Hệ số thức ăn FCR là gì? Tầm Quan Trọng và Biện Pháp Cải Thiện

Hệ số thức ăn FCR là gì? Tầm Quan Trọng và Biện Pháp Cải Thiện
Chia sẻ:

1. FCR là gì?

1.1. FCR (Feed Conversion Ratio - Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) là gì ?

FCR (Feed Conversion Ratio - Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) là một chỉ số quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. FCR biểu thị lượng thức ăn cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm, chẳng hạn như 1 kg tôm, 1 kg cá, ...

Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng lượng thức ăn đã sử dụng chia cho tổng trọng lượng tôm thu hoạch. Ví dụ, nếu một trại nuôi sử dụng 2 kg thức ăn để thu hoạch được 1 kg tôm, FCR sẽ là 2.0.

Một số tổ chức, quốc gia còn gọi FCE (Feed Conversion Efficiency): Hiệu quả sử dụng thức ăn.

1.2. Tầm quan trọng của FCR trong nuôi tôm

FCR đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của quá trình nuôi tôm. Một FCR thấp đồng nghĩa với việc tôm sử dụng thức ăn hiệu quả, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. 

Ngược lại, FCR cao cho thấy sự lãng phí thức ăn, đồng thời làm tăng chi phí và giảm hiệu quả đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh nuôi tôm công nghệ cao và nuôi thâm canh ao đất, việc tối ưu hóa FCR là yếu tố sống còn để đạt được sự phát triển bền vững và lợi nhuận kỳ vọng.

FCR trong nuôi tôm

 

2. FCR trong tuôi tôm

2.1. Cách tính FCR trong nuôi tôm

FCR trong nuôi tôm được tính bằng cách lấy tổng lượng thức ăn đã cho tôm ăn trong suốt quá trình nuôi, chia cho tổng trọng lượng tôm khi thu hoạch. 

Đây là chỉ số cơ bản để đo lường hiệu quả sử dụng thức ăn, cũng như tình trạng sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm.

2.2. Hệ số FCR tôm sú và FCR tôm thẻ

Các loại tôm khác nhau có FCR khác nhau. Sự khác biệt này xuất phát từ đặc điểm sinh học của từng loài, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Ví dụ, FCR tôm sú thường dao động từ 1.3 đến 1.8, trong khi FCR tôm thẻ chân trắng thường thấp hơn, chỉ khoảng 1.0 đến 1.4. 

NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT HỮU CƠ TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (BOONE, 1931) THÂM CANH

Tham khảo: Nghuyễn Thị Bích Vân, Luận án tiến sĩ, NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT HỮU CƠ TRONG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (BOONE, 1931) THÂM CANH, ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Năm 2020.

 

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến FCR trong nuôi tôm

1. Giống tôm và hệ số FCR

Mỗi giống tôm có đặc điểm sinh học riêng, ảnh hưởng đến FCR. Tôm sú (Penaeus monodon) thường có FCR dao động từ 1.5 đến 1.8 trong môi trường nuôi thâm canh, do yêu cầu dinh dưỡng cao và tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các giống tôm khác. Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có FCR thấp hơn, thường từ 1.0 đến 1.4, nhờ khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) cũng có FCR khác biệt, dao động từ 1.5 đến 2.5, do đặc tính ăn tạp và khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau.

Sự khác biệt về FCR giữa các giống tôm không chỉ phụ thuộc vào yếu tố sinh học mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện nuôi và quản lý. Ví dụ, trong môi trường nuôi thâm canh ao đất, FCR của tôm thẻ có thể tăng lên 1.6 đến 1.8 nếu điều kiện quản lý không tốt (FAO - "Shrimp Culture: Pond Design, Operation, and Management")

2. Môi trường nuôi

Môi trường nuôi có tác động lớn đến FCR của tôm. FCR trong nuôi thâm canh ao đất thường cao hơn so với FCR trong nuôi công nghệ cao, do sự khác biệt về điều kiện nuôi và quản lý môi trường. Trong nuôi thâm canh ao đất, điều kiện nước, quản lý chất thải và kiểm soát chất lượng nước có thể không ổn định, dẫn đến sức khỏe tôm giảm, tốc độ tăng trưởng chậm, và từ đó FCR tăng.

Theo nghiên cứu, FCR trung bình trong nuôi thâm canh ao đất có thể lên đến 2.0 đến 2.5, trong khi FCR trong nuôi công nghệ cao, nơi có hệ thống lọc nước tuần hoàn và quản lý chặt chẽ hơn, thường chỉ ở mức 1.3 đến 1.6. Điều này cho thấy, việc áp dụng công nghệ tiên tiến có thể giảm đáng kể FCR, đồng thời tăng năng suất và lợi nhuận.

Thời tiết có ảnh hưởng đến FCR, nhiệt độ nóng hay lạnh tác động đến hệ thống ao nuôi nói chung đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hệ số FCR

 Assessing the effect of temperature on FCR in Pacific white shrimp cultured in biofloc systems, Geraldo Fóes, Ph.D. Dr. Wilson Wasielesky Junior Italo Marchetti Victor Rosas, Ph.D.

3. Chất lượng thức ăn

Chất lượng thức ăn là yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến FCR. Thức ăn chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, được thiết kế riêng cho từng giai đoạn phát triển của tôm, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, từ đó giảm FCR.

Theo báo cáo từ Tạp chí Thủy sản Việt Nam, khi sử dụng thức ăn chứa 35-40% protein và 5-7% lipid, FCR có thể cải thiện đáng kể trong nuôi tôm thâm canh. Ngược lại, sử dụng thức ăn có chất lượng thấp hơn, với tỷ lệ protein và lipid không đạt chuẩn, có thể làm tăng FCR lên mức cao hơn.

Thức ăn tôm thẻ chân trắng hỗ trợ cải thiện hệ số FCR

Thức ăn tôm thẻ chân trắng

4. Sức khỏe tôm

Sức khỏe của tôm ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng tiêu hóa và sử dụng thức ăn, từ đó ảnh hưởng đến FCR. Tôm khỏe mạnh có khả năng tiêu hóa tốt, sử dụng thức ăn hiệu quả hơn, và do đó, FCR thấp hơn. Ngược lại, tôm bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, sẽ giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến FCR tăng.

Ví dụ, trong trường hợp tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh đốm trắng, FCR có thể tăng từ 1.3 lên đến 2.0 hoặc cao hơn do giảm khả năng ăn uống và tăng tỷ lệ tử vong. Do đó, việc kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh là cực kỳ quan trọng để duy trì FCR ở mức thấp.

5. Kỹ thuật quản lý

Quản lý tốt chất lượng nước, điều kiện môi trường, và quy trình cho ăn là những yếu tố quyết định đến FCR. Các nghiên cứu cho thấy, trong nuôi tôm thâm canh ao đất, việc duy trì chất lượng nước ổn định với mức oxy hòa tan từ 5-7 mg/L, pH từ 7.5-8.5, và nhiệt độ nước từ 28-30°C có thể giúp FCR giảm từ 2.0 xuống còn 1.7.

Kỹ thuật cho ăn hợp lý, bao gồm việc sử dụng hệ thống cho ăn tự động, chia nhỏ khẩu phần ăn, và giám sát liên tục tình trạng sức khỏe tôm, cũng giúp cải thiện FCR đáng kể. Trong môi trường nuôi công nghệ cao, việc áp dụng các công nghệ giám sát hiện đại như hệ thống cảm biến và phân tích dữ liệu giúp quản lý quy trình cho ăn chính xác hơn, từ đó giảm FCR xuống mức thấp nhất có thể.

 

3. Các biện pháp cải thiện FCR trong nuôi tôm

3.1. Lựa chọn giống tôm có FCR thấp

Lựa chọn giống tôm có FCR thấp là bước đầu tiên trong việc cải thiện hiệu quả nuôi. Tôm thẻ chân trắng, với FCR từ 1.0đến 1.5, giúp tối ưu hóa chi phí thức ăn.

Ngược lại, tôm sú có FCR cao hơn, dao động từ 1.3 đến 2.2, đòi hỏi lượng thức ăn nhiều hơn để đạt cùng mức tăng trưởng. Do đó, chọn giống tôm thích hợp là yếu tố quan trọng để giảm chi phí sản xuất.

3.2. Cải thiện môi trường nuôi

Áp dụng công nghệ nuôi tôm tiên tiến giúp cải thiện môi trường nuôi, từ đó giảm FCR. Hệ thống tuần hoàn nước và kiểm soát điều kiện môi trường giúp tôm phát triển mạnh mẽ hơn.

Trong nuôi thâm canh ao đất, quản lý nhiệt độ, độ mặn, và oxy hòa tan có thể giảm FCR đáng kể. Môi trường nuôi tốt giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn hiệu quả hơn.

Thời tiết có ảnh hưởng đến FCR, chọn địa điểm nuôi có nhiệt độ ít thay đổi, nước không quá sâu hoặc quá cạn làm nhiệt độ dễ thay đổi.

 

3.3. Sử dụng thức ăn chất lượng cao

Thức ăn chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, giúp tôm hấp thụ tốt và giảm FCR. Việc cung cấp thức ăn đúng lượng và thời điểm tối ưu hóa quá trình nuôi.

Thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm giúp tăng trưởng nhanh và tiết kiệm chi phí. Sử dụng thức ăn chất lượng cao là đầu tư dài hạn cho hiệu quả nuôi tôm.

Theo tình trạng sức khỏe tôm và các yếu tố môi trường, mô hình nuôi, thức ăn chất lượng cao như là điều kiện cần, bổ sung ezyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa như là điều kiện đủ. Men vi sinh Zym Thaid là sản phẩm hỗ trợ tôm tiêu hóa tốt làm giản hệ số FCR.

3.4. Quản lý sức khỏe và kỹ thuật nuôi tôm tiên tiến

Quản lý sức khỏe tôm hiệu quả giúp giảm FCR và tăng hiệu quả nuôi. Phòng và trị bệnh EHP, EMS, AHPND, ... kịp thời giữ tôm khỏe mạnh, tăng cường sử dụng thức ăn hiệu quả.

Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm tiên tiến như giám sát liên tục giúp điều chỉnh FCR tối ưu. Công nghệ hiện đại giúp giám sát sức khỏe tôm và điều kiện nuôi, từ đó nâng cao năng suất.

tôm thẻ chân trắng nhờ thức ăn công nghiệp hỗ trợ cải thiện hệ số FCR

 

4. Điều chỉnh lượng thức ăn của tôm khi xảy ra biến động môi trường

TTHiện tượng xảy raĐiều chỉnh thức ăn so với lượng cho ăn hàng ngày (%)
1Cho ăn gặp mưaĐang cho ăn gặp mưa nên cắt cữ cho ăn, có thể cắt cữ thức ăn hay cho ăn khoảng 30%. Ưu tiên chạy quạt và oxy đáy nhiều, bổ sung thêm khoáng hay Vôi Canxi, Mg, K
2Màu nước tảo đậm đặcNên giảm thức ăn 50% trong ngày, buổi sáng cho ăn 70 % lượng thức ăn trong ngày, sau 12 giờ tôm sẽ giảm ăn cho ăn 30% lượng còn lại, cắt tảo vào buổi tối ( 2h sáng sử dụng vôi CaO + Emzyme plus + vi sinh)
3Tôm lột xác nhiều (pH = 8-9)Tôm lột xác nhiều cho ăn khi nồng độ oxy trong ao lên cao, sau 8h sáng tôm sẽ ăn mạnh. có thể cho ăn đủ lượng 100% thức ăn tuy nhiên phải quan sát thường xuyên tôm. Cần tăng cường oxy đáy, mở quạt hết công suất. 
4Tôm đang lột xác (pH < 8)Cho ăn 70% - 100%  Cần tăng cường oxy đáy.
5Trời có gió nhiềuCho ăn bình thường.
6Tảo tànKhi tảo tàn cho ăn khoảng 80% lượng thức ăn, ưu tiên chạy quạt nhiều. Tăng cường siphong nhiều lần/ngày để hút được xác tảo sớm ra khỏi ao. Tăng cường sử dụng men vi sinh và Emzym plus để phân hủy xác tảo.
7Thay nước ít (môi trường ít biến động)Mùa mưa môi trường ao biến động nhiều (độ mặn, pH, kiềm, nhiệt độ...), thai nước ít lại khoảng 5% cấp bù lượng nước xiphong. Ưu tiên sử dụng men vi sinh và emzyme. cho ăn khoảng 70%.
8Thay nước nhiều (môi trường biến động nhiều)Thay nước nhiều nếu không thấy tôm lột xác nhiều, cho ăn 100% lượng thức ăn.
9Dùng hóa chất xử lý nước aoVí dụ Sử dụng hóa chất sát khuẩn ao, nên cắt cữ thức ăn 1 ngày.
10Tôm nổi đầu vào buổi sángNên cắt thức ăn 1 ngày, ưu tiên chạy quạt và oxy đáy. Kiểm tra các thông số môi trường (Oxy hòa tan, khí độc NH3/NH4 +, Fe...) để điều chỉnh về các chỉ số bình thường..
11H₂S, NH₃, NO₂ tăngCho ăn 70-80% cho đến khi khí độc giảm, kết hợp giải pháp xử lý khí độc.
12Thời tiết thay đổiThời tiết thay đổi nên theo dõi tôm liên tục và thường xuyên. Không tăng thức ăn các ngày tiếp theo đến khi ổn định.

Tư vấn: Chuyên gia - Kỹ sư Trần Quốc Trường

Canh nhá để không bị thừa hay thiếu thức ăn cũng là yếu tố góp phần cải thiện hệ số HCR

 

 

 

Kết luận và khuyến nghị

FCR là chỉ số quan trọng trong nuôi tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận.

Việc cải thiện FCR, đặc biệt là FCR trong nuôi thâm canh và nuôi công nghệ cao, không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh tế mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm. 

Bằng cách lựa chọn giống tôm phù hợp, cải thiện môi trường nuôi, sử dụng thức ăn chất lượng cao và áp dụng các kỹ thuật quản lý tiên tiến, người nuôi tôm có thể giảm FCR và nâng cao năng suất, từ đó đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất.

 

TƯ VẤN SẢN PHẨM VÀ GIẢI PHÁP, ĐẠI LÝ

Công ty Âu Mỹ AEC

Hotline: 0855 678 679

Web: AuMyAEC.com

 

Chia sẻ thông tin image.jpg

Hãy chia sẻ trang này bằng biểu tượng chia sẻ (dưới ảnh bìa đầu trang bên trên) để nhiều bà con có thể cập nhật thông tin hơn!

Chia sẻ thông tin image.jpg

Quan tâm Official Account Âu Mỹ trên Zalo ngay bên dưới để dễ dàng nhận tin từ Âu Mỹ AEC.

Đang xem: Hệ số thức ăn FCR là gì? Tầm Quan Trọng và Biện Pháp Cải Thiện

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.