CÁ CHỐT TRÂU CẦN CHĂM SÓC THẾ NÀO ĐỂ GIẢM HAO THỤT TRONG 10 NGÀY ĐẦU

CÁ CHỐT TRÂU CẦN CHĂM SÓC THẾ NÀO ĐỂ GIẢM HAO THỤT TRONG 10 NGÀY ĐẦU
Chia sẻ:

Trong bài viết này, Âu Mỹ AEC sẽ cùng bà con tìm hiểu về cách chăm sóc cá chốt trâu, một loại cá sống vùng nước ngọt và nước lợ, thường được ưa chuộng chế biến nhiều món ăn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam ta. Nuôi cá chốt trâu đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người nuôi nếu được thực hiện đúng cách và đúng quy trình chăm sóc.

Nguyên nhân hao hụt khi thả nuôi cá chốt trâu

  • Chất lượng giống cá chốt trâu kém, sức đề kháng yếu.
  • Quy cách đóng cá tùy thuộc vào quãng đường ngắn hoặc dài, đóng vào bọc PE lót bên trong 2- 3 lớp. Đảm bảo trong quá trình vận chuyển không bị vỡ.
  • Chênh lệch nhiệt độ và pH, độ mặn cũng làm cá hao nhiều.
  • Phương tiện vận chuyển, có xe chuyên vận chuyển. Phải có dự phòng (nước thay và oxy), nếu vận chuyển bằng bồn ( phuy) đối với cá lớn.  
  • Chọn mật độ cá đóng trong bọc hoặc bồn ( phuy ), vận chuyển phù hợp với thời gian cũng như kích thước cá. Yếu tố rất quan trọng nữa là, tính toán kỹ thời gian vận chuyển cá, từ trại giống cho tới ao nuôi, càng sớm càng tốt. Thời gian không quá kéo dài (cá lớn hơn 2 phân quá 5 tiếng, cá nhỏ hơn 1.5 phân không quá 8 tiếng).
  • Một vấn đề về kỹ thuật ao nuôi, cải tạo ao và xử lý ban đầu không kỹ ( sên vét đáy ao, diệt cá tạp, thiên địch của cá).
  • Gây thức ăn tự nhiên cho cá bột không đủ, khi thả cá hao gây giảm tỷ lệ sống.
  • Trong quá trình thả cá chốt trâu cần chuẩn bị các dụng cụ, thuần và oxy. Bố trí nhân lực, đảm bảo thả cá nhanh, gọn và ít trầy xước.
  • Cần chuẩn bị thuốc trước khi thả cá nuôi như: Tăng sức đề kháng, chống sốc, vitamin C ( Ci Stress tạt 35%), Yucca ( YA 01), β- GLU B12 NEW , sổ ký sinh trùng ( TTC F100), kích thích bắt mồi (F 9000), chắc xương, hạn chế dị tật ( CaPhos Pro),  giải độc gan ( BG USA Plus), men tiêu hóa ruột  ( Pro enzym), Diệt khuẩn, trị bệnh lở loét ( Toxin, Hi iodine 9000, FUGI POND 99,  Neo Zym, super AS), phân hủy đáy ao ( TS 68), sản phẩm gây thức ăn tự nhiên ( Robi, AEC Copefloc
  • Kỹ thuật chăm sóc cho cá chốt trâu giai đoạn tháng đầu. Đảm bảo cá đủ dinh dưỡng và sức đề kháng.
 

Kỹ thuật nuôi các chốt trâu - Thực tế xử lý bệnh

 

Quy trình chăm sóc cá chốt trâu trong 7-10 ngày đầu sau khi thả cá

Địa điểm: Farm nuôi Tuấn Nghị Cái Nước – Cà Mau

Diện tích Ao 1: 1.200m2, mực nước trong ao 1.3 m

Số lượng thả ban đầu: 102.000 con cá chốt trâu

Thời gian và size cá: Cá được ương vèo 1 tháng tuổi dài 3.5-4.0 phân, size cá 1.500 - 1.600 con/kg

Thời gian thả và chăm sóc: Từ 08/09 - 19/09 (10 ngày đầu)

Ngày

Tình trạng cá chốt trâu/ môi trường ao nuôi

Cách điều trị/ Xử lý thuốc

09/9/2021

Ngày 1: Cá hao tại ao trong bọc đổ ra 4.500 con. Cá chết trong quá trình vận chuyển xa và xuống ao nuôi còn hao thêm trong mành 1000 con.

Hình: Cá mới về hao do oxy yếu, số lượng cá đóng dày

Cá chốt trâu mới về hao do oxy yếu, số lượng cá đóng dày

- Cho ăn: Sáng, chiều: cho ăn 1.5kg thức ăn trộn NEO ZYM, 7g/kg thức ăn + 10g PRO ENZYM.

- Tạt: Diệt khuẩn FUGI POND 99 1lít/2.000 m3. Quạt chạy 4 cữ.

10/9/2021

Ngày 2: pH=7.7, kH = 140, Cá hao 3.300 con

Hình: Cá bị lở loét, trắng mình, tuột nhớt

Cá chốt trâu bị lở loét, trắng mình, tuột nhớt

- Cho ăn Sáng, chiều: trộn NEO ZYM 5g/kg thức ăn + 10g PRO ENZYM.

- Sáng tạt: TOXIN 1lít/2.000 m3.

- Quạt chạy 4 cữ.

11/9/2021

Ngày 3: pH=7.8, kH = 140, cá bị chướng bụng, lở loét, tuột nhớt, trắng mình. Cá hao 2030 con

Hình: Cá bệnh lờ đờ, tuột nhớt, chướng bụng

Cá chốt trâu bệnh lờ đờ, tuột nhớt, chướng bụng

- Cho ăn Sáng, chiều: trộn SUPER AS 5g/kg thức ăn + 20g PRO ENZYM +10g β - GLU B12 NEW.

- Sáng tạt: diệt khuẩn FUGI POND 99 -1 lít/2.000 m3. Quạt chạy 4 cữ.

12/9/2021

Ngày 4: pH=7.7 kH = 139. Cá lờ đờ, lở loét, chết ngửa bụng, Cá hao 820 con.

Hình: Cá bệnh lờ đờ, tuột nhớt, chướng bụng

Cá chốt trâu bệnh lờ đờ, tuột nhớt, chướng bụng

-  Cho ăn Sáng, chiều: ăn 1kg thức ăn trộn 100g PRO ENZYM +50g β- GLU B12 NEW  

- Tối 20h tạt 40 lít vi sinh nhân sinh khối.

13/9/2021

Ngày 5: pH=7.8 kH = 141, Cá nổi lờ đờ, tuột nhớt, chướng bụng, ăn không tiêu. Cá hao 360 con.

Hình: Cá bị lờ đờ chết lật bụng

Cá bị lờ đờ chết lật bụng

-  Sáng: cho ăn 1kg thức trộn 100g PRO ENZYM + 50g β- GLU B12 NEW.

- Chiều: Cho ăn 100g PRO ENZYM + 5ml BG USA Plus + 20g β- GLU B12 NEW.

- Tối 20h tạt 30 lít vi sinh nhân sinh khối.

14/9/2021

Ngày 6: pH=7.8 kH =142, cá chết mình trắng, tuột nhớt. Cá hao 103 con.

Hình: Cá bị lờ đờ chết lật bụng

Cá chốt trâu trắng mình, lở loét

-  Sáng: trộn 100g PRO ENZYM +20g β- GLU B12 NEW

- Chiều: Cho ăn 5ml BG USA Plus +  20g β- GLU B12 NEW

- Tối 20h tạt 30 lít vi sinh nhân sinh khối.

15/9/2021

Ngày 7: pH=7.7 kH =140, Cá chết bị rã, tuột nhớt, lở loét. Cá hao 30 con.

Hình: Cá hao bị trắng mình, lở loét, phân rã nhiều

Cá hao bị trắng mình, lở loét, phân rã nhiều

-Sáng: trộn 50g PRO ENZYM +20g β- GLU B12 NEW

-Trưa: Tạt 2kg CAPHOS PRO.

-Chiều: Tạt TOXIN 1lít/2000m3. Cho ăn 5ml BG USA Plus + 20g β- GLU B12 NEW.

16/9/2021

Ngày 8: pH=7.7 kH =139, cá chết thịt bị rã và một số con dị tật. Cá hao 10 con

Hình: Cá hao bị trắng mình, lở loét, phân rã nhiều

Cá chốt trâu chết bị rã

- Sáng: trộn 50g PRO ENZYM +20g β- GLU B12 NEW

- Chiều: Cho ăn 5ml BG USA Plus +  20g β- GLU B12 NEW

- Tối: 20h tạt 30 lít vi sinh nhân sinh khối.

17/9/2021

Ngày 9, pH 7.7, kH =140, một số con dị tật chết, thịt rã nhiều. Cá hao 5 con

Hình: Cá chết bị rã

Cá chết màu trắng thịt bị rã

- Sáng: trộn 20g PRO ENZYM +20g β- GLU B12 NEW

- Chiều: Cho ăn 5ml BG USA Plus +  20g β- GLU B12 NEW

- Tối: 20h tạt 30 lít vi sinh nhân sinh khối.

18/9/2021

Ngày 10 pH=7.7, kH =141, cá chết thịt rã. Cá hao 3 con.

Hình: Cá chết trắng mình, thịt bị rã

Cá chốt trâu chết trắng mình, thịt bị rã

- Sáng: trộn 20g PRO ENZYM +20g β- GLU B12 NEW

- Chiều: Cho ăn 5ml BG USA Plus +  10g β- GLU B12 NEW

- Tối: 20h tạt 30 lít vi sinh nhân sinh khối.

19/9/2021

Ngày 11: pH=7.7, kH =139, cá ăn tốt không còn hao.

Hình: Cá ăn khỏe Cá không còn hao

Cá chốt trâu ăn khỏe Cá không còn hao

- Sáng: Thức ăn 1,8kg +10g PRO ENZYM + 5ml F 9000 + 10g CAPHOS PRO

- Chiều: Cho ăn 5ml BG USA Plus +  5g β- GLU B12 NEW

- Tối: tạt 30 lít vi sinh nhân sinh khối

Thời gian thả và chăm sóc: Từ 08/09 - 19/09 (10 ngày đầu)

Lưu ý: Tất cả lượng trộn thuốc ở trên là tính cho liều 1kg thức ăn và đều được phun thêm lượng vi sinh nhân sinh khối vừa thấm ướt thức ăn.

Kết luận và kiến nghị kỹ thuật nuôi cá chốt trâu

  • Không nên thả giống cá chốt trâu có chất lượng kém, kích thước không đồng đều, dị tật, phản xạ yếu.
  • Thời gian đóng bao và vận chuyển đến nơi thả cần phải nhanh không quá 4 tiếng đối với cá lớn hơn 2 phân, cá nhỏ hơn 1.5 phân không quá 6 tiếng. Quy cách đóng cá không quá 2.000 con/bọc đối với cá từ 2 -2.5 phân.
  • Nên thả cá từ 2 -2.5 phân là tốt nhất đồng thời cải tạo ao cũng như xử lý môi trường nước ao nuôi tương thích với trại nuôi càng tốt.
  • Việc mới thả cá chốt trâu ngày đầu cho ăn 30-40% tổng thức ăn cá có thể ăn và từ từ tăng dần 3% - 5% đảm bảo cho cá quen thức ăn. Ngừa được cá ăn không tiêu bệnh chướng hơi sình bụng ở cá. Nên trộn thêm men tiêu hóa PRO ENZYM hỗ trợ đường tiêu hóa và chuyển hóa tốt thức ăn từ ngày đầu.
  • Những ngày đầu cần kiểm tra kiểm soát môi trường và theo dõi chặt chẽ trường hợp cá hao hoặc bệnh để có hướng xử lý liền.
  • Khi cá chốt trâu khỏe cần trộn thêm  β- GLU B12 NEW giúp bổ máu tái tạo hồng cầu giúp tăng sức đề kháng cho cá khỏe mạnh ngoài ra cần xổ giun định kỳ 4-5 ngày lần bằng TTC F100 giúp xổ giun - nội ký sinh sạch và an toàn giúp cá ăn sung lớn nhanh.
  • Việc xử lý Fugi Pond 99 + TOXIN rất an toàn và hoàn toàn ngăn chặn được bệnh lở loét, hạn chế  lây lan đối với cá. Nên xử lý tạt sau khi thả cá tránh hao hụt và bệnh lây lan.
  • Chuẩn bị thuốc và các loại sản phẩm xử lý môi trường cũng như dinh dưỡng sẵn sàng để phục vụ cho việc phòng bệnh cho cá chốt trâu.
  • Không nên sử dụng ăn kháng sinh quá liều làm cá chốt trâu khó tiêu hóa và có thể gây tê liệt thần kinh làm cá bị dị tật và chậm lớn.

Các sản phẩm điều trị giảm hao hụt trong nuôi cá chốt trâu:

CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ

 

Người viết bài

Trần Quốc Trường

     Trần Huỳnh Như

Theo dõi trực tiếp ao nuôi cung cấp nội dung: Trần Quốc Trường

Chỉnh sửa duyệt nội dung: Lê Trung Thực

Sao chép, đăng lại nội dung cần ghi rõ nguồn AuMyAEC.com

Đang xem: CÁ CHỐT TRÂU CẦN CHĂM SÓC THẾ NÀO ĐỂ GIẢM HAO THỤT TRONG 10 NGÀY ĐẦU

0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.