TẠO THỨC ĂN TỰ NHIÊN CHO TÔM BẰNG AEC COPEFLOC

TẠO THỨC ĂN TỰ NHIÊN CHO TÔM BẰNG AEC COPEFLOC
Chia sẻ:

Những năm qua, biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nuôi trồng thủy sản. Trong đó, nuôi vuông tôm quảng canh truyền thống là một trong những loại hình nuôi chịu sự tác động rất lớn, gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của một bộ phận người dân. Qua nhiều năm canh tác, môi trường tự nhiên đã thay đổi rất nhiều như: đất đai bạc màu, thức ăn tự nhiên không còn, hóa chất tồn dư trong đất và nước. Vì vậy cần phải có quy trình nuôi phù hợp và tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm phát triển.

Trước thực trạng hiện nay, việc tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ mới trong nhằm giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống là yêu cầu cần thiết.

Nuôi tôm quảng canh là gì?

Nuôi tôm Quảng Cảnh là một phương pháp nuôi tôm thủy sản theo hướng hữu cơ được phát triển tại Việt Nam. Phương pháp nuôi tôm Quảng Cảnh tập trung vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên như đất, nước và sinh vật trong môi trường ao nuôi để tạo ra một hệ thống sản xuất thủy sản hữu cơ. Đặc biệt, trong phương pháp này, không sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu, kháng sinh và phân bón hóa học.

Thay vào đó, người nuôi tôm sẽ sử dụng các loài vi sinh vật để xử lý nước, cung cấp dinh dưỡng và kiểm soát sự phát triển của các loài tôm. Phương pháp nuôi tôm Quảng Cảnh có nhiều lợi ích như làm giảm chi phí nuôi tôm, bảo vệ môi trường, tăng giá trị sản phẩm và cải thiện chất lượng tôm.

Thức ăn tự nhiên là gì?

Đây chính là những thức ăn được tạo ra từ chính ao nuôi để tôm cá bắt ăn được. Là một phần của quần thể thức ăn trong hệ sinh thái dưới nước bao gồm: tảo, tất cả các sinh vật sống trong nước như sinh vật phù du, sinh vật bám, phiêu sinh vật và sinh vật đáy.

Trong nguồn thức ăn tự nhiên tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn và là nguồn thức ăn rất quan trọng đối với ấu trùng tôm. Tảo phát triển tốt sẽ tạo điều kiện cho các phiêu sinh động vật và động vật đáy sinh trưởng, phát triển nhanh chóng.

Vai trò của thức ăn tự nhiên đối với sức khỏe của tôm

  • Khi giống vừa thả xuống ao, chuyển từ hình thức ăn thức ăn lơ lửng trong tầng nước sang tìm thức ăn dưới đáy ao. Lượng thức ăn cho ăn thực tế tại ao ít hơn rất nhiều lần lượng thức ăn trong trại giống làm tôm bắt mồi không hiệu quả.
  • Tôm có xu hướng tìm ăn thức ăn, đặc biệt nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nhiều hơn thức ăn công nghiệp. Nếu ao không có mồi, đáy ao chứa nhiều bùn dơ và vi khuẩn có hại hoặc trong nguồn nước lấy vào chứa nhiều loại tảo độc,… khi tôm ăn những thứ này sẽ gây hại trực tiếp đến hệ tiêu hóa của chúng. Là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đường ruột, phân trắng, gan tụy, thả không đạt đầu con, chết sớm hay dễ mắc bệnh sau này.

Sự cần thiết phải duy trì và tạo thức ăn tự nhiên

  • Mô hình nuôi vuông tôm quảng canh, quảng canh cải tiến (QCCT), Tôm – lúa, Tôm - rừng chiếm diện tích rất lớn, đem lại giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là con tôm sú. Đây là nguồn nguyên liệu sạch, bền vững, mang lại sự khác biệt đột phá tạo thương hiệu cho con tôm Việt Nam. Tuy nhiên để nuôi tôm hiệu quả thì không phải dễ, bà con thường thả không đạt, tôm chậm lớn, không đồng đều, chết sớm, tôm mềm vỏ. Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là bà con nuôi tôm không tạo đủ và duy trì đủ hay còn gọi là “gây tảo” cho tôm ăn.
  • Do hiểu nhầm là “gây tảo” cho tôm ăn nên đa số bà con đánh phân NPK hay những sản phẩm chỉ gây tảo, vì vậy không gây thức ăn tự nhiên cho tôm thực sự. Gây tảo chỉ tạo màu nước, ổn định môi trường và tôm chỉ ăn tảo khi còn giai đoạn zoae. Khi gây tảo bằng phân hóa học thì có hiệu quả nhanh nhưng hạn chế lớn của nó là “bạo phát bạo tàn”. Nếu sử dụng lượng phân quá lớn trong thời gian ngắn có thể làm bùng tảo trong ao và nhanh chóng tàn, sau đó gây thối đáy ao. Đặc biệt là dẫn đến “rong” phát triển sau này, đây là vấn đề nan giải hiện nay và là một trong những nguyên nhân dẫn đến nuôi tôm không hiệu quả sau đó.
  • Mặt khác, cứ đánh nhiều phân hóa học sẽ tạo ra NH3 trong nước, nhất là phân urê gây hại trực tiếp cho tôm giống mới thả và đặc biệt là rất khó kiểm soát rong tảo phát triển trong ao. 

Lợi ích đối với ao Quảng canh, Quảng Canh Cải Tiến, Tôm Lúa, Tôm rừng

  • Gây thức ăn tự nhiên sẽ tạo điều kiện nuôi dưỡng tôm tốt hơn vì dễ tiêu hóa đối với tôm, đặc biệt trong giai đoạn đầu quan trọng của vòng đời, giúp ngăn ngừa các bệnh về gan ruột, tôm chết sớm.
  • Tôm lớn nhanh, đồng đều, đề kháng tốt, ít bệnh và đặc biệt đối với tôm sú gia hóa.
  • Tạo nguồn trùng chỉ, ốc gạo, copoda,... trong mô hình Vèo tôm hay “mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn” đang được triển khai rộng rãi rất hiệu quả thời gian gần đây.
  • Ngoài ra sự phát triển của sinh vật phù du còn làm giảm các chất độc hại, chỉ thị môi trường sạch, giúp cải tạo ao, hạn chết tảo độc, khí độc, rong phát triển, làm sạch đáy ao.

Lợi ích với mô hình nuôi Thâm canh cho ăn thức ăn tự nhiên giai đoạn đầu

  • Theo nhiều nghiên cứu và triển khai nuôi thực tế qua nhiều mô hình cho thấy, khi sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu làm giảm chi phí thức ăn, tăng tỉ lệ đạt đầu con, đề kháng tốt, ít khí độc, tảo độc,…đặc biệt đối với ao thâm canh rất ít bệnh đường ruột, phân trắng, gan tụy, chết sớm.
  • Với mô hình công nghiệp, mật độ dày nếu duy trì được màu nước tốt, nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong suốt quá trình nuôi sẽ rất tốt vì giảm được lượng thức ăn công nghiệp (giảm hệ số thức ăn), từ đó giảm được rất nhiều chi phí khác do ít bị bệnh, lớn nhanh, nuôi được về size lớn.
  • Tạo nguồn tôm sạch, ít ô nhiễm môi trường, giảm chi phí cải tạo ao, chi phí thuốc hóa chất, chi phí nuôi tôm (đặc biệt khi giá thức ăn ngày càng tăng).

Một số loại thức ăn tự nhiên thường gặp trong mô hình nuôi tôm quảng Canh tại Cà Mau.

Một số loại thức ăn tự nhiên thường gặp trong ao nuôi Quảng canh, QCCT, tôm – lúa, tôm-rừng như: Crill, rotiper, copepoda, Moina, Daphnia, Trùn chỉ, trùn huyết, giun nhiều tơ, ốc gạo, hến sữa, chem chép...

Các loại thức ăn tự nhiên trong ao tôm

Từ trái sang: giun nhiều tơ, trùn huyết, Crill, ốc gạo, copepod, hến sữa

Cách tạo thức ăn tự nhiên cho tôm bằng chế phẩm sinh học AEC copefloc

Cách tạo thức ăn tự nhiên cho tôm đối với Ao đất quảng Canh, QCCT, Tôm – lúa, Tôm- Rừng

Sau khi diệt cá tạp, các loài giáp xác, điều chỉnh ổn định các yếu tố môi trường thì tiến hành ủ men aec copefloc như sau :

  • Liều dùng: 1kg AEC Copefloc + 2kg mật đường + 3kg cám gạo +50 lít nước ao, quậy đều, đậy kín bụi. Sau 2 ngày lên men thì tiến hành tạt vào lúc 7-8h sáng hay 5-6h chiều mát, sau 3 ngày kiểm tra lại.

Liều dùng: sử dụng 3000m3 (tương đương 5000m2), định kì 10-15 ngày/lần tùy theo lượng thức ăn tự nhiên thực tế kiểm tra mà duy trì trong suốt quá trình nuôi (lưu ý tạt trước 3 ngày đối với tôm mới thả)

Ủ men bằng copfeloc

Cách tạo thức ăn tự nhiên cho tôm bằng bộ sản phẩm ủ men của công ty Âu Mỹ (AEC)

Cách tạo thức ăn tự nhiên cho tôm Đối với mô hình thâm canh

Giống mô hình quảng canh, tuy nhiên do mật độ nhiều hơn nên thời gian duy trì ngắn hơn (3-5 ngày/lần) tùy theo mật độ, có thể tăng liều gấp đôi hay bổ sung thêm sản phẩm Bio Alga để hỗ trợ tạo hiệu quả cho quá trình hơn.

Ứng dụng Nuôi tôm theo công nghệ Copefloc

  • Nuôi Tôm Sú - thẻ ao đất vẫn còn cơ hội thành công nếu người nuôi tôm chọn mô hình và cách làm phù hợp. Trong đó đặc biệt khôi phục lại hệ sinh vật tự nhiên bằng công nghệ Copefloc sẽ là hướng đi mới, bền vững cho các ao đất lâu năm bị bạc màu, tồn lưu mầm bệnh…và hiện nay đang được rất nhiều người áp dụng thành công (theo quy trình nuôi tôm quảng canh cải tiến của công ty Âu Mỹ AEC).

Giải pháp tưởng chừng đơn giản này nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhờ môi trường nước luôn ổn định, đáy ao sạch, không khí độc, nhiều dinh dưỡng hay khoáng chất, đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên…do đó rất phù hợp cho tôm phát triển nhanh, đạt đầu con và ít bệnh. Từ đó tiết kiệm được rất nhiều các chi phí như: giảm cho ăn thức ăn, sử dụng thuốc hóa chất trị bệnh, xử lý môi trường, thay nước, ...

Ứng dụng thức ăn tự nhiên  trong nuôi tôm

Ứng dụng nuôi tôm thẻ, tôm sú theo công nghệ Copefloc tại Cà Mau

 Phòng kĩ thuật công ty Âu Mỹ AEC

ThS. Hoàng Tuấn

Hy vọng bài viết về cách tạo thức ăn tự nhiên cho tôm trên sẽ giúp quý bà con có được một vụ mùa bội thu và tiết kiệm chi phí! Để xem thêm một số lưu ý về cách tạo thức ăn tự nhiên cho tôm bà con có thể nhấn vào xem video sau đây:

Lưu ý:

Sao chép, đăng lại nội dung cần ghi rõ nguồn AuMyAEC.com

Đang xem: TẠO THỨC ĂN TỰ NHIÊN CHO TÔM BẰNG AEC COPEFLOC

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.