trường đặt trung dành cho vi khuẩn.

Khi men ủ không đạt chât lượng sẽ có mùi thối khó chịu, hoăc phân tần các thành phần, hoặc xuất hiện sinh vật lạ. Khi đó bà con không được sử dụng.

    c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng men vi sinh là gi?

- Sử dụng men lúc nào là tốt nhất? Thời gian tốt nhất để sử dụng vào khoảng 8-10h sáng, lúc nắng ấm, trời trong và hàm lượng oxy hòa tan cao>4mg/l.

- Độ kiềm, độ mặn: độ kiềm (80-120mg/l), khi độ mặn quá cao có thể gây chết hoặc ức chế sinh trưởng của vi khuẩn.

- Tránh dùng hóa chất (Chlorine, BKC, Iodine, thuốc tím,…) khử trùng nước khi đang sử dụng men.

- Không trộn men vào thức ăn khi tôm nuôi đang điều trị bằng kháng sinh.

    d. Cách sử dụng các sản phẩm men vi sinh, chế phẩm sinh học của Âu Mỹ AEC:

Video: Tại sao vi sinh được dùng vào ban đêm?

* Nhóm men vi sinh xử lý nước:

+ Zp-Us, Bio Bacillus Men gây màu làm sạch đáy và nước ao, tác dụng giảm khí độc cho ao nuôi.

Cách ủ men vi sinh: 1 gói Zp-Us + 3kg mật đường + 40 lít nước, ủ sụt khí từ 3 - 6 giờ.

Cách sử dụng: Tạc trực tiếp xuống ao nuôi, lúc 8 giờ sáng nếu ao nuôi ít tảo (nước nhạt màu) và buổi tối lúc 23 giờ nếu ao nuôi nhiều tảo (màu nước đậm).

 + BZT: Men chuyên dùng cắt tảo,

Cách ủ: 1 gói BZT + 3kg mật đường + 40 lít nước, ủ sụt khí 6-12 tiếng.

Sử dụng buổi tối lúc 23 giờ, để giảm tảo, đặt biệt là tảo có hại như tảo giáp, tảo mắt, tảo lam.

+ AEC-CopeflocMen vi sinh cho tôm, chế phẩm sinh học đa năng, gây màu, tạo thức ăn tự nhiên copepod, trùn chỉ, ốc gạo.

Cách ủ: 1 gói AEC-Copefloc + 1 gói AEC-Bio Alga + 3kg mật đường + 40 lít nước, ủ 12-24 tiếng.

Sử dụng buổi sáng 8 giờ hoặc buổi chiều 18 giờ. AEC-Copefloc kích thích sự phát triển của hệ sinh thái trong ao bao gồm các thành phần, vi khuẩn, tảo, copepod, trùn chỉ, ốc gạo. Hệ sinh thái này phát triển là nguồn thức ăn tự nhiên trong ao tôm và ổn định môi trường ao nuôi.

+ Bacilucs Us: Chuyên xử lý  phèn, giảm độ phèn trong ao.

Cách ủ men vi sinh: 1 gói Bacilus Us + 3kg mật đường + 40 lít nước, ủ 12-24 tiếng. Sử dụng Bacilus Us buổi sáng 8 giờ, đối với ao bị nhiễm phèn sắc hay phèn nhôm.

*Nhóm men đường ruột:

+ Zym Thaid: bổ sung men vi sinh, nấm men hổ trợ tiêu hóa, nông to đường ruột, đao thải kháng sinh. Có thể sử dụng cho ăn trức tiếp hoặc ủ nhân sinh khối và tăng các Probiotic.

Cách ủ: 150g Zym Thaid + 200g đường cát + 18 lít nước. Sụt khí 2 tiếng, sau đó đậy kính. Sau 24 tiếng sử dụng trộn cho ăn thai nước trộn, phối hợp được với thảo dược, men đường ruột khác.

+ SH Zym: Men đường ruột, hổ trợ hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Sử dụng trộn trực tiếp vào thức ăn, không sử dụng cùng kháng sinh.

Nhóm vi sinh AEC sử dụng

 

Sao chép, đăng lại nội dung cần ghi rõ nguồn AuMyAEC.com

Đang xem: Vi sinh là gì? Cách sử dụng vi sinh nuôi tôm đúng cách để đạt hiệu quả vượt trội

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.