Một số nguyên nhân tôm bị bệnh cong thân
Nhiệt độ môi trường nước tăng cao, nước trong khi trời nắng nóng khiến tôm bị cong thân do sốc nhiệt độ.
Việc kiểm tra sức khỏe tôm bằng cách chày hay nhấc vó lên khỏi mặt nước hoặc dùng lưới thu tỉa tôm để chuyển sang ao khác cũng khiến cho một số tôm bị stress và dẫn đến cong thân.
Nguồn thức ăn không cung cấp đủ khoáng chất đa vi lượng (Ca, Mg và Kali …) cho tôm là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh cong thân ở tôm.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhânn khác như: pH trong ao giao động lớn hơn 0.5 trong ngày, hàm lượng oxy thấp hoặc mật độ nuôi quá cao…
Dấu hiệu tôm bị bệnh cong thân
Thân tôm bị cong, phần đuôi co rút về phía bụng, thường nằm nghiên về một bên. Trường hợp tôm bị cong thân nhẹ có thể phục hồi về trạng thái bình thường khi có điều kiện môi trường thích hợp. Tuy nhiên, khi bị cong thân nặng tôm sẽ không thể tự duỗi thẳng trở lại và thường không sống được.
Tôm bị cong thân lúc 5 ngày tuổi
Quy trình điều trị tôm bị bệnh cong thân trên ao bạt
Hình ảnh ao nuôi theo Mô hình KIN 68
Ao nuôi theo mô hình KIN 68 của Đại Lý Đông Triều ở Cái Nước - Tỉnh Cà Mau.
Kết luận và khuyến nghị
Với ao lót bạt nuôi mật độ cao, tôm mới thả không nên sử dụng nước quá trong vì có thể gây cho tôm dễ bị cong thân và sốc nhiệt. Một số vùng nuôi nước tù và lâu năm tôm rất dễ cong thân và tốc độ phát triển tôm chậm hơn so với vùng gần biển hoặc độ mặn cao, do đó không nên nuôi mật độ cao ở vùng địa lý không phù hợp như trên, đồng thời nên chọn mật độ nuôi vừa phải để giảm rủi ro và tăng lợi nhuận.
Kỹ sư
Trần Quốc Trường - Phạm Hữu Ngạng
Bộ sản phẩm sử dụng điều trị bệnh cong thân ở tôm
Viết bình luận