NUÔI TÔM AO ĐẤT CHẬM LỚN - CÓ NGAY GIẢI PHÁP VỚI MÔ HÌNH AEC-COPEFLOCK 63

NUÔI TÔM AO ĐẤT CHẬM LỚN - CÓ NGAY GIẢI PHÁP VỚI MÔ HÌNH AEC-COPEFLOCK 63
Chia sẻ:

Những khó khăn của việc nuôi tôm và sự cần thiết của khoáng chất trong quá trình phát triển của tôm.

Như chúng ta đã biết, nghề nuôi tôm ở Việt Nam phát triển mạnh vào những thập niên 90. Thời gian đầu của quá trình chuyển giao từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản thì việc nuôi tôm đạt rất nhiều thuận lợi, tôm rất dễ nuôi. Trong giai đoạn này nuôi tôm rất dễ dàng, chỉ cần thả con giống, tiến hành cho ăn, chạy quạt, định kỳ bón vôi, vi sinh… tôm sẽ lớn và thành công. Việc nuôi tôm rất đơn giản.

Tuy nhiên, vào những năm 2000 đến nay nghề nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu, xuất hiện các mầm bệnh mới trên tôm, chất lượng tôm giống ngày bị thoái hóa, môi trường nuôi tôm ngày ô nhiễm nặng.

Bên cạnh những nơi có vị trí địa lý gần sông lớn, giáp biển có điều kiện trao đổi nước thường xuyên, chất lượng nước tốt giúp cho việc nuôi tôm dễ dàng  thì những vùng đất không có vị trí thuận lợi như “nước tù” xa nơi biển, xa sông lớn, nước ít được trao đổi, vùng đất lão hóa, ít phù sa, nước nghèo nàn dinh dưỡng, khoáng chất kém, nhiều mầm bệnh…dẫn đến để nuôi được con tôm là vấn đề thử thách lớn.

Một trong những khó khăn trong quá trình nuôi tôm là hiện tượng tôm chậm lớn. Nguyên nhân gây chậm lớn trên tôm:

- Tôm giống chất lượng kém

- Thức ăn chất lượng kém, nấm mốc

- Mật độ nuôi quá dày, sinh khối lớn

- Tôm bị bệnh phân trắng mãn tính

- Thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn chức năng chuyển hóa

- Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn: Hội chứng chậm tăng trưởng (MSGS), Bệnh còi ở tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV), Bệnh vi bào tử trùng EHP

- Lạm dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh

- Căng thẳng (stress/shock) do môi trường nuôi: khí độc, pH cao, kiềm thấp, độ mặn thấp,…

Khi nuôi tôm, ngoài nhu cầu dinh dưỡng, đạm (thức ăn) phải đảm bảo đủ chất lượng cho quá trình phát triển của tôm, chất lượng nước phải được quản lý tốt, các yếu tố môi trường như: pH, độ kiềm ( kH), khoáng chất…

Khoáng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển và lột xác của tôm, nếu tôm thiếu khoáng sẽ dẫn đến hiện tượng như: cong thân, mềm vỏ, tôm chậm lớn, nhẹ cân, dễ bị nhiễm bệnh.

Nhu cầu khoáng của tôm, thay đổi tùy theo mật độ nuôi tôm, độ mặn, tuổi tôm. Khoáng được chia ra làm 2 loại: Đa lượng và Vi lượng.

Các loại khoáng tinh thể, có thể hòa tan trong nước thường được hấp thụ cao nhất ở dạng các ion, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành các hợp chất bền, ít tan sẽ khó được hấp thụ. Tuy vậy, việc bổ sung khoáng chất cho tôm, nếu trộn cho ăn thì hiệu quả cao hơn nhiều, thay vì tạt xuống nước.

Cách quản lý chăm sóc theo mô hình nuôi AEC Copeflock 63:

Thông tin ao nuôi:

  • Địa chỉ: Farm Tuấn Nghị Cái Nước-Cà Mau
  • Diện tích: Ao đất 1.500m3
  • Lượng tôm thả: 250.000 post
  • Mật độ nuôi ban đầu: 166 con/m2
  • Độ mặn : 5 phần nghìn
  • Thời gian nuôi: 68 ngày, từ 11/12/2021-16/2/2022
Bảng theo dõi Quy trình chăm sóc

Bảng theo dõi quy trình chăm sóc ao

Quy trình chăm sóc ao tôm

bảng theo dõi quy trình chăm sóc ao tôm

Kết quả mô hình AEC Copeflock 63 tại Farm Tuấn Nghị - Cà Mau: tỷ lệ đạt 82% mật độ sau thu 136 con/m2.Tổng thu tôm 2.135kg, size tôm thu 96 con/kg, lợi nhuận Net 67 triệu đồng.

Một số hình ảnh về tôm trong quá trình nuôi:

Một số hình ảnh về tôm trong quá trình nuôi

Hình ảnh về tôm trong quá trình nuôi tại ao

Âu Mỹ AEC khuyến cáo

Sử dụng đúng khoáng rút ngắn thời gian nuôi, giảm rủi ro, tăng lợi nhuận.

Khoáng đa vi lượng rất cần thiết cho tốc độ phát triển của tôm và ngăn ngừa được rất nhiều bệnh như: đốm đen, rớt cục thịt, lột mềm vỏ, cong thân, đục cơ, tăng sức đề kháng tôm không bị stress.

TCovi 39 và Boin 113 sử dụng hiệu quả khi nuôi độ mặn thấp 5 phần nghìn và  vùng đất nghèo dinh dưỡng  điều kiện  không cần thay nước.

AEC 9000 có thể sử dụng kích lột, bổ sung khoáng đa vi lượng giúp tôm lột vỏ đồng đều và ngừa được bệnh chậm lớn, cong thân

US FORMULA ngừa được tôm chậm lớn, sắc tố tôm hồng hào và ngừa được bệnh mềm vỏ, đục cơ, rớt rãi rát lột dính vỏ hoặc chậm lớn.

Khi độ mặn thấp dưới 5 phần nghìn nên nuôi mật độ từ 90 đến 120 con/m2 không nên nuôi quá cao.

Mùa vụ thời tiết  lạnh chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao hoặc gặp mưa nhiều, thay đổi môi trường đột ngột hoặc xung quanh có dịch bệnh đốm trắng thì tôm dễ bị đốm trắng.

Các sản phẩm điều trị ao đất chậm lớn:Bộ sản phẩm điều trị ao đất chậm lớn

Sản phẩm được sử dụng trong farm Tuấn Nghi

 

                                                                                                              Người viết bài

                                                                                                         KS Trần Huỳnh Như

                                                                                                        KS Trần Quốc Trường

Điều hành trực tiếp ao nuôi KS Trần Quốc Trường

Phê duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

 

Đang xem: NUÔI TÔM AO ĐẤT CHẬM LỚN - CÓ NGAY GIẢI PHÁP VỚI MÔ HÌNH AEC-COPEFLOCK 63

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.