Iodine diệt khuẩn Gram âm và Gram dương trong ao nuôi tôm

Iodine diệt khuẩn Gram âm và Gram dương trong ao nuôi tôm
Chia sẻ:

Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào, có kích thước rất nhỏ và chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Chúng tồn tại ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, từ đất, nước, không khí đến trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Một số đặc điểm cơ bản của vi khuẩn:

 

Cấu trúc vi khuẩn:

Đơn bào: Vi khuẩn là các tế bào đơn lẻ.
Không có nhân thật sự: DNA của vi khuẩn không được bao bọc bởi màng nhân, mà nằm tự do trong tế bào chất, thường là dạng vòng tròn; không có các bào quan như ty thể, lục lạp.
Có màng tế bào và thành tế bào: Màng tế bào bao bọc và bảo vệ tế bào, trong khi thành tế bào cung cấp hình dạng và sự cứng cáp. Một số vi khuẩn có thêm roi hoặc pili giúp chúng di chuyển.

 

Hình dạng vi khuẩn: 

Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu (coccus), hình que (bacillus), hình xoắn (spirillum), và các dạng khác.

 

Một số hình dạng vi khuẩn gram âm và gram dương trong thủy sản

Hình dạng vi khuẩn, tham khảo https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi_khuẩn


Sinh sản: 

Vi khuẩn chủ yếu sinh sản bằng cách phân đôi, tạo ra hai tế bào con giống nhau.


Vai trò và ứng dụng:

  • Có lợi: Một số vi khuẩn có lợi cho sức khỏe con người, ví dụ như vi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn, vi khuẩn trong đất giúp phân hủy chất hữu cơ và cải tạo đất. Được ứng dụng trong sản xuất vitamin, thực phẩm, y học, công nghiệp
  • Có hại: Một số vi khuẩn gây bệnh cho người, động vật và thực vật; làm hư thực phẩm, ô nhiễm môi trường.


Môi trường sống:

Vi khuẩn có thể sống trong nhiều môi trường khác nhau, từ những điều kiện khắc nghiệt như suối nước nóng, sa mạc khô cằn, đến môi trường thông thường như nước và đất.


Dinh dưỡng:

Vi khuẩn có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng (tự dưỡng) hoặc cần chất hữu cơ từ nguồn khác (dị dưỡng).

 

Phân loại vi khuẩn

Vi khuẩn được phân loại thành hai nhóm chính dựa trên phương pháp nhuộm Gram do nhà khoa học người Đan Mạch Hans Christian Gram phát triển vào năm 1884. Phương pháp này sử dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau để phân biệt vi khuẩn dựa trên cấu tạo thành tế bào của chúng.

 

Vi khuẩn Gram dương:

  • Giữ màu tím sau khi nhuộm Gram.
  • Có thành tế bào dày bao gồm một lớp peptidoglycan và axit teichoic.
  • Màng tế bào đơn giản.
  • Dễ bị tiêu diệt bởi kháng sinh.
  • Một số ví dụ: Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), Liên cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), Vi khuẩn gây bệnh than (Bacillus anthracis).
 

Vi khuẩn Gram âm:

  • Mất màu tím sau khi nhuộm Gram.
  • Có thành tế bào mỏng hơn với một lớp peptidoglycan mỏng hơn và lipopolysaccharide (LPS).
  • Màng tế bào kép.
  • Khó bị tiêu diệt bởi kháng sinh hơn.
  • Một số ví dụ: Escherichia coli (E. coli), Salmonella enterica, Pseudomonas aeruginosa.

Sự khác biệt chính vi khuẩn gram âm và gram dương

Sự khác biệt chính vi khuẩn gram âm và gram dương trong thủy sản

 

Một số vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở tôm cá

Vi khuẩn Gram âm gây bệnh trên tôm cá:

  • Vibrio parahaemolyticus: Gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) hay Early Mortality Syndrome (EMS).
  • Vibrio alginolyticus: Gây ra bệnh hoại tử gan tụy và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
  • Vibrio vulnificus: Liên quan đến nhiễm khuẩn ở tôm.
  • Vibrio harveyi: Gây bệnh phát sáng (Luminescent vibriosis).
  • Vibrio cholerae: Có thể gây bệnh nhiễm khuẩn.
  • Aeromonas hydrophila: Gây ra bệnh xuất huyết và hoại tử.
  • ...vv

Vibrio-cholerae-Leifson-flagella-stain.jpg

Vibrio cholerae with a Leifson flagella stain | https://www.britannica.com/science/vibrio

tham khao vi khuan

 

Vi khuẩn Gram dương gây bệnh trên tôm cá

 

  • Streptococcus iniae: Gây bệnh streptococcosis ở cá, gây ra các triệu chứng như xuất huyết, loét da và chết hàng loạt.
  • Streptococcus agalactiae: Gây bệnh streptococcosis, đặc biệt ở cá rô phi, dẫn đến các triệu chứng như viêm màng não, viêm nội tạng và tử vong.
  • Lactococcus spp.: Lactococcus garvieae gây bệnh lactococcosis ở cá, gây ra các triệu chứng như xuất huyết, tổn thương da và chết hàng loạt.
  • Enterococcus spp.: Enterococcus faecalis có thể gây nhiễm trùng ở cá, đặc biệt trong các hệ thống nuôi trồng có điều kiện vệ sinh kém.
  • Nocardia spp.: Nocardia seriolae gây bệnh nocardiosis ở cá, dẫn đến các triệu chứng như viêm nội tạng, loét da và tử vong,
  • ...vv

 

 

Iodine diệt vi khuẩn trong ao nuôi 

Iodine là gì? 

Iốt (Iodine, ký hiệu I) là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm halogen trong bảng tuần hoàn. Iodine là nguyên tố vi lượng thiết yếu cho con người và một số sinh vật khác. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp, giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển.

Trong bảo vệ sức khỏe, Iodine có vai trò to lớn trong việc phòng ngừa bướu cổ, bệnh thiểu năng trí tuệ (do thiếu Iodine thời thay kỳ và thơ ấu).

Phân tử Iodine (I2)

Phân tử Iodine: I2

 

Trong nuôi trồng thủy sản

  • Iodine được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng để khử trùng nước ao nuôi, dụng cụ và thức ăn. 
  • Iodine có khả năng tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây bệnh cho vật nuôi.
  • Việc sử dụng Iodine giúp giảm nguy cơ bùng phát bệnh tật trong ao nuôi, bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất nuôi trồng. 
  • Tuy nhiên, cần sử dụng Iodine theo liều lượng và hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn cho tôm và môi trường ao nuôi.

Cơ chế diệt khuẩn Iodine:

Iodine có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phá hủy màng tế bào của chúng. Iodine cũng có khả năng oxy hóa các enzyme thiết yếu cho sự sống của vi sinh vật.

Hiệu quả:

  • Hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng của Iốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
  • Loại vi sinh vật: Iốt có hiệu quả hơn với một số loại vi sinh vật so với những loại khác.
  • Nồng độ Iốt: Nồng độ Iốt cao hơn sẽ có hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật tốt hơn.
  • Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc với Iốt càng lâu, hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật càng cao.
  • Điều kiện môi trường: Iốt có hiệu quả hơn trong môi trường có độ pH thấp và nhiệt độ cao.
Cảnh báo: Dùng quá liều có thể gây hại làm chết tôm. Hãy tham vấn kỹ sư nuôi trồng thủy sản khi sử dụng.
 

Sản phẩm Iodine 90 dùng diệt khuẩn an toàn

Thành phần chính Iodine 90 là Iodine vinyl pyrrolydine

Iodine vinyl pyrrolydine là một hợp chất được tạo thành từ iodine và vinyl pyrrolidone. Vinyl pyrrolidone là một monomer được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các polymer khác nhau, đặc biệt là polyvinylpyrrolidone (PVP).

Trong lĩnh vực dược phẩm và y tế, polyvinylpyrrolidone thường được sử dụng làm tá dược, chất tạo màng, và chất kết dính. Khi kết hợp với iodine, nó tạo thành một hợp chất có đặc tính sát khuẩn mạnh, thường được sử dụng trong các sản phẩm khử trùng và chăm sóc vết thương.

Một ví dụ nổi bật là Povidone-iodine, một loại dung dịch sát khuẩn phổ biến. Povidone-iodine bao gồm iodine và polyvinylpyrrolidone, được sử dụng để khử trùng da trước khi phẫu thuật, điều trị nhiễm trùng da và các vết thương nhỏ.

Công dụng chính của hợp chất này là nhờ khả năng diệt khuẩn, diệt nấm và diệt virus của iodine, kết hợp với khả năng hòa tan tốt và tính chất tạo màng của polyvinylpyrrolidone, giúp tăng cường hiệu quả sát khuẩn và giảm nguy cơ lây nhiễm. 

Ngoài ra, với những phụ gia đặc biệt trong Iodine 90 giúp tăng khã năng bám dính lên vật nuôi, tăng phân tán trong nước giúp tăng khã năng sát khuẩn, làm sạch chất lơ lững, ít gây sốc vật nuôi.

Tham khảo sản phẩm Iodine 90 diệt khuẩn trong nuôi trồng thủy sản

 

Đang xem: Iodine diệt khuẩn Gram âm và Gram dương trong ao nuôi tôm

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.