Decapod iridescent virus 1 hay Div1 lây nhiễm khoảng một phần tư trang trại nuôi tôm ở trung tâm nuôi tôm thuộc Quảng Đông (Trung Quốc), làm tôm nuôi chết hàng loạt trong vòng vài ngày.
Dịch bệnh Div1
Các trang trại nuôi tôm ở Quảng Đông (Trung Quốc) rơi vào khủng hoảng khi tôm nuôi bị tấn công bởi dịch bệnh nguy hiểm Decapod iridescent virus 1 (Div1) làm sụt giảm sản lượng tôm và đe dọa sinh kế của hàng chục nghìn hộ gia đình.
Trung Quốc lần đầu tiên xác định một loại virus bí ẩn ở tôm thẻ chân trắng (đã được đặt tên là Div1) tại tỉnh Chiết Giang vào tháng 12/2014. Mặc dù gây hại nghiêm trọng và lây lan nhanh nhưng Div1 không được chú ý ở thời điểm này vì được kiểm soát tương đối tốt.
Đến năm 2018, virus Div1 đã được tìm thấy trong các trang trại nuôi tôm ở 11 tỉnh khác ngoài Chiết Giang.
Vụ dịch Div1 nghiêm trọng xảy ra vào năm 2019, khi toàn bộ lưu vực Đồng bằng Châu Giang đồng loạt nhiễm dịch. Tại thị trấn Da'ao, 65% ao nuôi bị nhiễm virus dẫn đến thua lỗ nặng, ảnh hưởng sinh kế của 20.000 người nuôi tôm trong khu vực này.
Lần dịch này bắt đầu từ tháng 2/2020, đến này đã ảnh hưởng đến 25% diện tích tôm nuôi ở vùng nuôi tôm tập trung thuộc tỉnh Quảng Đông.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh Div1
Div1 gây ảnh hưởng đến hầu hết các loài tôm nuôi phổ biến như tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh, tác động tất cả size tôm dù nhỏ hay lớn. Dịch bệnh lây lan nhanh, hiện nay vẫn chưa có biện pháp kiểm soát, tôm thường chết sạch sao 2 -3 ngày phát hiện dấu hiệu mắc bệnh đầu tiên. Dịch bệnh giảm bớt trong những tháng mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ cao hơn, theo kinh nghiệm của nông dân thì nhiệt độ trên 30oC có thể sẽ giảm lây lan virus.
Các dấu hiệu bị nhiễm bệnh được ghi nhận là: tôm đỏ thân, mềm vỏ, chìm xuống đáy ao.
Dấu hiệu tôm thẻ nhiễm Div1
Triệu chứng lâm của tôm càng xanh bị nhiễm tự nhiên với DIV1. (A) Tổng thể một con tôm bị bệnh trong nước. (B) Cận cảnh: Mũi tên màu xanh cho thấy khu vực màu trắng dưới lớp biểu bì. Mũi tên trắng biểu thị teo gan, phai màu và ố vàng.
Nguồn gốc, phương thức lây lan bệnh Div1 vẫn chưa được xác định rõ ràng và vẫn chưa tìm được cách trị bệnh. Do không có cách nào hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan, nhiều người nuôi tôm ở Quảng Đông không cho phép người ngoài, bao gồm bạn bè và gia đình đến gần ao nuôi. Hiện nay những người nuôi tôm ở vùng dịch được khuyên thu hoạch ngay tôm khi có dấu hiệu bệnh, cải tạo ao chờ đến thời tiết phù hợp mới thả nuôi vụ mới.
Tác giả: Hoài An
Đăng ngày: 13/04/2020 - Nguồn: tepbac.com
Xem thêm các Video hữu ích trong phòng và trị các bệnh phổ biến trên tôm thẻ tại đây >>
Viết bình luận