👉 Bà con Đăng ký hội viên AEC để tích lũy điểm thưởng thăng hạn và đổi quà.
Amoniac (NH3) là một trong những chất độc phổ biến và nguy hiểm nhất trong môi trường nước ao nuôi tôm cá. NH3 không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thủy...
Khu vực mua hàng
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Tảo khuê (hay còn gọi là tảo Silic) - Đây là một trong những loại tảo mang nhiều lợi ít nhất trong ngành trong nuôi trồng thủy sản. Tảo khuê được xem là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho tôm. Tảo khuê không những gây màu nước đẹp mà còn có khả năng ngăn ngừa các loại tảo sợi (tảo gây độc) khác xuất hiện trong ao nuôi tôm. Vây, bí mật của tảo khuê là gì? Cách gây tảo khuê trong ao tôm như thế nào? Trong bài viết này, Âu Mỹ AEC gửi đến bà con cách gây màu tảo khuê trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả và an toàn, mời bà con cùng xem qua bài viết dưới đây.
Tảo chính là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi, tảo có thể tự tổng hợp dinh dưỡng thông qua cơ chế quang hợp, giúp tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho tôm, là nguồn thức ăn cho ấu trùng tôm cá và các động vật phù du khác.
Một số loài tảo xuất hiện phổ biến trong ao nuôi như tảo lục, tảo silic, tảo lam, tảo giáp, tảo mắt. Sự hiện diện và xuất hiện tảo trong ao nuôi tôm không chỉ là yếu tố tạo nên môi trường sống tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng của tôm.
Hình 1: Định nghĩa tảo trong ao nuôi
Tảo khuê là nguồn thức ăn đa dạng, cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất dinh dưỡng giúp tôm, cá ăn mau lớn:
Một số loài tảo xuất hiện phổ biến trong ao nuôi như tảo lục, tảo silic, tảo lam, tảo giáp, tảo mắt. Sự hiện diện và xuất hiện tảo trong ao nuôi tôm không chỉ là yếu tố tạo nên môi trường sống tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng của tôm.
Tuy nhiên, việc quản lý tảo trong ao nuôi tôm cũng cần được chú trọng. Một số loại tảo có thể phát triển quá mức và gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến sự thoát nước và giảm hiệu suất nuôi. Việc điều phối số lượng tảo và duy trì cân bằng môi trường ao là điều cần thiết để đảm bảo nuôi tôm hiệu quả và bền vững.
Một số tảo trong ao nuôi tôm
Tảo lục (Chlorophyta): Gây màu nước xanh nhạt (đọt chuối non), là một loại tảo có lợi trong ao nuôi. Tảo lục có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn Vibrio. Tảo có kích cỡ nhỏ, không gây mùi cho tôm, phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ mặn <10ppm.
Hình 2: Tảo lục trong ao nuôi tôm
Chúng có hình dạng như sợi hoặc đống nhỏ. Tảo lục thường sống phía trên mặt nước và có khả năng quang hợp cao. Điều đặc biệt về tảo lục là chúng có khả năng sản xuất oxy trong quá trình quang hợp, giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường ao nuôi.
Tảo khuê (Bacillariophyta): Hay còn gọi là tảo silic, gây màu nước vàng nâu (màu trà). Tảo khuê thuộc nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao nhất và là nguồn thức ăn rất tốt cho tôm. Tảo khuê thường xuất hiện ở nước lợ mặn hoặc nước mặn vào đầu vụ nuôi và thuộc nhóm màu nước thích hợp nhất để nuôi các loài thủy sản.
Hình 3: Tảo khuê trong ao nuôi tôm
Nhóm tảo khuê thường xuất hiện trong ao nuôi tôm sú là Chaetoceros sp., Skeletonema sp., Nitzschia sp. và Navicula sp., đây là những nhóm tảo có thành phần dinh dưỡng tương đối cao và là nguồn thức ăn rất tốt cho ấu trùng của các loài thủy sinh vật giai đoạn sống đáy. Khi quần thể tảo này chiếm ưu thế nước cao sẽ có màu vàng nâu hay vàng lục.
Tảo lam (Cyanophyta) hay khuẩn tảo lam: Gây màu nước xanh đậm (xanh rêu) nổi váng trên mặt nước đặc biệt là nơi cuối gió. Tảo lam thường bám vào mang tôm, làm cản trở quá trình hô hấp, khiến tôm có mùi hôi và gây hiện tượng nở hoa trong nước, phân bố chủ yếu ở cả nước ngọt, lợ, mặn.
Hình 4: Tảo lam trong ao nuôi tôm
Tảo lam tồn tại ở dạng tập đoàn hoặc dạng sợi, hình chuỗi hạt phân nhánh, được chia làm 2 loại là lam dạng sợi và lam dạng hạt. Tảo lam dạng sợi thường thấy như: Nostoc sp., Anabaena sp., Oscillatoria sp.,... Tảo lam dạng hạt thường thấy là Microcystis sp.,… Khi tảo lam xuất hiện nhiều trong ao nuôi sẽ làm cho tôm nuôi có mùi hôi, đồng thời còn là nhóm thải ra chất nhầy ở màng tế bào có thể gây tắc nghẽn mang của tôm. Một số trường hợp tôm bị phân trắng thường tìm thấy nhóm tảo này trong đường ruột tôm ở dạng chưa tiêu hóa.
Tảo mắt: Gây màu nước nâu đen,màu đỏ, có dạng hình tròn hoặc bầu dục. Thức ăn dư thừa có trong ao là điều kiện lý tưởng cho tảo mắt phát triển. Tảo xuất hiện nhiều cản trở đến hàm lượng oxy trong nước, đây là tảo đặc trưng cho môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm hữu cơ. Phân bố chủ yếu ở nước ngọt hoặc nước lợ mặn.
Hình 5: Tảo mắt trong ao nuôi tôm
Chúng có xu hướng tụ tập lại thành các đám và phát triển nhanh chóng trong nước ao nuôi. Tảo mắt thường xuất hiện khi có sự tăng đạm và thay đổi pH trong ao.
Tảo giáp: Gây nước màu đỏ nâu, xuất hiện váng màu nâu đỏ trên mặt nước. Anhr hưởng đến đường ruột, tôm khó tiêu hóa nếu tôm ăn phải. Chúng có vỏ bọc chắc chắn và có khả năng tạo thành các cụm lớn trong ao nuôi. Tảo giáp thường phát triển khi có sự tăng lượng chất thải hữu cơ trong ao và có thể gây tắc nghẽn và cản trở sự lưu thông của nước.
Hình 6: Tảo giáp trong ao nuôi tôm
Các loại tảo phổ biến nhất thường “nở hoa” trong ao tôm là tảo lam, tảo mắt và tảo giáp. Tùy vào từng loại tảo và điều kiện dinh dưỡng khác nhau mà thời gian nở hoa cũng khác nhau.
Tảo phát triển quá mức đến lúc nở hoa sẽ gây ra hiện tượng tảo tàn, làm ô nhiễm nước ao. Chất lượng nước xấu, khí độc NH3/NO2 tăng cao và lượng oxy hòa tan giảm mạnh và xác tảo sẽ mắc vào mang tôm gây ảnh hưởng đến tôm. Ngoài ra, tôm ăn phải xác tảo tàn sẽ dễ gây ra các bệnh đường ruột cho tôm, làm tôm chậm lớn và ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ.
Hình 7: Dấu hiệu tảo nở hoa
Ao nuôi hình thành tảo thường ở giai đoạn tôm trên 2 tháng tuổi, trong ao nuôi thương phẩm, thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao, từ dó hình thành những hiện tượng nước nổi bọt khó tan, tôm bị stress, tảo bám đầy trên mang tôm làm tôm khó thở, không hô hấp được.
Hình 8: Tảo hình thành trong ao nuôi, xuất hiện nhiều nhất là tảo lam, tảo mắt, tảo giáp
Để khống chế được các các loại tảo độc không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi, bà con nên xây dựng được màu tảo khuê từ giai đoạn đầu. Tảo khuê chính là một trong những ngành tảo được gây nhiều nhất trong hệ thống nuôi tôm thành công.
Một trong những các ngành tảo phổ biến được bà con ưa chuộng nhất hiện nay đó chính là tảo khuê. Tảo khuê hay còn gọi là tảo silic, tảo khuê mang đến nhiều lợi ích quan trọng và đa dạng, tạo thành một hệ thống sinh thái tự nhiên và phong phú, giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường ao nuôi:
Hình 9: Hình ảnh nước màu trà trong ao nuôi lót bạt 100%
Những ứng dụng quan trọng của tảo khuê trong ương nuôi ấu trùng tôm, đó là:
Nguồn dinh dưỡng có trong tảo khuê giúp tôm khỏe mạnh và đạt được năng suất cao:
Khi thả tôm post thả còn nhỏ quá trình hấp thụ cũng như thức ăn chính của chúng là tảo do đó việc duy trì và phát triển hệ tảo trong ao là rất cần thiết. Khi hệ tảo trong ao ổn định tôm phát triển nhanh và sức đề kháng tốt vì chúng có nhiều ưu điểm:
Hình 10: Hình ảnh nước màu trà trong ao đất bạt bờ
AEC-Copefloc men vi sinh đa năng từ công ty Âu Mỹ AEC đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong ngành thủy sản. AEC-Copefloc thúc đẩy tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, gây tảo khuê, gây nước màu trà. Xử lý khí độc NH3, H2S, NO2, tạo lợi khuẩn ngừa Vibrio và EHP trên tôm.
Đặc tính của men vi sinh cho tôm AEC-Copefloc:
Hình 10: Màu nước tảo khuê trong ao quảng canh
Cách gây màu tảo khuê đạt chuẩn bằng AEC-Copefloc bà con cần thực hiện:
Lưu ý: Khi mật độ tảo trong ao quá dày hoặc có tảo độc xuất hiện, bà con sử dụng:
Hình 10: Chuyên gia môi sinh kiểm tra thức ăn tự nhiên tại nhà Bác Sáu - Cà Mau
Ngoài việc gây màu tảo khuê trong ao nuôi tôm, AEC-Copefloc còn có khả năng tạo được nguồn thức ăn tự nhiên như trùng chỉ, ốc gạo, copepoda, crill,...Đây là nguồn thức ăn quý giá và rất tốt cho sự phát triển của tôm, đặc biệt làm nguồn thức ăn cho ấu trùng tôm ở giai đoạn ấu trùng.
AEC copefloc gây và phát triển hệ floc và copepoda trong ao nuôi tôm ổn định.
Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm một số lưu ý trong quá trình ủ men AEC-Copefloc dưới sự hướng dẫn từ Ths. Lê Trung Thực. Từ đó bà con sẽ đúc kết được những kinh nghiệm và cách sử dụng đánh hiệu quả nhất trong quá trình gây màu tảo khuê trong ao nuôi tôm.
Nếu bà con có bất kỳ câu hỏi nào về cách ủ men vi sinh AEC-Copefloc gây màu tảo khuê thì hãy liên hệ ngay với công ty Âu Mỹ AEC qua Hotline 0855 678 679 - 094 705 2163 hoặc Website AuMyAEC.com để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ kỹ sư công ty!
Một số sản phẩm sử dụng trong quá trình gây màu tảo khuê từ Công ty Âu Mỹ AEC.
Viết bài: Ks. Nguyễn Thị Kim Thoa
Chỉnh bản thảo: Ks. Trần Châu Liêm
Duyệt nội dung: Ths. Lê Trung Thực
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Viết bình luận