Bệnh EHP làm TÔM CHẬM LỚN - Đã có giải pháp trị dứt điểm bằng thảo dược

Bệnh EHP làm TÔM CHẬM LỚN - Đã có giải pháp trị dứt điểm bằng thảo dược
Chia sẻ:

Ký sinh trùng EHP trên tôm chỉ tồn tại khi ký sinh trên một số sinh vật trong ao nuôi và chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể tôm khi tôm bị stress, giảm sức đề kháng do môi trường nước thay đổi đột ngột vì biến động thời tiết. Chúng thường ký sinh trong hệ thống cơ quan gan và tụy của tôm, ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm không tăng trọng tốt theo đúng độ tuổi.

Hiện tại, công ty Âu Mỹ-AEC đã ứng dụng thành công sản phẩm thảo dược phòng trị ehp TTC F100 cũng như quy trình phòng ngừa và điều trị dứt điểm bệnh EHP trên tôm, giúp bà con chấm dứt nỗi lo về tôm chậm lớn và thiệt hại kinh tế do bệnh EHP trên tôm gây ra.

EHP là gì?

Bệnh EHP trên tôm là một bệnh trên tôm do ký sinh trùng gây ra. Ký sinh trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) tấn công các tế bào gan của tôm, gây ra viêm và làm giảm chức năng gan. Tôm bị nhiễm bệnh EHP thường có triệu chứng như tôm chậm lớn, tôm có màu trắng hoặc xám và gan bị phình to. Bệnh này có thể lây lan nhanh trong hệ thống nuôi tôm, do đó các biện pháp phòng và điều trị cần được thực hiện kịp thời để giảm thiểu tổn thất nhất cho vụ nuôi.

EHP lây lan trên diện rộng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng do ký sinh trùng Enterrocytozoon hepatopenaei (EHP) trên tôm đang tăng nhanh ở hầu hết các vùng nuôi tôm trên khắp Đồng Bằng Sông Cửu Long: Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang… và một số tỉnh khác trong cả nước. Mặc dù bệnh EHP trên tôm không gây chết tôm hàng loạt nhưng thiệt hại về kinh tế do EHP gây ra là rất to lớn cho người nuôi vì bệnh ký sinh trùng EHP làm tôm giảm hấp thụ dinh dưỡng và chậm lớn. Điều đó  gây giảm lợi nhuận khi thu hoạch tôm sớm hơn mong đợi và tăng chi phí lên rất nhiều khi kéo dài vụ nuôi.

Sản phẩm thảo dược phòng trị ehp TTC F100 được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như tỏi, hành, trà và một số hợp thiên nhiên chất khác. Với thành phần  có chứa polyphenol,  TTC F100 có khả năng làm tê liệt trứng ký sinh trùng EHP, gây ức chế khiến EHP không thể sinh sản, không thể bám  trên thân tôm hay ký sinh trên đường ruột và gan tụy của tôm. Khi trứng EHP không thể bám trên vật chủ như tôm, chúng sẽ rơi ra môi trường nước tự thối và chết. Việc tạt  hay trộn cho ăn sản phẩm TTC F100 cũng sẽ giúp đào thải mầm trứng EHP trong đường ruột  và làm cho EHP bị tê liệt, không thể ký sinh gây hại cho tôm  lại nên chống việc tái nhiễm sau điều trị. Sản phẩm TTC F100 là giải pháp phòng và điều trị bệnh EHP trên tôm thân thiện với môi trường, giúp tăng sức đề kháng và không gây sốc cho tôm.

Tôm bị bệnh EHP

Hình ảnh tôm bị bệnh EHP

Nguyên nhân tôm bị nhiễm EHP

Tôm bị nhiễm EHP từ môi trường ao nuôi

  • Tôm giống bị nhiễm bệnh ehp trên tôm bố mẹ có mang ký sinh trùng EHP.

  • Đúng, tôm bị nhiễm bệnh EHP thông thường là do bị lây nhiễm từ môi trường ao nuôi. Ký sinh trùng EHP có thể tồn tại trong nước ao nuôi và phát triển trên các tế bào còn sống của tôm. Nó có thể lây lan qua các tế bào tôm chết hoặc qua các loài động vật sống trong ao nuôi, như tôm non hoặc cá.

  • Tôm bị ký sinh trùng EHP ký sinh trên vỏ tôm (đặc biệt sau khi tôm lột xác) và xâm nhập vào cơ thể tôm, ký sinh trên gan tụy gây bệnh cho tôm.

Tôm bị nhiễm EHP từ bên ngoài

  • Thông thường, tôm bị nhiễm bệnh EHP từ môi trường ao nuôi hoặc từ các nguồn lây nhiễm khác trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh EHP trên tôm cũng có thể được lây nhiễm vào ao nuôi từ bên ngoài.
  • Các nguồn lây nhiễm bên ngoài bao gồm nước ngầm, nước thải và các nguồn nước bị ô nhiễm khác. Khi nước được sử dụng để làm đầy ao nuôi chứa ký sinh trùng EHP, chúng có thể xâm nhập vào hệ thống ao nuôi và lây nhiễm cho tôm.
  • Ngoài ra, việc sử dụng các loại thức ăn chứa ký sinh trùng EHP hoặc các loại động vật sống trong ao nuôi bị nhiễm bệnh cũng có thể là nguồn lây nhiễm bên ngoài.
  • Do đó, để phòng ngừa và kiểm soát bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng, việc sử dụng nước và thức ăn sạch, vệ sinh ao nuôi định kỳ và kiểm soát các nguồn lây nhiễm bên ngoài là rất quan trọng.

Cách nhận biết và dấu hiệu bệnh EHP trên tôm

Nhận biết tôm bị EHP bằng kinh nghiệm

  • Sau 20-30 ngày tuổi, quan sát thấy tôm rất chậm lớn, kích cỡ tôm không đồng đều.

  • Tôm có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn, rỗng ruột, phân đứt khúc, đốt  ruột cuối bị trống, đường ruột bị cong, bị đục cơ, có nhiều đốm trắng đục trên cơ thể tôm. Tôm có hiện tượng ruột xoắn như lò xo (một vài con), ruột tôm không chặt chẽ.

  • Sau 20-30 ngày tuổi, quan sát thấy tôm rất chậm lớn, kích cỡ tôm không đồng đều.

  • Tôm có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn, rỗng ruột, phân đứt khúc, đốt  ruột cuối bị trống, đường ruột bị cong, bị đục cơ, có nhiều đốm trắng đục trên cơ thể tôm. Tôm có hiện tượng ruột xoắn như lò xo (một vài con), ruột tôm không chặt chẽ.

  • Sau khi tôm đạt trọng lượng 3-4 g/con (size trên 200 con/kg), tôm chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn cho đến 90 ngày tuổi.

Cách nhận biết ehp trên tôm

Hình ảnh tôm EHP bị phân trắng, tăng trưởng  không đồng đều.

Hình ảnh tôm bị EHP,  đường ruột không đầy và phân bị đứt khúc và cong

Hình ảnh tôm bị EHP,  đường ruột không đầy và phân bị đứt khúc và cong

Nhận biết bệnh EHP trên tôm bằng xét nghiệm PCR

PCR là viết tắt của Polymerase Chain Reaction, là một phương pháp sinh học phân tử được sử dụng để sao chép và nhân bản đoạn gen cụ thể của một loại vi khuẩn hoặc virus. Với EHP, PCR được sử dụng để nhận biết các đoạn gen của ký sinh trùng bệnh EHP trên tôm.

Xét nghiệm PCR là phương pháp nhận biết bệnh EHP trên tôm rất chính xác và độ nhạy cao, giúp đưa ra kết quả nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp người nuôi tôm có kế hoạch kiểm soát và xử lý bệnh EHP trên tôm hiệu quả hơn.

Tôm bị bệnh EHP đường ruột

Hình ảnh tôm bị EHP, đường ruột bị lò xo

Dấu hiệu tôm bị EHP

Hình ảnh bệnh ehp trên tôm, tôm bị EHP chậm lớn, ốp thân, màu sắc nhợt nhạt

Phòng trị EHP trên tôm

Cách phòng tôm bị nhiễm EHP:

  • Chọn tôm giống chất lượng, sạch bệnh và nên chạy PCR tôm post để đảm bảo giống không nhiễm ký sinh trùng EHP.
  • Cải tạo ao nuôi ban đầu thật kỹ trước khi thả tôm, nên bón vôi CaO để diệt mầm bệnh EHP trên tôm.
  • Ban đầu, khi lấy nước vào ao đầy, sử dụng TTC F200 để diệt và ngừa ký sinh trùng EHP.
  • Nên sử dụng sản phẩm TTC F100 để ngừa bệnh EHP khi tôm ăn được thức ăn. Đối với ao nuôi thay nước liên tục hoặc sau khi điều trị bệnh EHP trên tôm nên cho ăn TTC F100 mỗi ngày một cử 10ml/kg thức ăn vào buổi sáng trong suốt quá trình nuôi cho đến trước thu hoạch 15 ngày.
  • Đối với ao nuôi không thay nước thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh EHP trên tôm bằng cách sử dụng  TTC F 100  2 ngày liên tục với liều 10ml/kg thức ăn, 2 cử vào buổi sáng và chiều, định kỳ 5 ngày/lần.

Quy trình điều trị EHP trên tôm

  • Khi phát hiện tôm có bệnh EHP, tăng liều dinh dưỡng lên gấp 3 lần  so với bình thường và tạt khoáng vi lượng cao cấp để giúp tôm hấp thụ khoáng chất từ môi trường nước.

  • Lưu ý trong quá trình điều trị 2-3 ngày đầu tiên, không nên dùng khoáng kích lột để hạn chế việc tôm lột ăn lẫn nhau gây tái nhiễm bệnh khiến cách trị tôm bị ehp kéo dài. Ngoài ra,  việc tôm lột trong thời gian bệnh EHP dễ gây ra hiện tượng tôm bị rớt rải rác do tôm chưa đủ sức để phục hồi.
  • Nên kết hợp trộn cho ăn và tạt xử lý sản phẩm thảo dược phòng trị ehp TTC F100  để tăng hiệu quả điều trị.
  • Chuyển hết tôm sang ao khác, cải tạo ao tôm bị bệnh EHP  thật kỹ và có thể chuyển tôm lại ao cũ sau khi đã xử lý sạch mầm bệnh.
  • Đối với ao đất/ao lót bạt bờ nên lắp hố xi phông, hút sạch cặn để chống tái nhiễm bệnh EHP trên tôm và giúp quá trình, cách trị tôm bị EHP dễ dàng hơn.
  • Do tác hại lớn của bệnh EHP trên tôm nên khuyến cáo hộ nuôi chủ động test EHP khi tôm được 30 ngày tuổi và 60 ngày tuổi hoặc khi thấy dấu hiệu nghi ngờ tôm bị bệnh EHP thì đi test liền, nên chạy PCR để có kết quả chính xác nhất.

Trường hợp trị bệnh EHP trên tôm thực tế tại farm

Lịch dùng thuốc trộn cho tôm ăn trong điều trị EHP

  • Liều dùng cho ao 3.000 m3 nước.
  • Ao 1: ăn 32kg thức ăn/ngày, ăn ngày 4 cữ, size tôm 118 con/kg
  • Ao 2: ăn 23kg thức ăn/ngày, ăn ngày 4 cữ, size tôm 110 con/kg

Bảng thuốc và liều dùng trộn cho ăn trong điều trị EHP cho ao nuôi 3.000m3 nước

Bảng thuốc và liều dùng trộn cho ăn trong điều trị bệnh EHP trên tôm cho ao nuôi 3.000m3 nước

Lịch dùng thuốc tạt xử lý trong điều trị EHP:

  • Liều dùng cho ao 3.000 m3 nước.
  • Ao 1: ăn 32kg thức ăn/ngày, ăn ngày 4 cữ, size tôm 118 con/kg
  • Ao 2: ăn 23kg thức ăn/ngày, ăn ngày 4 cữ, size tôm 110 con/kg

Bảng thuốc xử lý và liều dùng trong điều trị EHP cho ao nuôi 3.000m3 nước.

Bảng thuốc xử lý và liều dùng trong điều trị bệnh EHP trên tôm cho ao nuôi 3.000m3 nước.

* Kết quả điều trị thực tế 02 ao nuôi bị bệnh EHP trên tôm tại Cà Mau như sau:

- Thông tin hộ nuôi: 02 ao nuôi không lót bạt của anh Thống, địa chỉ ở ấp Thị Tường C, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

- Khi phát hiện tôm chậm lớn, lấy mẫu test kiểm tra phát hiện bệnh EHP trên tôm dương tính cả 2 ao, thời gian nuôi 85 ngày:

  • Ao 1: ăn 32kg thức ăn/ngày, ăn ngày 4 cữ, size tôm 118 con/kg
  • Ao 2: ăn 23kg thức ăn/ngày, ăn ngày 4 cữ, size tôm 110 con/kg

Số liệu kết quả sau khi điều trị kết như sau:

Bảng chỉ tiêu đánh giá đạt được sau khi điều trị thành công bệnh EHP trên tôm

Bảng chỉ tiêu đánh giá đạt được sau khi điều trị thành công bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng.

 

BỘ SẢN PHẨM PHÒNG - ĐIỀU TRỊ EHP

Phụ lục kết quả xét nghiệm và điều trị bệnh EHP trên tôm

Kết quả xét nghiệm PCR trên mẫu tôm ao 1 ngày 20/01/2021 cho kết quả tôm bị EHP

Kết quả xét nghiệm PCR trên mẫu tôm ao 1 ngày 20/01/2021 cho kết quả tôm bị EHP

Kết quả xét nghiệm PCR trên mẫu tôm ao 2  ngày 23/01/2021 cho kết quả tôm bị EHP

Kết quả xét nghiệm PCR trên mẫu tôm ao 2  ngày 23/01/2021 cho kết quả tôm bị EHP

Kết quả xét nghiệm PCR trên mẫu tôm ao 1 và ao 2 ngày 29/01/2021 cho kết quả tôm ao 2 khỏi bệnh EHP

Kết quả xét nghiệm PCR trên mẫu tôm ao 1 và ao 2 ngày 29/01/2021 cho kết quả tôm ao 2 khỏi bệnh EHP

Kết quả xét nghiệm PCR trên mẫu tôm ao 1 và ao 2 ngày  3/2/2021 cho kết quả tôm cả 2 ao đều khỏi bệnh EHP

Kết quả xét nghiệm PCR trên mẫu tôm ao 1 và ao 2 ngày  3/2/2021 cho kết quả tôm cả 2 ao đều khỏi bệnh EHP trên tôm

Công ty CP TMDV và Đầu tư Âu-Mỹ

Kỹ sư Trần Quốc Trường

Sao chép, đăng lại nội dung cần ghi rõ nguồn AuMyAEC.com

Tìm hiểu thêm về vấn đề ký sinh trùng và bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng, bà con có thể tham khảo video chia sẻ của Thạc sỹ Lê Trung Thực sau đây:

 

Đang xem: Bệnh EHP làm TÔM CHẬM LỚN - Đã có giải pháp trị dứt điểm bằng thảo dược

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.