Bệnh đốm trắng trên tôm: Cách Nhận biết, Phòng và Ngừa hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm: Cách Nhận biết, Phòng và Ngừa hiệu quả
Chia sẻ:

1. Giới thiệu chung về bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên tôm nuôi, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ. Bệnh do virus gây ra, với tên khoa học White Spot Syndrome Virus (WSSV), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm, dẫn đến tỉ lệ chết cao và nhanh. Việc hiểu rõ về bệnh là chìa khóa giúp người nuôi tôm hạn chế rủi ro và tổn thất kinh tế.

2. Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng

Mầm bệnh có thể tồn tại trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài qua nguồn nước và các ký chủ trung gian. Bệnh thường phát triển mạnh khi giao mùa.

2.1. Môi trường nuôi tôm không đảm bảo

  • Khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, chất lượng nước kém, nhiệt độ hoặc độ mặn không ổn định, thời tiết thay đổi, tôm suy yếu là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.
  • Các yếu tố như chất lượng nước kém, pH biến động, hoặc độ mặn không phù hợp đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống chịu bệnh tật của tôm.

Đốm trắng do môi trường: Các đốm trắng trên vỏ tôm thường do nước cứng chứa nhiều Ca²⁺ và Mg²⁺, khiến tôm hấp thụ quá mức. Dù triệu chứng giống tôm bị đóng vôi, tôm vẫn khỏe mạnh nhưng khó lột vỏ hơn. Chỉ cần cải thiện môi trường nước, các đốm trắng sẽ biến mất sau khi tôm lột vỏ.

xem thêm Mùa lạnh bệnh đốm trắng trở nên nguyên hiểm hơn

2.2. Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV)

  • Virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV - White Spot Syndrome Virus) là tác nhân chính gây nên căn bệnh nguy hiểm trên tôm. Virus WSSV có acid nucleic là DNA, ký sinh trong nhân tế bào, tấn công nhiều mô khác nhau, đặc biệt là tế bào biểu mô da
  • Loại virus này xâm nhập trực tiếp vào cơ thể tôm, làm suy yếu hệ miễn dịch và nhanh chóng lan rộng, dẫn đến tỷ lệ chết rất cao chỉ trong thời gian ngắn. 
  • Đặc biệt, WSSV có thể tấn công tôm ở tất cả các giai đoạn phát triển, từ ấu trùng đến tôm trưởng thành, gây thiệt hại lớn cho người nuôi nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm bị nhiễm WSSV (trái); đốm trắng trên vỏ đầu ngực (giữa); dưới kính hiển vi điện tử WSSV có dạng hình trứng, một đầu có phần phụ giống như cái đuôi (phải) (Durand et al., 1997; Nadala et al., 1998)

Nguồn Tạp chí khoa học ĐH Cần THơ

2.3. Ký chủ trung gian: 

Cua, còng, cá, chim, cò, chó... là những ký chủ trung gian có thể mang mầm bệnh vào ao nuôi tôm. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan virus gây bệnh, gây thiệt hại lớn cho vụ nuôi. 

2.4. Sức đề kháng của tôm

  • Sức đề kháng yếu của tôm, đặc biệt trong môi trường nuôi không ổn định, là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh đốm trắng. 
  • Việc duy trì môi trường ổn định và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ là cách hiệu quả để nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh trong quá trình nuôi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm trắng trên tôm - các chấm trắng 0 - 2 mm trên tôm

Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh đốm trắng, Ảnh Thủy sản Việt Nam.

3. Triệu chứng bệnh đốm trắng

  • Dấu hiệu nhận biết: Tôm bị bệnh sẽ xuất hiện những đốm trắng trên vỏ, thường có kích thước từ 0,5-2mm.
  • Hành vi bất thường: Tôm bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao.
  • Thân tôm có màu hồng tím.
  • Tình trạng tôm chết hàng loạt: Khi phát hiện bệnh đốm trắng, tôm có thể chết rất nhanh, có thể chết 100% trong 3 – 5 ngày,  gây ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi.
 

4. Các loại tôm dễ mắc bệnh đốm trắng

  • Tôm sú và tôm thẻ: Đây là hai loại tôm phổ biến nhất và dễ bị nhiễm bệnh.
  • Mức độ ảnh hưởng khác nhau: Tôm thẻ thường bị ảnh hưởng nhẹ hơn so với tôm sú, nhưng vẫn không tránh khỏi nguy cơ lây lan virus.

5. Cách chữa bệnh đốm trắng cho tôm

  • Biện pháp điều trị: Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc trị nào hoàn toàn hiệu quả để chữa khỏi bệnh đốm trắng trên tôm.
  • Mặc dù chưa có thuốc trị bệnh đốm trắng hoàn toàn hiệu quả, nhưng bằng cách áp dụng các biện pháp phòng bệnh một cách nghiêm túc, người nuôi tôm có thể giảm thiểu đáng kể rủi ro do bệnh gây ra.

6. Phòng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi

6.1. Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi tôm

  • Loại bỏ tạp chất và mầm bệnh

    • Rút cạn nước ao, loại bỏ bùn đáy, rác thải và các tạp chất có thể chứa mầm bệnh.
    • Sử dụng vôi bột CaO rải đều đáy ao với liều lượng từ 7-10 kg/100m² để khử trùng và cải thiện pH đất.
  • Khử trùng ao nuôi

    • Sau khi dọn sạch đáy ao, sử dụng chlorine hoặc các chất khử trùng khác như formalin theo hướng dẫn kỹ thuật để tiêu diệt vi khuẩn, virus, và ký chủ trung gian.
    • Để ao phơi khô từ 10-15 ngày, giúp loại bỏ mầm bệnh còn sót lại.
  • Ngăn chặn ký chủ trung gian

    • Lắp đặt lưới quanh bờ ao để ngăn chặn cua, còng, và các loại động vật trung gian mang mầm bệnh. Không để người, động vật lội qua bể tiếp xúc với ao nuôi.
    • Kiểm tra kỹ nguồn nước cấp vào ao để tránh mang theo mầm bệnh từ bên ngoài.

Ao nuôi tôm công nghiệp có bờ ao được che chắn chống xâm nhập các động vật nháy, cò chó, ...

Ao nuôi tôm được che chắn bằng bạt, lưới, chông xâm nhập các động vật mang mầm bênh WSSV

  • Chuẩn bị nước ao

    • Lọc nước kỹ qua hệ thống lưới hoặc túi lọc để loại bỏ cặn bẩn và sinh vật có hại.
    • Bổ sung men vi sinh và các chế phẩm sinh học để cân bằng hệ vi sinh trong ao.
  • Ổn định môi trường ao nuôi

    • Đảm bảo các chỉ số như pH (7.5-8.5), độ kiềm (80-120 mg/L), và độ mặn ổn định trước khi thả tôm.
    • Cấp nước từ từ vào ao 2-3 tuần trước khi thả nuôi, giúp hệ sinh thái ao phát triển ổn định.
  • Thả giống chất lượng và kiểm soát mật độ nuôi

    • Chọn tôm giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
    • Thả với mật độ phù hợp để tránh ô nhiễm môi trường và giảm nguy cơ bùng phát bệnh.

6.2. Kiểm soát môi trường nuôi

  • Duy trì chất lượng nước, oxy hòa tan, độ pH và độ mặn ổn định trong suốt quá trình nuôi tôm.
  • Duy trì chất lượng nước, oxy hòa tan, độ pH và độ mặn ổn định là yếu tố quan trọng hàng đầu trong nuôi tôm. Môi trường nuôi ổn định không chỉ giúp tôm khỏe mạnh, tăng trưởng tốt mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

6.3. Tăng sức đề kháng cho tôm

  • Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng và sử dụng men vi sinh hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Để tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, người nuôi nên bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng và sử dụng men vi sinh. Các chế phẩm này giúp tôm hấp thu tốt, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.

6.4. Tạm ngắt vụ, cho ao nghỉ:

  •  Sau khi phát hiện bệnh, cần diệt khuẩn, rút hết nước và để ao nghỉ vài tháng trước khi tái thả nuôi.
  • Thời gian nghỉ sẽ giúp tăng khả năng loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, phục hồi môi trường ao nuôi, đảm bảo vụ nuôi tiếp theo thành công.

6.5. Thuốc và chế phẩm sinh học

  • Sử dụng thuốc trị bệnh đốm trắng kết hợp với men vi sinh để cải thiện sức đề kháng, cân bằng hệ vi sinh vật trong ao nuôi, phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng khí độc, cung cấp thêm oxy cho tôm.
Sử dụng chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật giúp tăng sức đề kháng và phòng bệnh do WSSV

7. Các dịch vụ và sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đốm trắng

  • Dịch vụ kiểm tra chất lượng nước và tôm bệnh: Phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
  • Sản phẩm hỗ trợ: Thuốc trị bệnh, thiết bị lọc nước ao tôm, và các chế phẩm vi sinh giúp duy trì môi trường nuôi khỏe mạnh.
  • Các loại chế phẩm:
    • Vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ: Giúp làm sạch đáy ao, giảm ô nhiễm môi trường.
    • Vi sinh vật cố định đạm: Cung cấp nguồn dinh dưỡng bổ sung cho tôm.
    • Vi sinh vật ức chế vi khuẩn gây bệnh: Cạnh tranh dinh dưỡng và tạo ra các chất kháng sinh tự nhiên.

 

8. Tóm lại

  • Bệnh đốm trắng là thách thức lớn đối với người nuôi tôm, gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ đàn tôm.
  • Để giảm thiểu rủi ro, người nuôi cần chú trọng kiểm soát môi trường ao nuôi, bao gồm chất lượng nước, pH, độ mặn, và các yếu tố ngoại cảnh khác
  • Tăng sức đề kháng cho tôm bằng thức ăn chất lượng, sử dụng men vi sinh và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung khác.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ như thuốc trị bệnh, chế phẩm sinh học kết hợp theo dõi chặt chẽ sẽ giúp ngăn chặn và hạn chế tác động của bệnh đốm trắng trên tôm.
 

TƯ VẤN SẢN PHẨM VÀ GIẢI PHÁP NUÔI TÔM

Công ty Âu Mỹ AEC

Hotline: 0855 678 679

Web: AuMyAEC.com

 

Chia sẻ thông tin image.jpg

Hãy chia sẻ trang này bằng biểu tượng chia sẻ (dưới ảnh bìa đầu trang bên trên) để nhiều bà con có thể cập nhật thông tin hơn!

Chia sẻ thông tin image.jpg

Quan tâm Official Account Âu Mỹ trên Zalo bên dưới để dễ dàng nhận tin từ Âu Mỹ AEC.

Đang xem: Bệnh đốm trắng trên tôm: Cách Nhận biết, Phòng và Ngừa hiệu quả

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.