Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi các bệnh về gan tụy phổ biến hiện nay như: hiện tượng tôm bị sưng gan, teo gan, màu sắc gan tôm bất thường (vàng gan, đen gan).... đây có thể là biểu hiện của EMS giai đoạn đầu. Người nuôi cần nắm bắt những thay đổi bất thường của gan tôm để sớm có giải pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Hình 1: Tôm 18 ngày tuổi gan to nâu đen (ảnh: Farm Ngọc Trinh - Trà Vinh)
Cấu trúc gan tụy tôm
Cấu trúc gan tụy, còn được gọi là tuyến ruột giữa, nằm phần sau của ngực và ở phần bụng trước tim, có màu nâu vàng, theo cặp. Gan tụy của tôm nằm ở phần sau của ngực, xung quanh phần trước của dạ dày môn vị và sau là đường ruột. Một cặp ống gan đang đi vào đường tiêu hóa thông qua phía bụng của ngã ba môn vị và dạ dày giữa.
Cấu tạo gan tụy của tôm được cấu tạo từ nhiều ống nhỏ, bịt kín một đầu, đầu kia thông với nhau. Tế bào biểu mô ống gan tụy bao gồm:
- Tế bào B với chức năng tiết dịch tiêu hóa.
- Tế bào R giữ chức năng dự trữ.
- Tế bào F, tạo khung lớp biểu mô.
- Tế bào E là tế bào mầm ở đầu ống gan tụy, tế bào E phân chia một cách mãnh liệt, phát triển để thay thế các tế bào B, R và F khi bị thoái hóa. Nên tế bào gan tụy là những tế bào có khả năng tự tái tạo.
- Tế bào M là tế bào cơ trơn giúp co bóp.
Tất cả các tế bào đều có những chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, sự liên kết giữa chúng còn khá lỏng lẻo nên dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu từ bên ngoài.
Chức năng của gan tụy tôm
Gan tụy có chức năng quan trọng, tuy nhiên do cấu trúc chưa hoàn chỉnh, còn lỏng lẻo nên là cơ quan rất nhạy cảm và rất dễ nhiễm bệnh. Các chức năng của gan tụy tôm.
Tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng:
Gan tụy tôm là nơi tổng hợp và tiết ra các Enzym tiêu hóa, thức ăn vào cơ thể tôm được tiếp nhận các Enzyme từ gan tụy tôm sau khi vào cơ thể, thức ăn được phân cắt thành các dạng acid amin dễ hấp thụ nhờ các enzyme và tiếp tục đến các cơ quan tiêu hóa khác.
Lưu trữ và cung cấp năng lượng:
Hầu hết các chất dinh dưỡng được đường ruột hấp thụ sẽ được chuyển hóa và lưu trữ tại gan tụy. Các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành năng lượng và các chất cần thiết cung cấp cho các cơ quan khác, còn lại sẽ được dự trữ và cung cấp cho tôm khi có thức ăn hay không có thức ăn.
Chức năng giải độc của gan tụy
Có vai trò đặt biệt quan trọng trong quá trình loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể tôm như: chất thải chưa được tiêu hóa, chất phụ gia trong thức ăn, các chất độc từ môi trường và các chất thải khác. Vì thế, cơ thể tôm luôn trong trạng thái được đào thải sạch và khỏe mạnh. Để tăng sức đề kháng, stress trên tôm hạn chế sự tác động từ các yếu tố từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
Ổn định pH đường ruột:
- Gan tụy cũng đóng vai trò điều chỉnh độ axit trong hệ tiêu hóa của tôm, tạo môi trường có pH phù hợp cho các enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Ổn định pH tại đường ruột giúp quá trình phân giải và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn trong các giai đoạn khác nhau của quá trình tiêu hóa được tốt hơn.
- Ngoài ra, pH đường ruột ổn định tạo môi trường cho vi khuẩn có lợi phát triển lấn át sự phát triển của vi khuẩn hại.
Hình 2: Gan tôm luôn duy trì đen nâu và khỏe trên ao bạt (ảnh: Farm Đông Triều - Cà Mau)
Dấu hiệu cho thấy gan tôm không khỏe
Gan tôm khỏe:
- Màu gan tôm đẹp: Gan tôm có màu nâu vàng hoặc nâu đen.
- Mùi: Có mùi tanh đặc trưng.
- Có màng bao gan có màu vàng nhạt.
- Kích thước bình thường: rộng tới hai mép mang, dài ngang với cổ giáp, rõ ràng.
- Dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen.
- Soi tươi trên kính: Ống gan dài đều, giọt dầu lipid đầy ống.
Hình 3: Màu gan tôm đẹp : Gan đen nâu và khỏe trên ao đất (ảnh: Farm anh Nghị - Cà Mau)
Gan tôm không khỏe
Tôm bị sưng gan (gan đỏ): chức năng gan tôm quá tải hoặc có vi khuẩn, viêm, hệ miễn dịch suy giảm.
Hình 4: Hình ảnh gan tôm bị bệnh: Gan tôm ửng đỏ, tế bào gan tụy vỡ và chảy dịch (ảnh: Farm anh Phong - Cà Mau).
Gan vàng: tiêu hoá bất thường, chuyển hoá không đầy đủ các dinh dưỡng.
Hình 5: Tôm bị vàng gan (ảnh: Farm Đông Triều - Cà Mau)
Gan trắng: gan bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố, rối loạn chuyển hoá năng lượng.
Hình 6: Tôm bị trắng gan, mất gan tại (ảnh: Farm anh Dững - Kiên Giang)
Gan đen: dư lượng thuốc hoặc mất đi các tế bào giải độc gan.
Hình 7: Gan tôm sậm đen hơn bình thường (ảnh: Farm anh Thanh - Cà Mau)
Gan teo lại: do nhiều yếu tố phức tạp.
Hình 8: tôm bị teo gan, trống đường ruột (Farm anh Phong - Cà Mau)
Dấu hiệu tôm bị sưng gan
- Tôm bị sưng gan (hay gan bè): khối gan tụy tôm có hiện tượng xuất huyết, màu sắc gan hồng - đỏ, kích thước to hơn so với bình thường, gan tôm rộng quá hai mép mang, màng bao gan mờ nhạt.
- Khi bóc tách vỏ đầu thấy khối gan tụy vỡ, có dịch màu vàng tanh.
- Khi soi tươi khối gan tụy dưới kính hiển vi thấy ống gan bị vỡ, các giọt dầu không đều.
Hình 9: Tôm bị sưng gan, tế bào gan bị vỡ và chảy dịch (ảnh: Farm anh Phong - Cà Mau)
Ảnh hưởng khi tôm bị sưng gan
- Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa: khi gan tụy bị tổn thương làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và gây mất cân đối dinh dưỡng. Và khi tôm có thể gặp vấn đề về tiêu hóa thức ăn sẽ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng và mất năng lượng.
- Giảm khả năng đào thải độc tố: các độc tố tích tụ trong cơ thể tôm, không được đào thải sẽ ảnh hưởng đến đường ruột tôm, là làm tổn thương nhung mao ruột và làm giảm sức đề kháng của tôm.
Nguyên nhân tôm bị sưng gan
- Do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus: loài này có khả năng ký sinh trong đường ruột tôm và tiết ra độc tố khiến tôm bị sưng gan hoặc teo gan, có thể gây chết tôm từ 90 - 100%.
- Do môi trường: pH nước cao, nhiệt độ, độ mặn: điều này ảnh hưởng rất lớn chức năng gan tụy và hệ tiêu hóa của tôm, giảm hấp thu dinh dưỡng. Khi pH cao kéo dài sẽ làm giảm hệ miễn dịch của tôm, làm gan tôm dễ bị tổn thương và giảm quá sinh tổng hợp các enzyme.
- Mất cân bằng chất dinh dưỡng: thiếu vitamin, chất béo, thừa đạm, năng lượng và thức ăn kém chất lượng chứa độc tố. hu
- Nước ao nuôi bị ô nhiễm: tảo độc phát triển, nấm đồng tiền, khí độc H2S, NH3, NO2 cũng ảnh hưởng đến gan tôm.
- Tăng thức ăn giai đoạn tôm yếu, tôm có dấu hiệu bệnh sẽ làm quá tải quá trình chuyển hóa và đào thải dẫn đến tôm bị sưng gan, khi đó chuyển biến bệnh có thể nặng hơn và tôm chết nhanh hơn.
- Sử dụng thức ăn kém chất lượng: thức ăn bị ẩm mốc, hết hạn sử dụng…
- Sử dụng kháng dinh trị bệnh gan tôm.
- Ngoài ra khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng cũng là nguyên nhân khiến gan tôm bị sưng.
Làm gì để gan tôm luôn khỏe mạnh, màu nâu đẹp?
Để gan tụy luôn khỏe mạnh và sử khỏe tôm luôn tốt bà con cần thực hiện các phương pháp sao đây:
- Chọn giống sạch bệnh, test các PCR âm tính với các mầm bệnh.
- Chọn thức ăn phù hợp với sự phát triển của tôm nuôi
- Sử dụng thuốc trộn cho ăn đúng liều, tránh quá tải trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng.
- Ổn định các yếu tố môi trường: giữ pH sáng chiều ít giao động từ 7,5-7,9, nhiệt độ nước ao nuôi từ 27-31 độ C, oxy > 4.0 mg/L. Lưu lượng nước trao đổi (vào - ra) 8-10 tiếng trở lại, tốc độ dòng chảy liên tục công nghệ cao duy trì từ 0,1 m/s trở lên. Sử dụng men vi sinh ZP-US định kỳ, AEC-copefloc ủ tạt mỗi đêm, để xử lý chất hữu cơ nhằm giảm thiểu khí độc NH3, NO2, H2S.
- Sử dụng Bộ tứ cho ăn ngừa Gan - Ruột - AEC (Zym Thaid - Super Onut - Pro Utines - Liver Bio) để hỗ trợ tiêu hóa và chức năng gan tụy, bảo vệ gan ruột tôm đảm bảo bầy tôm luôn được khỏe mạnh. Cho ăn bộ tứ Gan - Ruột AEC các cử trong này: Pro Utines (sáng) định kỳ 5 ngày sử dụng 1 lần liên tục 2 ngày, Liver Bio (chiều và tối) ăn xuyên suốt trong vụ nuôi, Super Onut (trưa hoặc xế) suốt vụ nuôi, Zym Thaid (tất cả các cử trong ngày) và sục khí sinh khối để trộn thay nước, tăng khả năng tiêu hóa và tiết kiệm được chi phí.
- Cách sinh khối Zym Thaid: Công thức sục khí sinh khối: 1 gói Zym Thaid + 1 kg đường cát hoặc đường thẻ + 100g muối + 20L nước sạch, sục khí 15 phút là dùng được. Nên sử dụng khoảng 15 - 20 ngày hết mẻ vi sinh và làm mẻ mới, đậy kín sau khi sử dụng.
Giải quyết hiện tượng tôm sưng gan, vàng gan, trắng gan trên tôm bằng Bộ tứ Gan - Ruột AEC
Khi tôm có hiện tượng sưng gan, vàng gan, trắng gan bà con tiếng hàng xử lý như sau:
Ngày 1:
Xử lý môi trường:
- Ao có điều kiện thay nước 20 - 30% ao.
- Tăng quạt lên và chạy 24/24 cho đến khi hết bệnh, tăng oxy sủi nếu có. Nếu có hệ thống syphon nên syphon liên tục.
- Tạt trực tiếp 1 gói Zp Us/1.000 m3
Cho ăn: giảm 20 - 30% lượng thức ăn
- Cữ 1: Zym Thaid (5g) + Liver Bio(15ml) + Beta-Glucan 3,6 (10g)
- Cữ 2: Zym Thaid (5g) + Pro Utines (15ml) + SH Zym (20g)
- Cữ 3: Zym Thaid (5g) + Super Onut (20ml)+ Super Mix (10ml)
- Cữ 4: Zym Thaid (5g) + Liver Bio (20ml)+ Super Mix (10ml)
Ngày 2:
Xử lý môi trường:
- Nếu ao đục hoặc có phèn nên giải độc nước bằng Z AM 1 gói/2.000m3.
- Tạt trực tiếp thêm 1 liều nữa 1 gói ZP-US cho ao 1.000 m3.
- Sử dụng vôi CaCO3 vào buổi đêm (22 giờ) cân bằng hệ đệm nước ao.
Cho ăn: Các cữ giống ngày 1
Ngày 3:
Xử lý môi trường:
- Đánh vi sinh nước AEC-Copefloc đã ủ vào buổi tối, liều lượng 30L/1.000m3
- Sử dụng vôi CaCO3 vào buổi đêm (22 giờ) cân bằng hệ đệm nước ao.
Cho ăn: tăng dần thức ăn phù hợp với nhu cầu của tôm. Lịch trộn thuốc giống ngày 1 và ngày 2.
Tất cả các ngày đều tạt AEC Copefloc đã ủ sinh khối liều 30 lít/1.000m3 để ổn định pH và tảo.
Công thức ủ AEC copefloc: 1 gói AEC-Copefloc + 5kg mật đường sát khuẩn + 200L nước ngọt sạch không clo, ủ đậy kín không oxy. Nên dùng can trắng 20 lít để ủ, đậy kín, để ngoài ánh sáng gần nơi sử dụng, khoảng 8 tiếng lắc can 1 lần sau 24 tiếng có thể sử dụng.
Lưu ý: Để tăng khả năng hấp thụ và giải quyết nhanh sử dụng trực tiếp hòa Liver Bio 1L cho 1.000m3 (8-9 giờ sáng), Anti Rota 1kg/1000m3 (3 - 4h chiều) chạy quạt 24/24 tăng lượng quạt hết công suất.
Kết luận:
- Liver Bio và Super Onut là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược có khả năng tái tạo chức năng gan và trị gan vàng hay trắng gan khi phát hiện kịp thời.
- Zym Thaid nong to đường kính đường ruột tốt, ngừa bệnh đường ruột, giúp chuyển hóa tốt thức ăn.
- Pro Utines thảo dược ngừa điều trị đường ruột định kỳ 5 ngày ăn 1 lần và liên tục 2 ngày giúp giảm thiểu rủi ro, hạn chế bệnh đường ruột cho tôm, cá.
Sự kết hợp Bộ tứ Gan - Ruột AEC kết hợp enzyme giúp tôm, cá giảm độc tố, ngừa bệnh gan, ruột và thân thiện môi trường.
Gan tụy tôm khỏe mạnh quyết định rất lớn đến sự thành công của vụ nuôi, khi gan tụy khỏe mạnh thì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng của tôm cao. Ngược lại khi gan tụy bị bệnh sẽ làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, giảm sức đề kháng, tôm dễ mắc các bệnh ảnh hưởng đến chất lượng vụ nuôi. Chính vì thế, cần sử dụng Bộ tứ Gan - Ruột AEC để bảo vệ và phục hồi gan tôm khổi các hiện tượng tôm bị sưng gan, teo gan, vàng gan… Tăng hiệu quả vụ nuôi và đảm bảo chất lượng tôm nuôi.
ÂU MỸ AEC (bảo lưu QTG)
Chỉnh bản thảo & bổ sung hình ảnh: Ks Trần Châu Liêm
Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực
Viết bình luận