Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Phèn thường có hai loại phèn sắt (phèn nóng) và phèn nhôm (phèn lạnh), có khi xuất hiện hỗn hợp của cả hai loại phèn này trong điều kiện pH của môi trường nước thấp. Ao nhiễm phèn thường rất khó có thể xử lý triệt để, cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây ra phèn trong ao nuôi tôm
Hình 1.1: Phèn tiềm tàng trong đất và trên mặt đất ao tôm
Nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn là do vùng đất tại ao có chứa hàm lượng sulfat cao. Đất nhiễm phèn là loại đất được hình thành ở vùng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Các sinh vật này bị phân huỷ yếm khí, giải phóng ra lưu huỳnh (S). Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh (S) sẽ kết hợp với nguyên tố sắt có sẵn trong phù sa tạo thành hợp chất Pyrite (FeS2).
Khi tiếp xúc với không khí, pyrite trong đất ẩm bị oxy hóa hình thành các oxít sắt và axít sulfuric. Axít sulfuric làm tan sắt và kim loại nặng trong đất như nhôm, kẽm, mangan, đồng từ đất. Kết quả là đất bị chua, nước có pH thấp (gọi là đất nhiễm phèn) và chứa các kim loại độc hại vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôm cá.
Mặt khác khi mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ ao xuống cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn.
Dấu hiệu nhận biết ao bị nhiễm phèn
Dấu hiệu cho biết vùng đất nhiễm phèn thường có màu xám đen, vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao, khi phơi khô đất thường có phấn trắng, đối với ao nuôi tôm trên những vùng đất như thế này thì việc xử lý phèn sẽ rất khó.
Nước ao trong hơn hoặc chuyển màu trà nhạt, có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra không có tảo phát triển và nhất là sau khi mưa mà có hiện tượng này xảy ra.
Toàn bộ thân tôm chuyển từ màu sáng trong sang màu vàng nhạt đến vàng đậm, chạm vào vỏ tôm có cảm giác cứng hơn bình thường, đồng thời mang tôm chuyển sang màu vàng và sơ cứng lại.
Tôm khó lột xác và bắt đầu bỏ ăn sau những trận mưa kéo dài, nếu ao bị phèn nặng tôm sẽ dạt bờ tấp mé và chết rải rác, do ngạt thở bởi phèn bám nhiều vào mang tôm cản trở quá trình hô hấp của tôm.
Hình 2.1: Tôm bị đóng phèn ở mang và tấp mé khi nước nhiễm phèn
Tác hại của phèn trong ao nuôi tôm
Phèn sẽ tác động xấu đến môi trường nước cũng như đến tôm trong ao nuôi, đất phèn thường đi đôi với pH thấp, lượng canxi, Mg cũng rất ít làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước.
Hình 3.1: Đất và nước nhiễm phèn nặng có màu vàng cam
Làm tôm khó lột vỏ nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ của loài giáp xác như tôm. Tạo nên hiện tượng tôm bị mềm vỏ hoặc tôm bị lột vỏ không hoàn toàn, bị “bệnh vảnh mang” dính vỏ ở tôm nhỏ làm cho tỉ lệ sống của tôm không cao.
Đất phèn tạo ra môi trường acid ngăn cản quá trình hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể, làm tôm chậm lớn. Nước phèn làm giảm khả năng gắn kết giữa ôxy và hợp chất Hb (Hemoglobin) trong máu, quá trình hô hấp tăng cao làm cho tôm mất nhiều năng lượng hơn từ đó giảm khả năng sinh trưởng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi.
Hợp chất phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm, đặc biệt khi tôm còn nhỏ.
Hình 3.2: Tôm bị đóng phèn mang và chân khi ao nuôi nhiễm phèn
Giảm độ kiềm và pH ao nuôi, phá hủy nguồn thức ăn tự nhiên và tạo màng nhớt do Fe3+ hòa tan vào nước tạo thành ván màu cam, vi khuẩn ưu sắt phát triển tạo màng dầu.
Ngoài ra ao nuôi bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, “nước ao trong”, từ đó rất khó gây màu nước ao nuôi tôm. Thông thường ao nuôi bị nhiễm phèn màu nước sẽ thay đổi thường xuyên do sự biến động của tảo.
Cách khử phèn trong ao nuôi tôm nhờ vi sinh vật trong tự nhiên
Quá trình cách Xử lý phèn trong ao nuôi tôm diễn ra như sau:
Xử lý phèn trong ao nuôi tôm - Phản ứng 1: Phản ứngkhởi đầu
Một lượng lớn pyrite (FeS2) được tiếp xúc không khí trong giai đoạn phơi khô ao. Sự tiếp xúc của pyrite với oxy gây ra phản ứng hòa tan của nó và sự oxy hóa tự nhiên của lưu huỳnh thành sulfate, hình thành sắt II (Fe2+) và axít sulfuric:
Xử lý phèn trong ao nuôi tôm - Phản ứng 2: Sản phẩm của phản ứng
Các sản phẩm của phản ứng 1 có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Thiobacillus spp chúng oxy hóa sắt II (Fe2+) (có nguồn gốc từ pyrite) thành sắt III (Fe3+):
Sản phẩm của phản ứng là Sắt III (Fe3+) sẽ:
Hình 4.1: Quá trình cách Xử lý phèn trong ao nuôi tôm do vi sinh thực hiện trong tự nhiên
+ Một phần trở thành nguồn khoáng chất cung cấp cho tôm và tảo, vi khuẩn Thiobacillus spp và các vi sinh vật trong quá trình phát triển.
+ Một phần tham gia vào phản ứng
Xử lý phèn trong ao nuôi tôm - Phản ứng 3: Chu kỳ tăng sinh
Sắt III (Fe3+): tiếp tục tham gia phản ứng với lượng pyrite dư thừa, hình thành nhiều sắt II (Fe2+):
Các sản phẩm của chu kỳ tăng sinh [sắt II (Fe2+) và axit sulfuric (H2SO4)] tham gia lại phản ứng 2. Kích thích sự sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus spp, tảo và tôm nuôi như một nguồn khoáng chất.
Trong trường hợp vắng mặt vi khuẩn Thiobacillusspp tại điểm pH là 3, nữa chu trình quá trình phản ứng này diễn ra trong khoảng 1000 ngày (nghiên cứu Stumm và Morgan 1970). Tuy nhiên phản ứng này được thúc đẩy nhanh nếu được bổ sung vi khuẩn Thiobacillus spp sắt tự dưỡng, sự phản ứng xảy ra khá nhanh. Do vậy xử lý của nước ao nữa chu trình của phản ứng này được giảm chỉ còn 20 –1000 phút (từ 1000 ngày).
Chế phẩm vi sinh BACILUS-US được sử dụng cho ao nuôi nhiễm phèn sắt (pyrite) sẽ xử lý phèn sắt và giảm dần tự nhiên theo con đường sinh học là nhờ nhóm vi sinh vật Bacillus sp. Kết quả cuối cùng pyrite (FeS2) bị cạn kiệt, nhờ đó mang tôm cá được làm sạch, không bị đóng phèn, sưng mang, giảm stress và giảm tỷ lệ chết cho tôm, cá.
Hình 4.2: Chế phẩm vi sinh Bacilus-us Xử lý phèn trong ao nuôi tôm
Một số công tác phòng tránh ao tôm bị nhiễm phèn và cách xử lý nước ao bị nhiễm phèn
- Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở các vùng đất ít bị nhiễm phèn, nên lót bạt đáy ao để tránh hiện tượng rò rỉ phèn trong ao nuôi. Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật kỹ, bón lót vôi đáy ao, sên rửa lại nhiều lần cho sạch trước khi cấp nước vào ao nuôi.
Hình 5.1: Bón vôi cải tạo ao để hạn và Xử lý phèn trong ao nuôi tôm
- Trong quá trình nuôi hạn chế bón lân cho đáy ao nuôi, khu vực bị nhiễm phèn để tăng hàm lượng phospho khử sắt và hạ phèn ao tôm. Cách này lại làm hàm lượng các tảo độc như tảo lam, tảo giáp chiếm ưu thế, phải thêm 1 bước xử lý tảo sau khi xử lý phèn. - Đối với ao nuôi bị nhiễm phèn tiềm tàng trong đất thì cần lưu ý không nên phơi ao quá lâu sẽ tạo ra các vết nứt lớn gây hiện tượng xì phèn.
- Bón vôi vào đáy ao nuôi để tăng pH, giảm phèn tuy nhiên cần bón buổi chiều mát.
- Nếu ao nuôi nước bị nhiễm phèn có thể dùng EDTA, HP 10để hạ phèn ao tôm, nên chú ý bổ sung thêm khoáng đầy đủ cho tôm.
- Hiện nay sử dụng vi sinh (Bacilus-us, VS01, BZT) cũng là cách khử nước nhiễm phèn hay xử lý phèn trong ao nuôi tôm được một số hộ nuôi áp dụng và đem lại hiệu quả rất cao. Vì trong trong vi sinh chứa các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy phèn. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm, an toàn và thân thiện môi trường mà hiệu quả hạ phèn đem lại rất cao.
Hình 5.2: Sản phẩm vi sinh Bacilus-us - thuốc khử phèn sử dụng hiệu quả đối với nước nhiễm phèn
- Mặt khác khi trời mưa, sau mỗi trận mưa, nước mưa chứa một lượng acid nhất định và lượng phèn xì trên bờ có thể theo nước mưa xuống ao, làm giảm pH đột ngột. Vì vậy trước khi mưa nên rải vôi nông nghiệp quanh bờ ao, sau khi mưa phải kiểm tra lại yếu tố môi trường và xử lý kịp thời nếu thấy có sự thay đổi.
Âu Mỹ (AEC) bảo lưu QTG
Ghi rõ nguồn aumyaec.com khi đăng lại thông tin này.
Mời quý bà con xem qua video về cách hạ phèn trong ao nuôi hiệu quả được các chuyên gia và kỹ sư của Âu Mỹ AEC thực hiện:
I. Giới thiệu Bronopol Bronopol (2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol) là một chất kháng khuẩn và chất bảo quản phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Vậy, Bronopol là gì? Đây là một hợp chất hóa học...
Nấm đồng tiền là một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm thường gặp phải. Loại nấm này có thể gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm cũng...
Bà con mình thường thấy nước mưa trong ao nuôi, nhưng ít ai để ý đến thành phần của nó. Thực tế, nước mưa không chỉ là nước đơn thuần. Khi mưa, nước từ không...
Nghiên cứu về nồng độ khí Hydrogen Sulfide (H2S) trong các mô hình nuôi tôm sú trên đất phèn hoạt động tại Cà Mau, bao gồm mô hình tôm lúa (TL), nuôi quảng canh cải...
1. FCR là gì?1.1. FCR (Feed Conversion Ratio - Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) là gì ?FCR (Feed Conversion Ratio - Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) là một chỉ số quan trọng trong...
Hiện nay, trong ngành nuôi trồng thủy sản vấn đề bệnh dịch trên tôm nuôi vẫn còn đang là một thách thức lớn cho ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn cầu. Trong đó không...
Viết bình luận