👉 Bà con Đăng ký hội viên AEC để tích lũy điểm thưởng thăng hạn và đổi quà.
Một số nguyên nhân và giải pháp giảm hao hụt khi thả lươnChất lượng giống: trọng lượng bố mẹ từ 150 gam đến 200 gam cho sinh sản tốt nhất, giống chọn nơi uy tín...
Khu vực mua hàng
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Trong quá trình ương cá, người nuôi lạm dụng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh cho cá làm giảm sức đề kháng của cá.
Cá bố, mẹ chất lượng kém (Cá quá già hay quá nhỏ dùng để sinh sản) hoặc sử dụng kích cho đẻ nhiều lần cho ra sức đề kháng con giống kém.
Cá giống được đánh bắt từ thiên nhiên dễ bị cận huyết cá dị tật và nuôi không lớn.
Ngoài ra việc vèo, ương lại ở dưới ao của trại nuôi cũng có nhiều nội ngoại ký sinh xâm nhập do thay nước hoặc chăm sóc không kỹ cá ốm dễ bệnh và hao khi thả.
Nên chọn cá giống có kích cỡ phù hợp (thường từ: 15 mm -25 mm này phù hợp nhất cho cá giống).
Hình 1.1. Ảnh cá giống bị dị tật và ốm
Mua cá bột từ trại sản xuất giống có nguồn gốc cá bố mẹ tốt đảm bảo chọn lọc kỹ, quá trình chăm sóc tạo ra giống mạnh.
Ưu tiên các trại giống sản xuất cá theo quy trình sinh học. Trại giống uy tín có trách nhiệm về việc hao hụt cho quá trình thả trong tháng đầu.
Cá giống được đánh bắt ngoài tự nhiên về sức đề kháng tốt tuy nhiên cá sẽ không đồng đều kích thước, không cùng độ tuổi, dễ bị cận huyết. Cá dễ nhiễm bệnh nội ngoại ký sinh quá trình thả hao hụt nhiều.
Nếu cá lớn trước khi bắt cá trại giống nên cắt mồi từ 1- 2 ngày để cá đói vận chuyển cá sẽ mạnh hơn. Ngoài ra việc bắt cá từ bên ao ương để dồn cá vào mùng vèo chuẩn bị xuất cá đảm bảo cá không bị trầy xước, không bị tuột nhớt, cá khỏe mạnh.
Hình 1.2. Ảnh vèo cá tại trại giống để chuẩn bị xuất cho hộ nuôi tại Cà Mau
Tùy theo đường xa gần để chọn quy cách đóng cho phù hợp. Đường xa đóng lượng cá quá dày dẫn đến dễ trầy xước cá, thiếu oxy trong khi đi đường, cá yếu và hao nhiều sau khi thả. Nếu đóng bọc PE đóng mỏng dễ gây lủng bọc trong quá trình vận chuyển. Bọc PE đựng cá phải đủ dày để tránh cá va chạm làm xì oxy và hỏng trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra kích thước bọc nhỏ làm cho cá yếu và hao hụt trong bọc khi đi đường xa hoặc thả xuống hao rất nhiều.
Đóng bọc PE độn bên trong 3 lớp để tránh vỡ và cá làm lủng bọc. Ngoài ra tùy vào đường xa gần mà đóng lượng cá trong bọc PE vừa phải, cá lớn đóng thưa. Ví dụ: Cá từ 2 phân đến 2,5 phân đóng 1 bọc 2.000 con, cá <1.5 phân đóng lượng 3.000 -4.000 con/bọc. Bọc PE dày và 3 lớp bọc độn chung, có lớp nilon bao ngoài giảm ánh sáng tiếp xúc, kích thước bọc 0,6 x 1 m. Lượng oxy đóng đủ yêu cầu, lượng nước trong bọc không quá nhiều cần có không gian chứa oxy khoản 40-50% đồng thời có thêm ít muối nâng độ mặn lên khoảng 2-3 phần nghìn để sát khuẩn cho cá.
Hình 2.1. Hình thả cá đựng trong bọc được thuần nhiệt độ trước khi thả Farm Tuấn Nghị Cà Mau.
Hình 2.2: Cá chốt 2.5 phân được đóng bọc, bao 4 lớp đảm bảo vận chuyển an toàn.
Sự chênh lệch nhiệt độ và pH giữa trại giống và ao nuôi sẽ làm dễ gây sốc cá. Tại trại giống nhiệt độ trong nước thường trong khoảng 25-30 độ C, pH nước trong bọc khoảng 7.0- 8.0. Cá rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước và pH. Vì thế ao chuẩn bị thả cá cần giữ nhiệt độ ổn định và không được chênh lệch quá trên 2 độ C và pH không quá 0,5. Ngoài ra ổn định nhiệt độ và pH nước là rất quan trọng để tránh hao hụt trong vận chuyển cũng như trong 10 ngày đầu thả cá.
Hình 3.1. Hình ảnh pH nước trong bọc cá từ trại để tại Cà Mau
Quá trình vận chuyển nên đi xe lạnh hoặc tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào bọc, thả cá vào buổi sáng là tốt nhất. Nên bỏ thêm than hoạt tính hoặc vitamin C hoặc Yaca Zym trong bọc đảm bảo nước sạch hơn và giúp cá mạnh khỏe hơn.
Điều chỉnh môi trường nước giữa ao nuôi và trại giống tương đương nhau đảm bảo pH nước ao nuôi khoảng 7.5 – 7.8 là tốt nhất cho quá trình nuôi không để chênh lệch quá cao.
Hình 3.2: kiểm tra pH nước ao nuôi chuẩn bị thả cá tại Farm Tuấn Nghị Cà Mau
Độ mặn giữa trại giống và ao nuôi khác nhau sẻ dễ gây sốc cá, nếu chênh lệch quá 5 phần nghìn cá có thể chết, tuột nhớt làm hao hụt nhiều trong khi thả. Cá thường đóng nước 0 phần nghìn không có mặn khi trầy xước hoặc khi cá chết dễ gây ô nhiễm nước trong bọc, làm nước dơ nhanh và lây lan nhanh.
Trước khi đóng cá nên pha lượng muối vừa phải, nâng độ mặn trong bọc cá lên 2-3 phần nghìn nếu quá trình nuôi trong trại là 0 phần nghìn để sát khuẩn cho cá trong khi vận chuyển. Khi cá về tới ao nuôi nếu độ mặn ao nuôi cao hơn hoặc thấp hơn quá nhiều so với trại cung cấp thì nên thuần cho cá khỏe, sau đó tắm cá bằng hỗn hợp HI IODINE 9000 + muối 4-5 ppm. Chú ý chênh lệch độ mặn nước ao nuôi và nước trong trại không quá 5 phần nghìn.
Hình 4.1: Hình thuần độ mặn cho cá quen dần mới thả tại Farm anh Thống Cà Mau
Hình 4.2. Hình đo độ mặn của nước trong bọc từ trại giao cá cho Farm Tuấn Nghị Cà Mau
Vận chuyển đường dài, thời gian lâu dễ gây hao cá, và quá trình vận chuyển không vận chuyển bằng xe lạnh. Việc vận chuyển hở cá lớn đựng trong phi hoặc can, bồn có sục oxy cá đi lâu hơn 4 tiếng vẫn hao hụt khi đến nơi, đồng thời trong khi thả 7 – 10 ngày đầu hao rất nhiều hơn 30 đến 50%. Ngoài ra trong quá trình vận chuyển làm cá bị xây xát, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công sau khi thả hao hụt rất nhiều. Mặt khác thả cá lớn vận chuyển hở chúng ta không thể hoặc rất khó kiểm soát được khối lượng hoặc lượng đầu con mà trại hoặc dịch vụ thương lái cung cấp.
Hình 5. Cá hao sau khi thả được 2 ngày
Phương pháp vận chuyển đúng kỹ thuật: thời gian vận chuyển ngắn từ khi đóng bọc đến thả tối đa khoảng 3-4 tiếng. Cá nhỏ từ 1 phân trở xuống bọc 3.500 – 4.000 con trở lại vận chuyển bằng xe lạnh. Vận chuyển đường xa thời gian lâu cá hao rất nhiều, từ khi đóng và đến nơi thả không quá 5 tiếng. Ngoài ra không nên thả cá lớn hơn 3 phân vì vận chuyển dễ đâm nhau, gây trầy xước cá thả dễ bệnh hao kéo dài. Nên bốc, xách hoặc đổ thả cá nhẹ nhàng nhanh gọn. Chọn dịch vụ cung cấp có chuyên môn cao và trại giống uy tín có trách nhiệm cao hổ trợ khi hao hụt. Không nên nhận hỗ trợ bằng cách thả bù cá vì cá so le và chênh lệch ngày tuổi khác nhau mặt khác cá thả mới làm nhiễm bệnh cho cá củ gây hao hụt nhiều.
Do phương tiện đi lại không nhanh, nơi xe xuống đến nơi thả xa lộ làm tốn nhiều thời gian cho từng giai đoạn trung chuyển. Ngoài ra việc đóng cá tại trại không tập trung hoặc ít người làm quá lâu gây ảnh hưởng đến thời gian đến hộ nuôi khi đó lượng oxy trong bọc thấp gây nghẹt và hao cá hoặc cá yếu. Mặt khác việc bố trí nhân sự thả cá chưa đủ hoặc người không biết làm chưa biết tổ chức sắp xếp các công việc trước – trong –sau.
Vận chuyển thời gian không quá 3 giờ đối với cá từ 3 phân trở lên, cá từ 1.5 đến 2.5 phân thời gian đóng đến nơi thả không quá 4 tiếng. Cá nhỏ hơn 1 phân thời gian đóng bọc đến thả không quá 6 giờ. Phương tiện vận chuyển phải tính toán được thời gian, và hiểu rõ sự ảnh hưởng đến cá nếu vận chuyển quá lâu. Sắp xếp tổ chức nhân sự thả cá đảm bảo được hướng dẫn cụ thể và biết làm biết tổ chức.
Ao nuôi lâu không được sên vét bùn kỹ và phơi nắng sát khuẩn khi nuôi dễ lên khí độc và mầm bệnh xâm nhập. Ngoài ra chưa được bón vôi đủ lượng mầm bệnh trong đất còn và phèn dễ bị xì từ trong đất ra trong quá trình nuôi. Khi lấy nước vào không diệt khuẩn kỹ mầm bệnh trung gian vẫn còn.
Cần phải phun xịt hoặc sên vét bùn đáy ao sạch và phơi nắng kỹ ngoài ra cần đánh lương vôi nóng CaO từ 500 -800kg/ 1000 m2 đối với ao cũ đã nuôi nhiều vụ. Nên có ao lắng nước cấp nếu cá hao nhiều hoặc bệnh nặng, chuẩn bị các loại thuốc phòng và trị gan, ruột, lở loét, và các loại xử lý môi trường như khuẩn, nấm, vi sinh sẵn sàng cho vụ nuôi.
Hình 7.1. Cải tạo ao ban đầu
Hình 7.2. Rải vôi 1 tấn trên 1000m2 tại Farm Tuấn Nghị Cà Mau
Hình 7.3. Bơm 0,2m nước ngâm vôi 2-3 ngày sát khuẩn
Hình 7.4. Tạt Kill alga drt sau khi thả cá tại Farm Tuấn Nghị Cà Mau ngừa hao hụt.
Cá dưới 1.2 phân cá nhỏ ăn chủ yếu là thức ăn động vật phù du như trứng nước – moina, copepoda, giun nhiều tơ, các loại này có cấu tạo thường dạng ống và chúng rất nhạy với môi trường. Nếu môi trường xấu việc gây tạo chúng không lên hoặc lên ít ngoài ra hệ dinh dưỡng nuôi gây chúng cần chuyên dụng, và chúng cần thêm khoáng đa-vi lượng và beta glucan để tăng sức đề kháng và duy trì cho hệ dinh dưỡng này đảm bảo hệ thức ăn cung cấp đủ lượng cho cá bột ăn. Việc cung cấp thức ăn công nghiệp giai đoạn nhỏ này gần như không hiệu quả và không đủ sức, tỷ lệ đạt rất thấp cho loài cá này.
Gây thức ăn tự nhiên bằng hệ ROBI + AEC - COPEFLOC trước khi thả cá 3 -4 ngày đảm bảo đủ lượng cho cá ăn ngoài ra cần kiểm tra lượng thức ăn tự nhiên mỗi ngày và duy trì hệ thức ăn bổ sung tăng sức đề kháng bằng β-GLU B12 NEW + ANOMIN N00 để chúng đủ dinh dưỡng.
Hình 8. kiểm tra lượng moina, trứng nước & thức ăn tự nhiên 1 vợt đảm bảo đủ cho cá bột ăn
Khi thả trực tiếp không vèo cá lại, hoặc không tấm cá sát khuẩn trước trước khi thả xuống ao làm cá hao nhiều không kiểm soát được lượng hao. Trong khi thả cá đổ mạnh tay hoặc thiết bị đựng cá không bóng loáng làm trầy xước cá sau 2- 3 ngày cá hao và qua lở loét xuất huyết, trắng mình thối đuôi. Thả cá lúc trời quá nắng nước nóng không kiểm tra kỹ thông số môi trường làm sốc nhiệt cá hao. Ngoài ra khi thả cá chúng ta lội xuống gây nước đục chỗ thả cá làm giảm oxy và nước đục cá dễ nhiễm khuẩn làm bệnh dễ phát sinh. Việc đóng cá trong phi hoặc bồn lớn trên xe khi xúc cá sang xô nhỏ để xách đi làm trầy xước cá và tốn nhiều thời gian và cá mệt và yếu.
Hình 9.1. Hình xúc cá từ phi chiết ra xô để thả cá tại Farm chú 8 Bạc Liêu
Trước khi thả cá cần tạt vitamin C cho cá khỏe, ngoài ra nếu có quạt chạy quạt trước 10 – 15 phút. Sử dụng lưới mành vèo lại cho rộng rãi và đảm bảo đủ oxy và dễ dàng tắm cá, sau khi thả cá xong sát khuẩn bằng HI IODINE 9000 + muối hạt, sát khuẩn cho cá trong vèo khoảng 2-3 tiếng, cá khỏe thả vèo ra và tốt nhất trước khi thả vèo ra xác khuẩn lại lần nữa cho cá và tổng diện tích ao. Nên có cầu thang hoặc xuồng, bè để bước xuống thả cá đảm bảo nước và cá không bị sốc và va đập mạnh, nước khu vực thả cá trong. Ngoài ra các phi hoặc bồn đựng cá không chứa quá nhiều cá hoặc bố trí hút bớt nước trong phi mặt khác đảm bảo xe vận chuyển đến gần ao nuôi và nhân sự bố trí cần đủ đảm bảo việc bóc xếp an toàn tránh san chiết cá nhiều giai đoạn. Thả cần nhanh gọn để tránh thiếu oxy hoặc thời tiết nắng nóng làm cá mệt yếu.
Hình 9.2. Thả cá chốt trâu tại Farm nuôi Chú 8 Bạc Liêu
Hình 9.3. kiểm tra cá trước khi thả tại Farm anh Tùng Bạc Liêu
Cá vận chuyển xa đóng trong bọc hoặc thùng hở nên trầy xước, lở loét mắt nhìn khó thấy hoặc cá đến nơi còn sống nhưng yếu. Nếu chúng ta kỹ từng khâu và kiểm soát tốt thì cá hao sau khi thả trong 10 ngày đầu sẽ ít hơn. Nếu cá trầy xước, lở loét mà không điều trị kịp thời chữa trị cá sẽ bị bệnh chuyển qua xuất huyết và trắng mình thối đôi cá càng hao nhiều hơn và kéo dài thời gian phục hồi.
Đối với cá nhỏ hơn 1.2 phân khẩu phần dinh dưỡng và thức ăn tự nhiên là rất quan trọng cần tạt thêm β-GLU B12 NEW + ANOMIN N00 + C tạt mỗi ngày để cá khỏe mạnh đặt biệt kiểm tra lượng thức ăn tự nhiên cho cá.
Đối với cá từ 1.5 phân trở lên việc hao hụt cá chết nổi lên chúng ta vớt và cân lượng hao cá chết mỗi ngày tạo ra nhiều khuẩn và khí độc làm môi trường biết động nếu lượng chết nhiều cần phải thay nước 20 đến 30% nước. Nước thay được cấp từ ao lắng và được xử lý sạch khuẩn. Ngoài ra cần phải diệt khuẩn bằng HI IODINE 9000 + GUGI POND 99 + muối hạt để xác khuẩn cho cá. Việc cho ăn khoảng 20-30% tổng lượng thức ăn cần cho ăn và trộn thuốc NEO ZYM + SUPER AS liều 3-4g/kg thức ăn cho ăn 3 ngày đầu liên tục. Cần theo dõi lượng cá hao nếu thấy tăng chúng ta nên diệt khuẩn mỗi ngày và chiều tạt Yuca Zym để làm sạch môi trường kết hợp thay nước khoảng 20 -30% nước giúp cá khỏe hơn và hạn chế lây lan.
Hình 10.1. Cá hao 5 ngày đầu và qua bệnh trắng mình biểu hiện có vệt
Hình 10.2. Cá bị bệnh nặng qua xuất huyết trắng mình thối đuôi trong 5 ngày đầu thả cá
Nên cải tạo ao kĩ ban đầu và xử lý nước kỹ và chuẩn các thông số môi trường mới thả cá.
Thức ăn tự nhiên quyết định đến tỷ lệ hao hụt cá nuôi nhỏ hơn 1.5 phân nên gây đủ lượng và đủ chất dinh dưỡng cho cá bột ăn và khỏe đủ sức đề kháng giúp đạt đầu con.
Việc chọn trại giống và dịch vụ cấp cấp giống uy tín chất lượng có trách nhiệm cao và chuyên môn ngành thủy sản là rất quan trọng trong nuôi cá chốt trâu.
Người nuôi cần hiểu rõ quy trình nuôi cá và phòng ngừa bệnh tránh sự hao hụt nhiều trong khi thả nuôi.
Mật độ thả cá lớn hơn 50 con/m2 cần có quạt oxy để đảm bảo đủ cung cấp oxy cho cá phát triển.
Cá giống nên thả từ 1.5 – 2.5 phân và thời gian vận chuyển gần không quá 4 tiếng từ khi đóng đến nơi thả.
Việc thả cá lớn hơn 2.5 phân rất dễ hao và khó kiểm soát được số lượng nên cần phải vận chuyển gần, mật độ chứa trong phi với bồn thể tích 200 lít không quá 10kg cá/phi có oxy đầy đủ, vận chuyển xe lạnh và thời gian đóng và vận chuyển đến nơi thả không quá 4 tiếng. Trong 2 tiếng vận chuyển thấy cá hao chết nên vớt ra hoặc thấy cá hao nhiều chuẩn bị nước và thay trong khi vận chuyển.
Hình 11. Các sản phẩm hỗ trợ trong quá trình thả cá
Tác giả
KS.Trần Quốc Trường
KS. Trần Huỳnh Như
Viết bài tập hợp số liệu hình ảnh: Trần Huỳnh Như -Trần Quốc Trường
Chỉnh sửa kiểm duyệt: Lê Trung Thực
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |