GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KÝ SINH TRÙNG GREGARINE TRÊN TÔM MỚI NHẤT

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KÝ SINH TRÙNG GREGARINE TRÊN TÔM MỚI NHẤT
Chia sẻ:

Hiện nay, trong ngành nuôi trồng thủy sản vấn đề bệnh dịch trên tôm nuôi vẫn còn đang là một thách thức lớn cho ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn cầu. Trong đó không ngoại trừ bệnh phân trắng đang là nỗi lo lớn cho người nuôi tôm hiện nay ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt mùa mưa hoặc biến đổi khí hậu ngày nay thường diễn ra nhiều hơn. Một trong những nguyên nhân gây bệnh phân trắng đó là tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine.

Ký sinh trùng Gregarine là gì? Khái niệm về ký sinh trùng Gregarine trên tôm

Gregarine là nguyên sinh động vật (protozoa) ký sinh trong ống tiêu hóa và mô của nhiều loại động vật không xương sống khác nhau. Chúng cũng ký sinh trong ống tiêu hóa của tôm và thường ở dạng trophozoite (giai đoạn trưởng thành của bào tử động) hoặc ở dạng kén (gametocyte). Vòng đời sống cần phải trải qua quá trình ký sinh trên ốc và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Ảnh: ký sinh trùng  gregarine trên kính hiển vi

Ký sinh trùng gregarine trên kính hiển vi

Tác hại ký sinh trùng Gregarine trên tôm

Gregarina xuất hiện với số lượng ít thường không gây nguy hiểm đối với đối tượng nuôi tuy nhiên nếu như xuất hiện với số lượng lớn gregarine trong ruột tôm, chúng có thể gây tổn thương niêm mạc ruột từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh tấn công. Ngoài ra, trophozoite của Gregarine ký sinh trên niêm mạc ruột làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá và làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng của tôm dẫn đến hiện tượng tôm chậm lớn. Trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng Gregarine với số lượng lớn ruột tôm sẽ chuyển sang màu vàng. 

Ký sinh trùng Gregarines chia làm hai loại lớn và nhỏ, loại lớn được chia thành 2 nhóm: Nhóm dạng hình trụ và nhóm dạng hình quả bầu. Hầu hết Gregarines có cơ thể phân làm 2 - 3 đốt, mỗi đốt có một nhân riêng. Đốt cuối cùng có giác hút giúp chúng có thể bám vào thành dạ dày và ruột tôm. Tôm thường nhiễm bệnh ở giai đoạn 1,5 - 1,7cm hoặc 9,8 -10,2cm và phổ biến nhất là 2,5 - 5,5cm; tôm sú > 10,5cm ít bị nhiễm Gregarines.

Các đường lây nhiễm của ký sinh trùng Gregarine

  • Ký sinh trùng Gregarines bám lên vật chủ trung gian như các nhuyễn thể (ốc, hến, trai, hàu chỉ,...) để hoàn tất vòng đời của chúng. Vì vậy, cần loại bỏ những vật chủ trung gian này ra khỏi ao nuôi để ngăn ngừa dịch bệnh.
  • Ngoài ra khi nước ao nuôi quá dơ các con côn trùng hoặc ếch nhái mang vào chúng sống ký sinh và khi môi trường thuận lợi chúng dễ sinh sản và phát triển thành ổ dịch.
  • Tác hại khi có con hai mảnh, ốc đinh Lấy khoáng trong ao nuôi, ao bị tuột kiềm; màu sắc tôm nhợt nhạt, cong thân, đục cơ.

Dấu hiệu nhận biết ký sinh trùng Gregarine trên tôm

  • Phân lỏng và bệnh phân trắng trên tôm nổi lên mặt
  • Đường ruột tôm xoắn – đốt cuối thấy có màu trắng giống mủ
  • Tôm nhợt nhạt có con đục cơ, hoặc cong thân, yếu lờ đờ không lanh.
  • Tốc độ phát triển chậm, ít lột. Ăn yếu vô nhá kém.
  • Nước có màu xanh, lợn cợn pH > 7.8
  • Kiểm tra có Gregarine dương tính (+.,)

hiện tượng tôm bị ký sinh trùng Gregarine

Hiện tượng tôm bị ký sinh trùng Gregarine

Giải pháp trị ký sinh trùng trên tôm bởi Âu Mỹ AEC

Video chi tiết về ký sinh trùng Gregarine trên tôm

Giải pháp phòng và điều trị ký sinh trùng trên tôm trong Ao đất

Giải pháp phòng bệnh do ký sinh trùng:

  • Ao lắng: được cấp kỹ qua túi lọc (có hệ thống ziczac càng tốt), chạy quạt 3 -5 ngày kích thích 2 mảnh phát triển nếu có trứng lọt vào. Thả cua hoặc cá trê thuần hóa (lưu ý độ mặn) với lượng thích hợp khoản 30 con/ 1000m2 để xử lý ốc đinh và 2 mảnh.
  • Ao nuôi nước phải được cấp từ ao lắng và lọc kỹ qua túi lọc 5 micromet để hạn chế được trứng của 2 mảnh lọt vào.
  • Ao nuôi nước sạch có nhiều vi sinh có lợi, đảm bảo đủ oxy và chạy quạt liên tục ít nhất 1 giàn 24/24 đảm bảo hạn chế góc chết và tăng dòng chảy trong ao liên tục.
  • Kiểm soát màu nước ao nuôi màu trà hoặc vỏ đậu và pH duy trì luôn luôn buổi sáng từ 7.5 đến 7.8 trở lại.

Trị bệnh trên tôm do nhiễm ký sinh trùng Gregarine:

  • Cần chuyển tôm sang ao mới hoặc chuyển tôm cho mật độ thưa ra.
  • Tôm sau 25 ngày và khỏe mạnh không bị EMS/AHPND hoặc các bệnh khác cho ăn sản phẩm xổ ký sinh trùng trên tôm TTC F100 liều 10ml/kg ăn 2 cữ sáng và chiều cho ăn ngày liên tục. Nếu có hệ thống syphon tăng cường syphon nhiều cữ/ngày. Nếu chuyển tôm sang ao mới sau 8-10 ngày tôm khỏe mạnh nên cho ăn lại TTC F100 liều 10ml liên tục 2 ngày.
  • Tăng cường xử lý vi sinh TS 68 hoặc ZP US kết hợp tăng oxy kết hợp chạy quạt nhiều  và duy trì dòng chảy 24/24 lúc cho ăn vẫn giữ 1 đến 2 giàn quạt.
  • Bổ sung khoáng và dinh dưỡng cho tôm bằng sản phẩm US Formula liều lượng 30ml/ kg thức ăn kết hợp ANOMIN N01 liều lượng 10g/kg thức ăn.
  • Tăng cường sử dụng bộ 3 Gan ruột buổi sáng cho ăn ruột chiều cho ăn gan với PRO UTINES liều lượng 20ml/kg thức ăn, LIVER BIO liều lượng 30ml/kg thức ăn, ZYM THAID liều lượng 10g/kg thức ăn.

Giải pháp phòng và điều trị ký sinh trùng trên tôm trong Ao lót bạt 100%

Giải pháp phòng bệnh:

  • Nuôi tôm nhiều giai đoạn  thông thường 1 tháng chuyển 1 lần.
  • Các ao lắng, ao xử lý định kỳ 4-5 tháng nên vệ sinh lại 1 lần đánh lượng vôi từ 500 - 800kg/1000m2. Bên cạnh đó ao lắng cũng được thả cua vào để ăn những con hai mảnh vỏ, mật độ 50 con cua /1000m2 trọng lượng cua khoản 50-100 gam/con.
  • Ao lắng, xử lý, sẵn sàng nước phải sạch có các con chỉ thị môi trường như: copepoda, crill,
  • Nước cấp vào phải trong sạch và nước qua lọc chuyên dụng kỹ.
  • Quản lý chất lượng nước ao nuôi tốt luôn giữ được màu trà pH dao động 7.5 - 7.6, kiểm soát không để tảo phát triển quá mức không để màu nước lên xanh hoặc quá xanh.
  • Oxy - superland sủi mạnh đảm bảo đủ oxy > 5mg/l và quạt gom phân tôm và thức ăn dư thừa về hố syphon tốt, không có vị trí góc chết luôn duy trì dòng chảy trong ao tốt.
  • Nên nuôi tôm 2 đến 3 giai đoạn để  ao mới sạch và môi trường tốt.
  • Giai đoạn 1: 20 -25 ngày tuổi
  • Giai đoạn 2: Từ  45 - 50 ngày tuổi
  • Giai đoạn 3: Từ 80-90 ngày tuổi
  • Cho ăn ngừa sản phẩm TTC F100 liều lượng 10ml/kg thức ăn ngày 2 cử liên tiếp 2 ngày và định kỳ 5 -7 ngày cho ăn lại 1 lần lưu ý tôm sau 25 ngày tuổi tôm ăn mạnh và sức khỏe tôm tốt mới cho ăn.

Xổ ký sinh trùng Gregarine trên tôm:

  • Cần chuyển hết tôm sang ao mới hoặc sang thưa mật độ nuôi. Liều trị bệnh giống như trên ao đất.
  • Trước khi chuyển ao cần bổ sung khoáng và dinh dưỡng US Formula, bộ 3 Gan ruột giống như trên ao đất.
  • Sau 8-10 ngày sang tôm khi tôm khỏe mạnh nên cho ăn lại  TTC F100 liều 10ml liên tục 2 ngày.
  • Cần kiểm tra lại chất lượng nước cấp và xử lý triệt để đảm bảo nước cấp trong - sạch tránh tái nhiễm.

Kết luận kiến nghị về bệnh ký sinh trùng cho bà con nuôi tôm

  • Kết luận: Ao tôm thường có hai mảnh, ốc đinh tôm sẽ dễ bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine
  • Tôm nhiễm ký sinh trùng gây phân tôm lỏng, xoắn, đứt khúc. Gan vàng,  nhợt nhạt, màu sắc tôm nhợt nhạt, cong thân, đục cơ, tôm ăn yếu, tôm chậm lớn nếu nặng có rớt lai rai.
  • Ao dơ, bạt bị nhớt,  nước xấu tôm dễ nhiễm ký sinh trùng.
  • Oxy - superland sủi không tốt, ao chạy quạt không gom tốt vào hố syphon, có nhiều vị trí gốc chết ao dễ nhiễm ký sinh trùng.
  • TTC F100 có thể trị hết bệnh ký sinh trùng trên tôm và US Formula có khả năng phục hồi tốt và hấp thụ tốt dinh dưỡng trên tôm.
  • Kiến nghị: Cần có giải pháp lắng lọc và xử lý các vật chủ trung gian như hai mảnh, hàu chỉ, ốc đinh,... ngay từ ban đầu và các ao lắng, sẵn sàng.
  • Định kỳ 5 ngày cho ăn 1 lần bằng sản phẩm TTC F100 ngày 2 cử liên tiếp 2 ngày tôm sau 25 ngày tuổi và khỏe mạnh.
  • Cần trang bị hệ thống và quy trình  nuôi phù hợp với mật độ và tương ứng kỹ năng người nuôi.
Xem thêm bài viết tổng hợp về ký sinh trùng trên tôm và giải pháp phòng trị

Hình ảnh các sản phẩm sử dụng trong quá trình phòng ngừa và điều trị ký sinh trùng trên tôm:

Hình Ảnh: hiện tượng tôm  bị ký sinh trùng Gregarine

Bộ sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ký sinh trùng

Kết quả mẫu phân tích tình trạng tôm nhiễm ký sinh trùng ao 3 và 4 farm Đức Thuận:

Hình Ảnh: hiện tượng tôm  bị ký sinh trùng Gregarine

Kết quả: tôm hết bệnh sau khi điều trị bệnh  ao 3 sang tôm qua ao 2 và ao 4 farm Đức Thuận

Hình Ảnh: hiện tượng tôm  bị ký sinh trùng Gregarine

Viết bài Kỹ Sư: Trần Châu Liêm

Bổ sung hình ảnh và định dạng nội dung: KS Trần Huỳnh Như

Chỉnh sửa và duyệt nội dung: ThS Lê Trung Thực

Đang xem: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KÝ SINH TRÙNG GREGARINE TRÊN TÔM MỚI NHẤT

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.