TÔM BỆNH ĐỐM ĐEN MÙA MƯA & CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ CHO AO NUÔI

TÔM BỆNH ĐỐM ĐEN MÙA MƯA & CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ CHO AO NUÔI
Chia sẻ:

Thời điểm giao mùa, đặt biệt là mùa mưa, bệnh đốm đen bùng phát rất mạnh tại các vùng nuôi tôm có độ mặn thấp. Tôm bị đốm đen không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây chết đến 90% làm thiệt hại lớn cho bà con nuôi tôm. Dưới đây Cty Âu Mỹ AEC thông tin đến bà con về bệnh đốm đen trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng.
 

Bệnh đốm đen trên tôm

Hình 1: Bệnh đốm đen trên tôm

 

Bệnh đốm đen trên tôm là gì?

Tôm bị đốm đen sẽ xuất hiện nhiều đốm nhỏ li ti màu đen trên cơ thể và phụ bộ của tôm hoặc tạo thành từng đốm lớn tối màu hoặc có màu đen, đuôi tôm mỏng và bị ăn mòn, phụ bộ bị tổn thương, râu cụt.

 

Nguyên nhân gây bệnh đốm đen trên tôm?

Bệnh đốm đen trên tôm thường xuất hiện trên tôm nuôi giai đoạn tôm từ 20 ngày đến khi thu hoạch bởi các tác nhân:

  • Tác nhân chính gây ra bệnh đốm đen là vi khuẩn Vibrio harveyi trong ao phát triển quá mức sẽ  ăn mòn lớp vỏ chitin, quá trình melanin hóa làm lành vết thương sẽ để lại những đốm đen trên cơ thể tôm. Ngoài ra, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cũng được xác định là tác nhân tôm bị nhiễm bệnh đốm đen.

Mật độ khuẩn Vibrio cao
Hình 2: Mật độ khuẩn Vibrio cao trên đĩa thạch TCBS.

  • Nấm, virus, động vật nguyên sinh cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vỏ tôm, nấm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mang và vỏ tôm gây những đốm đen trên vỏ, động vật nguyên sinh ký sinh lên cơ thể tôm cũng gây tổn thương và hình thành các đốm đen, ký sinh lên mang tôm gây đen mang ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.
  •  Điều kiện bùng phát bệnh đốm đen trong ao nuôi:

-  Nền đáy ao bị ô nhiễm, giàu chất hữu cơ, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Ao nuôi với hàm lượng chất hữu cơ cao

Hình 3: Ao nuôi với hàm lượng chất hữu cơ cao, tạo thành bọt đen khó tan

- Giai đoạn thời tiết chuyển mùa, mưa liên tục 4-5 ngày hay nắng nóng kéo dài làm nhiệt độ nước tăng cao (>29 độ C) dễ làm stress tôm nên tôm dễ bị tấn công bởi vi khuẩn hại.

- Ao nuôi có độ mặn thấp (dưới 10 ppt): Ở các ao nuôi độ mặn thấp chưa đảm đầy đủ khoáng chất trong nước, khoáng canxi, magie trong ao thấp chưa đáp ứng đủ cho quá trình làm vỏ, tôm yếu dễ vi khuẩn gây hại.
Hình 4: Tôm lột không cứng vỏ (tôm lột nhuốc).

-    Với ao nuôi mật độ cao
-    Độ kiềm thấp (<100mg CaCO3/L). Tôm lột xác chậm cứng vỏ.
-    Khí độc NH3, NO2, H2S cao, oxy hòa tan thấp (>5mg/L).

Kiểm tra khí độc NH3, No2
Hình 5: Kiểm tra khí độc NH3 (trái), NO2 (phải) ở mức cao.

 

Cách phòng bệnh đốm đen trên tôm hiệu quả trong vụ nuôi

Dựa vào các nguyên nhân làm tôm bị đốm đen là do vi khuẩn mật độ cao và sự chuyển biến xấu của thời tiết và môi trường ao nuôi, Âu Mỹ AEC đề xuất các phương án phòng bệnh đốm đen trên tôm sau:

  • Cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng nền đáy ao, kiểm soát vi khuẩn từ trước khi thả giống.
  • Mật độ thả phù hợp với cơ sở hạ tầng ao nuôi, nhằm đảm bảo đủ oxy trong suốt vụ nuôi, mặc khác tôm không gây tổn thương lẫn nhau.
  • Lắp đặt hệ thống xiphong và hút xiphong hằng ngày loại bỏ chất hữu cơ và thức ăn dư thừa trong suốt vụ nuôi.
  • Sử dụng vi sinh: nhân sinh khối gồm: AEC-Copefloc và Zp-Us hàng đêm, quá trình ổn định pH, tăng mật độ vi sinh có lợi trong ao nuôi, giữ môi trường ít biến động giúp tăng sức đề kháng cho tôm.
  • Định kỳ kiểm tra mật độ khuẩn và kiểm soát mật độ khuẩn gây hại bằng cách  diệt khuẩn định kỳ, nên thường xuyên đổi các dòng diệt khuẩn khác nhau: Iodine 90, BKC 80, Nano 79, DM 1000..
  • Đảm bảo cung cấp đủ oxy và bổ sung đầy đủ khoáng chất cho ao nuôi.
  • Có biện pháp xử lý khi thời tiết bất thường, hay môi trường bất lợi như: nắng nóng cần bổ sung Vitamin C, trời mưa cần bổ sung vôi để cân bằng hệ đệm, khí độc cao cần đảm bảo oxy tầng đáy hạn chế thiếu oxy cục bộ làm stress tôm….
  • Cho ăn phù hợp với nhu cầu của tôm, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn trong nhá tránh dư thừa làm dơ nước tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại.

Theo dõi sức khỏe bây tôm nuôi để kịp thời phát hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh đốm đen: thường xuyên kiểm tra tôm trong nhá, kiểm tra tôm ở góc ao, định kỳ kiểm tra tôm tại các phòng Lab….

 

Diễn biến khi tôm bị đốm đen

  • Giai đoạn trước khi nhiễm bệnh đốm đen: tôm có vỏ mỏng, mềm vỏ, chậm lột vỏ, tôm có dấu hiệu ăn chậm hay giảm ăn, khi kiểm tra môi trường thấy khí độc NH3, NO2, H2S cao, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp, hàm lượng khoáng Ca, Mg ở mức thấp. Khi điều kiện môi trường trở nên xấu đi là điều kiện bùng phát bệnh trên tôm nói chung và bệnh đốm đen nói riêng.

Trên cơ thể tôm có các đốm tối màu
Hình 6: Trên cơ thể tôm có các đốm tối màu

  • Giai đoạn nhiễm bệnh đốm đen nhẹ: vi khuẩn phát triển mạnh và bắt đầu tấn công vỏ tôm, ăn mòn vỏ tôm và các phụ bộ tôm: tôm bị mòn râu, cụt đuôi, vỏ tôm có nhiều chấm vàng li ti. Tôm có thể bị trắng lưng, lột không hoàn toàn (đính chân, dính đuôi) và chết rải rác.

Đốm đen xuất hiện rải rác trên cơ thể tôm

Hình 7: Đốm đen xuất hiện rải rác trên cơ thể tôm

  • Giai đoạn tôm bị bệnh đốm đen nặng: tôm chết hàng loạt, xuất hiện các đốm đen rõ rệt trên thân, nếu bệnh nặng có thể ăn mòn đến cơ thịt của tôm. Tôm bỏ ăn, trống đường ruột, tôm bơi lờ đờ, gan tụy nhạt màu, ốp thân. Giai đoạn bệnh năng tôm lột liên tục, tôm không đủ năng lượng hay tôm bị tổn thương đến cơ thịt không thể bung khỏi lớp vỏ cũ, làm tôm chết hàng loạt.

Tôm bị bệnh đốm đen

Hình 8: Tôm bị bệnh đốm đen mức độ nặng

 

Cách trị bệnh đốm đen nhanh chóng và hiệu quả

Tôm bị bệnh đốm đen mức độ nặng
Hình: Tôm bị đốm đen, mòn đuôi, mòn râu, nòn chủy

Bệnh đốm đen thường lây lan rất nhanh nếu môi trường ao nuôi ô nhiễm nặng, nồng độ oxy hòa tan thấp (< 4 ppm), khí độc NH3, NO2, H2S ở mức cao, mật độ khuẩn Vibrio cao (> 10^5 cfu/ml). Khi phát hiện tôm có dấu hiệu bị đốm đen bà con cần đánh giá mức độ nhiễm bệnh, tình trạng môi trường ao nuôi và bà con tiến hành xử lý như sau:

 

Phương pháp xử lý môi trường hiệu quả khi tôm bị đốm đen:

Bước 1: Tăng cường oxy trong ao bằng cách chạy quạt mạnh, hay bổ sung Oxy gen (oxy viên) vào ao nuôi, bổ sung vitamin C vào ao nuôi giảm stress cho tôm.

Bước 2: Giảm cho ăn từ 10 – 30% lượng thức ăn thường ngày.

  • Diệt khuẩn: Tạt diệt khuẩn Iodine 90 (1L/1000m3) và 30kg muối hạt vào buổi tối (8-10h tối). Diệt khuẩn liên tục 2 - 3 đêm tùy vào mức độ nhiễm bệnh của bầy tôm. Quá trình diệt khuẩn cần bổ sung Pro Enzyme để phân hủy chất hữu cơ.
  • Tạc khoáng AEC-Fast Weight (10kg) + vôi CaCO3 (30kg) + vôi CaO (10kg) cho 1000m3 nước vào ban đêm. Tạc liên tục 2 - 3 đêm. Giúp tôm có đủ khoáng để lột bỏ lớp vỏ củ và hình thành lớp vỏ mới nhanh chóng, đây cũng là quá trình giúp tôm nuôi hồi phục và loại bỏ đốm đen trên cơ thể.

Trị hết bệnh đóm đen trên tôm
Hình 10: Tôm đã loại bỏ lớp vỏ củ bị đốm đen, vỏ tôm mới bóng đẹp

Bước 3: sau 24 - 36 tiếng ngưng sử dụng diệt khuẩn, bổ sung men Zp-Us (1gói/1000m3) cung cấp hệ vi sinh có lợi cho ao nuôi. 

Lưu ý: quá trình điều trị bệnh đốm đen, bà con có thể thay 10 - 20% nước để trung hòa bớt khí độc và giảm bớt chất hữu cơ trong nước. Tuy nhiên, sau khi thay nước sẽ kích thích sự lột xác của tôm, bà con tuyệt đối không đánh khoáng kích lột thay vào đó sử dụng khoáng AEC-Fast Weight (10kg/1000m3) và vôi CaCO3 (30kg) và vôi CaO (10kg) để tôm cứng vỏ nhanh chóng, tôm giảm tỷ lệ chết của tôm.

 

Phương pháp xử lý đối với tôm nuôi đang bị bệnh đốm đen:

  • Quá trình điều trị bệnh đốm đen cần quản lý cho ăn thức ăn đủ hoặc thiếu so với nhu cầu thức ăn của tôm. Chú trọng bổ sung khoáng và men đường ruột SH Zym để tôm hấp thụ khoáng chất, đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình lột và làm vỏ của tôm .
  • Duy trì bổ sung khoáng dinh dưỡng AEC 9000 và Vitamin tổng hợp để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

 

Kết Luận

Từ các thông tin kỹ thuật về bệnh đốm đen, bà con nuôi tôm cần có biện pháp ngừa và kiểm soát để tránh bệnh đốm đen nhằm tránh bị thiệt hại khi bệnh đốm đen bùng phát trong ao nuôi của bà con.

 

Tư vấn sản phẩm và giải pháp 

Công ty Âu Mỹ AEC

ĐC: 408 Đường 7A, Bình Tân, HCM

Hotline: 0855 678 679

Web: AuMyAEC.com

 

Chia sẻ thông tin image.jpg

Hãy chia sẻ trang này bằng biểu tượng chia sẻ (dưới ảnh bìa đầu trang bên trên) để nhiều bà con có thể cập nhật thông tin hơn!

Chia sẻ thông tin image.jpg

Quan tâm Official Account Âu Mỹ trên Zalo ngay bên dưới để dễ dàng nhận tin từ Âu Mỹ AEC.

 

 

Đang xem: TÔM BỆNH ĐỐM ĐEN MÙA MƯA & CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ CHO AO NUÔI

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.