TÔM THẺ VÀ CÔNG NGHIỆP NUÔI TÔM THẺ BỀN VỮNG

TÔM THẺ VÀ CÔNG NGHIỆP NUÔI TÔM THẺ BỀN VỮNG
Chia sẻ:

Tôm thẻ và công nghiệp nuôi tôm thẻ hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại các nước có điều kiện tự nhiên như ven biển, nước lợ,... Việt Nam là một trong những quốc gia lớn nhất về xuất khẩu tôm, cũng đang dần chuyển từ mô hình nuôi tôm truyền thống sang mô hình nuôi tôm thẻ công nghiệp hiện đại và bền vững. Trong bài viết này, công ty Âu Mỹ AEC sẽ giới thiệu ích và giá trị con tôm thẻ cải thiện đời sống kinh tế cho bà con nuôi trồng thủy sản (NTTS) nói riêng và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá về tôm thẻ và công nghiệp nuôi tôm thẻ, và tìm hiểu tại sao đây một trong những ngành nông nghiệp cải thiện đời sống bà con nông dân nhanh nhất.

Tôm thẻ được xem là con giống tiềm năng trong ngành nuôi trồng thủy sản

Tôm thẻ là gì?

Tôm thẻ - phổ biến là tôm thẻ chân trắng, thuộc dạng tôm Pandan, sống trong môi trường nhiệt độ dao động 26 – 28oC kèm độ mặn khá cao. Ngoài ra, tôm thẻ còn sống được trong môi trường nước lợ hoặc nước ngọt (với điều kiện dưới đáy nước có độ mặn phù hợp).

Tôm thẻ chân trắng

Hình 1: Tôm thẻ chân trắng
Đặc điểm chung: 
  • Chúng có lớp vỏ màu trắng trong và mỏng nên bà con có thể nhìn thấy được phần thịt cũng như nội tạng ở phần đầu tôm. Thân tôm thẻ có màu xanh hoặc màu vàng đất rất nhạt, gồm có 6 đốt và chân của chúng có màu trắng ngà. Râu tôm trắng dài và không có gai phụ.
  • Mùa sinh sản của chúng diễn ra vào tháng 12 cho đến tháng 4, có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống hiện tại của chúng. Kích thước tôm cái sẽ lớn hơn tôm đực.
  • Tôm thẻ thuộc loài tôm đẻ trứng nhưng trứng không nở trong bụng, thay vào đó tôm sẽ đẻ trứng ra bên ngoài, rồi nở thành ấu trùng và dần dần phát triển thành con tôm.

Giá trị tôm thẻ mang lại cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Sản lượng tôm các tỉnh năm 2020

Hình 2: Sản lượng tôm các tỉnh năm 2020
Năm 2020, ngành thủy sản tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng. Tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ đạt 950.000 tấn (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019 với tỉ lệ đạt 750.000 tấn), trong đó tôm sú đạt 267.7 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng đạt 632.3 nghìn tấn. 
Mức tăng trưởng tuy không nhiều, nhưng trong bối cảnh hiện tại chúng ta vẫn duy trì và có tăng trưởng dương. Đây là một trong những điểm rất thành công trong việc chỉ đạo, điều hành lĩnh vực thủy sản năm 2020.
Đặc biệt 3 tỉnh ven biển ĐBSCL nuôi tôm gồm (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu) chiếm sản lượng tôm cao nhất so với tất cả các vùng khác. Các vùng tuân thủ tốt quy định của Bộ Nông nghiệp về : 
  • Lựa chọn vị trí địa lý thuận lợi để quy hoạch nuôi tôm thẻ, không nuôi kết hợp với các vật nuôi khác như cua, cá, tép,... chọn hệ thống cấp và xử lý nước không gây ô nhiễm môi trường.
  • Người nuôi thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo hệ thống đê bao để tôm và các chất thải chưa xử lý ra môi trường bên ngoài. 
  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Tôm thẻ chân trắng là con giống công nghiệp tiềm năng trong ngành nuôi thủy sản

Tôm thẻ có giá trị thương mại cao vì thịt tôm thẻ thơm ngon, chất lượng, đặc biệt là giá trị dinh dưỡng cao:
  • Ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ tại vùng ĐBSCL đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại lợi ích kinh tế giúp tăng thu nhập cho bà con nông dân địa phương và toàn quốc.
  • Việc nuôi tôm thẻ giúp giảm thiểu việc khai thác hải sản hoang dã, đánh bắt tôm cua cá nhỏ, giảm thiểu tác động khí thải nhà kính đối với môi trường.
  • Với những lợi ích mà tôm thẻ mang lại cho vùng ĐBSCL, việc phát triển công nghiệp thủy sản bền vững là một hướng phát triển kinh tế đầy tiềm năng.

Ngành tôm Việt Nam đột phá tại nhiều thị trường trên thế giới

Hình 2: Ngành tôm Việt Nam đột phá tại nhiều thị trường trên thế giới 

Lợi ích của tôm thẻ đối với bà con nuôi trồng thủy sản
Tôm thẻ có rất nhiều lợi ích, không những là một hoạt động kinh doanh tiềm năng cho bà con nuôi trồng thủy sản mà còn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường:

  • Tôm thẻ có tốc độ sinh trưởng nhanh và thời gian nuôi ngắn hơn so với các loài tôm khác như tôm sú, tôm hùm, tôm cá và tôm thẻ thương phẩm có thể được thu hoạch sau 3-4 tháng nuôi.

  • Chúng có thể được nuôi trên nhiều môi trường khác nhau như bùn, nước lợ, nước ngọt và nước mặn, vì vậy bà con có thể lựa chọn phương pháp nuôi phù hợp với điều kiện của mình.

  • Việc nuôi đem lại lợi nhuận cao hơn so với nuôi các loại tôm khác, phù hợp nhiều người có nguồn lực tài chính khác nhau, tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất cao và giá bán tốt trên thị trường.

  • Là một trong các loại hải sản giàu dinh dưỡng, giàu protein và chất béo omega-3, có lợi cho sức khỏe con người.

  • Tôm thẻ cũng là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho bà con nuôi trồng thủy sản.

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng sau 3 tháng nuôi

Hình 3: Thu hoạch tôm thẻ chân trắng sau 3 tháng nuôi

Ngành công nghiệp nuôi tôm bền vững cho bà con NTTS

Ưu điểm ngành công nghiệp nuôi tôm bền vững hiện nay 

Ưu điểm: Ao được xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, có đầy đủ các trang thiết bị phương tiện để quản lý và vận hành.
  • Giá trị kinh tế cao: Với nhu cầu càng tăng của thị trường về tôm thẻ, tôm thẻ là một ngành kinh doanh rất hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Tiềm năng phát triển lớn: Đặc biệt là tại các nước có nền kinh tế phát triển, như các nước Châu Á và Nam Mỹ.
  • Thân thiện với môi trường: Để đảm bảo nuôi tôm thẻ bền vững, các doanh nghiệp phải sử dụng các giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: Tôm thẻ là một trong những sản phẩm thủy sản được ưa chuộng nhất trên thế giới.
  • Đóng góp vào sự an ninh lương thực: Ngành nuôi tôm thẻ bền vững cũng đóng góp vào sự an ninh lương thực, giúp cung cấp thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho thị trường.
  • Hình thức nuôi: Diện tích ao nuôi từ 0,2 - 0,5 ha cần phải đầu tư về vật chất và trang bị kỹ thuật nuôi khá hoàn thiện. Nước trước khi nuôi phải khử trùng để diệt mầm bệnh và diệt tạp. Mật độ nuôi công nghiệp cho tôm thẻ chân trắng từ 100-200 con/m2. 
  • Tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre hiện nay được xem là vùng nuôi tôm công nghệ cao nhiều – Ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ đã và đang là hình thức gia tăng sản lượng nuôi tôm cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Giá thành tôm thẻ chân trắng trên thị trường 

Tại miền Tây nhiều năm qua có chu kỳ tôm tăng giá từ cuối quý 3 năm trước đến cuối quý 1 năm sau. Thời gian còn lại là giá bình thường. Giá thấp điểm nhất là cuối quý 2 và quý 3

Biến động giá tôm thẻ năm 2021-2022

Hình 4: Biến động giá tôm thẻ năm 2021-2022
Vài năm gần đây, quy trình nuôi tôm có nhiều cải tiến, người nuôi chủ động hơn trong việc kiểm soát môi trường nuôi, có thể điều chỉnh thời gian nuôi kéo dài hơn, nhờ đó hạn chế nhiều việc thu hoạch ồ ạt và gián tiếp hạn chế việc giảm giá tôm thương phẩm, tác động bởi cung cầu như phân tích.

Những thách thức và giải pháp cho công nghiệp nuôi tôm bền vững

Những thách thức hiện nay đối với ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ

Ngành công nghiệp nuôi tôm trắng hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm các vấn đề về dịch bệnh, thay đổi khí hậu, thị trường, môi trường và kỹ thuật nuôi:
  • Dịch bệnh: Công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng đang gặp phải nhiều vấn đề về dịch bệnh, đặc biệt là EHP - Vi bào tử trùng, EMS/AHPND chết sớm/gan tụy cấm, WSSV - đốm trắng do vi rút . Điều này gây ra tổn thất kinh tế lớn cho bà con nuôi trông thủy sản. Xem thêm bài Vi khuẩn và cách diệt khuẩn

Biến động môi trường đến tôm nuôi

Hình 5: Biến động môi trường đến tôm nuôi
  • Thay đổi khí hậu: Tôm thẻ là loài có khả năng sống chịu đựng cao nhưng chúng vẫn bị ảnh hưởng bởi những biến đổi khí hậu đột ngột, như nước biển nóng, mưa lớn hoặc hạn hán.
  • Thị trường: Tôm thẻ chân trắng Việt Nam đang đối mặt với nhiều cạnh tranh từ các nước sản xuất tôm khác như Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia... Thị trường yêu cầu tôm thẻ Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và giá cả cạnh tranh.
  • Môi trường: Với quy mô sản xuất lớn, các nhà máy chế biến, khu công nghiệp xả nước ra sông, người nuôi tôm còn xả thải ra sông, những rác thải sinh hoạt hay cải tạo sên vét còn đổ ra sông làm nguồn nước ô nhiễm nặng, người nuôi tôm gặp nhiều thử thách. 
  • Kỹ thuật nuôi: Mặc dù tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi và sinh trưởng nhanh, nhưng việc nuôi tôm vẫn đòi hỏi một kỹ thuật nuôi tốt, đa số người nuôi chỉ học kinh nghiệm lẫn nhau. Các kỹ thuật chọn giống, hệ đệm ao nuôi tôm, các điều kiện môi trường như pH, oxy hòa tan, quản lý thức ăn, ... là những điều kiện căn bản để thành công. 

Biện pháp để vượt qua thách thức trong ngành 

Để vượt qua những thách thức trên, bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp như sau:
  • Sử dụng các sản phẩm kháng sinh tự nhiên và các giải pháp sinh học để giảm thiểu sự lây nhiễm bệnh tật trong nuôi tôm. Đặc biệt tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm ở giai đoạn nhỏ (post) cho đến khi trưởng thành bằng sản phẩm AEC-Copefloc và AEC-Bio Alga (Super Floc).
  • Tăng cường quản lý môi trường: Thực hiện các biện pháp như tăng cường quản lý nước, kiểm soát chất thải bằng cách sử dụng các sản phẩm có uy tín, hiệu quả, không gây ảnh hưởng đến tôm như vi sinh Enzyme Plus, Bacillus US
  • Tôm giống: Chọn con giống sạch, uy tín, có xét nghiệm tôm không bệnh.

Các yếu tố vượt qua thách thức ngành nuôi tôm thẻ chân trắng

Hình 6: Các yếu tố vượt qua thách thức ngành nuôi tôm thẻ chân trắng
  • Tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân xây dựng hệ thống xử lý nước thải hay sử dụng công nghệ nuôi tôm hoàn lưu KIN 68, chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài; tăng cường công tác quản lý từng vùng nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh phục vụ tốt sản xuất.
  • Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Những nỗ lực để cải thiện kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, tạo ra các sản phẩm, hệ thống mô hình dùng để nuôi tôm thẻ chân trắng chất lượng cao, an toàn và bền vững đòi hỏi sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Ứng dụng 3 nguyên tắc bất di bất dịch dùng trong nuôi tôm, cá.
  • Xây dựng các chứng nhận chất lượng: Việc xây dựng các chứng nhận chất lượng như VietGAP, GlobalGAP giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và chế biến theo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
  • Phát triển thị trường: Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các thị trường mới để mở rộng kinh doanh, tập trung vào các yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm của khách hàng.
  • Thực hiện hợp tác xã: nuôi tôm thẻ chân trắng có thể giúp cải thiện kỹ thuật nuôi, tăng cường sức mạnh cạnh tranh và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
  • Chính phủ: Cần có chính sách giá điện điện hỗ trợ người chăn nuôi về khung áp giá điện, không những nuôi tôm công nghệ cao mới áp giá điện mà người nông dân nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, mật độ thưa, hay nuôi cá, ếch, lươn cần sử dụng điện. Ngành điện nên có chính nhanh sách hỗ trợ nông dân chăn nuôi để cùng xây nhau phát triển bền vững ngành thủy sản nước nhà.

 

Viết bài Ks: Nguyễn Thị Kim Thoa
 
Một số sản phẩm chuyên sử dụng trong quá trình nuôi tôm
 

Đang xem: TÔM THẺ VÀ CÔNG NGHIỆP NUÔI TÔM THẺ BỀN VỮNG

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.