Nhằm giúp quý bà con có được những giải pháp khắc phục những bệnh trong nuôi tôm càng xanh kết hợp tôm thẻ như: bệnh tôm chết rải rác, tôm bệnh gan tụy chết sớm EMS,... Âu Mỹ AEC đã tổng hợp một số giải pháp sau đây giúp quý bà con có được một mùa vụ thành công hơn. Mời quý bà con cùng chúng tôi đọc qua sau đây:
Đặc điểm mô hình nuôi tôm
Từ 2015 đến nay người nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn, đa phần “tôm thẻ chết sớm” giai đoạn 28-35 ngày tuổi, đây được xem là giai đoạn “rủi ro cao nhất” đối với người nuôi tôm. Nguyên nhân vào những tháng nắng nóng, bờ giữ nước kém buộc phải “cấp nước”, nhưng nước ngoài kênh có nhiều mầm bệnh và ô nhiễm nên tôm bị sốc, dễ nhiễm bệnh.
Thời tiết thay đổi thất thường đặc biệt là những cơn mưa trái mùa tạo điều kiện cho bệnh đốm trắng (WSSV) và gan tụy (EMS) phát triển.
Mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp xen với tôm càng xanh, xem như “bảo hiểm” an toàn giúp cho người dân giảm chi phí, hạn chế rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất, lợi nhuận.
Gần đây một số bệnh thường gặp ở mô hình kết hợp thẻ và tôm càng xanh bùng phát như tôm chết rải rác, tôm bệnh gan tụy chết sớm, đột ngột… gây khó khăn và ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi. Vì vậy cần có giải pháp phòng trị bệnh giúp người nuôi khắc phục được các bệnh một cách triệt để và an toàn nhất.
Thu hoạch tôm càng xanh kết hợp thẻ chân trắng tại Kiên Giang
Các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh
So với tôm thẻ, tôm sú thì tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loại động vật thủy sản gặp ít rủi ro về dịch bệnh, dễ nuôi và có hiệu quả nuôi ổn định, tuy nhiên có một số bệnh thường gặp như:
Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh
Bệnh đục cơ hay còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như bệnh trắng cơ, hoại tử cơ. Bệnh thường xảy ra khi có sự thay đổi của nhiệt độ, độ mặn, vi khuẩn, vi-rút trong môi trường ao nuôi và xuất hiện chủ yếu ở các trại giống.
Khi bị bệnh tôm thường có các dấu hiệu kém ăn, hoạt động chậm chạp, cơ thể có màu trắng đục, vỏ mềm, tôm chết rải rác. Điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra thân và gây chết nếu không điều trị kịp thời.
Tôm chết rải rác, tôm càng xanh bị đục cơ trong trại giống và ao nuôi
Biện pháp phòng ngừa và trị bệnh:kiểm soát lựa chọn con giống và diệt khuẩn nguồn nước đầu vào, giảm tối đa các hiện tượng gây sốc kết hợp với việc bổ sung Vitamin C, khoáng Superweight hay Canciphos vào thức ăn.
Bệnh tôm lột xác dính vỏ, mềm vỏ
Đây là bệnh thường gặp ở tôm càng xanh thông thường cứ 100 con lột xác sẽ bị từ 10 – 30% dính vỏ. Nguyên nhân do thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, lượng oxy trong nước thấp, nước ao bị ô nhiễm do mùn bã hữu cơ dư thừa nhiều, tôm thiếu khoáng.
Biện pháp phòng ngừa và trị bệnh: cần bổ sung thêm khoáng AEC-Mineral, KT01 hay Boin113, trộn Canciphos vào thức ăn, định kỳ thay nước, tránh thức ăn dư thừa, bổ sung men tiêu hóa, Vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.
Tôm chết rải rác do lột dính vỏ trong ao nuôi
Bệnh đen mang, sưng mang, đóng rong và đốm đen
Tôm càng bị đen mang, sưng mang, đóng rong khi ao nuôi ô nhiễm
Bộ sản phẩm AEC trị đóng rong, đen mang, đốm nâu, tôm chết rải rác
Khi bị bệnh mang tôm sẽ có màu đen, chất hữu cơ đóng ở mang, tôm có biểu hiện nổi đầu, giảm ăn, chậm lớn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Trong trường hợp bị nặng mà không điều trị kịp có thể gây chết. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do nền đáy ao bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ, pH thấp, nhiều trường hợp là do thiếu Vitamin C và một số loại vi khuẩn hay ký sinh trùng cũng tham gia gây bệnh.
Biện pháp phòng ngừa và trị bệnh:khi thấy xuất hiện nhiều chấm đen trên tôm thì cần tiến hành thay nước, bón vôi để xử lý, sau đó dùng DM 01 xử lý nước, Toxin trị đốm đen và sử dụng vi sinh Vs01, APAC new làm sạch đáy ao, hấp thu khí độc giúp tôm khỏe mạnh.
Tôm càng xanh và tôm thẻ chân trắngbị nhiễm SHIV
Trong những năm gần đây, một bệnh mới xảy ra ở Trung Quốc thường được gọi là "bệnh đầu trắng" hoặc "đốm trắng" do tôm bị bệnh xuất hiện một hình tam giác màu trắng dưới giáp đầu ngực tôm. Tôm mất khả năng bơi lội, hô hấp yếu, vàng gan, dạ dày và ruột rỗng. Chết chìm dưới đáy ao và tôm chết không rõ nguyên nhân có thể được tìm thấy mỗi ngày với tỷ lệ tử vong tích lũy lên tới 80%. Đáng chú ý là nhiều hộ nuôi tôm bị đầu trắng là do nuôi ghép với tôm thẻ.
Tôm càng xanh bị nhiễm SHIV có đốm tam giác trắng trên đầu
Phòng và trị bệnh: chọn lựa giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh, xét nghiệm bằng phương pháp PCR trước khi chọn. Diệt khuẩn bằng GUDO hay TCCA, xử lý ao kỹ trước khi thả giống, bón vôi nâng pH, sử dụng vi sinh VS01 ổn định môi trường, sạch đáy ao.
Bệnh tôm chết rải rác và hội chứng chết sớm (EMS)
Bệnh tôm chết rải rác trên tôm càng: do 4 nguyên nhân chính
Thiếu oxy và khoáng chất trong quá trình lột vỏ nhất là vào khuya và lúc sáng sớm, đặc biệt tôm lớn sẽ bị hao trước.
Đáy ao ô nhiễm do quá trình nuôi nhiều năm, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ tích lũy khí độc H2S, NH3, NO2.
Mầm bệnh vi khuẩn (Vibrio), nấm, ký sinh trùng.
Đặc biệt thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nắng thất thường, trời đứng gió…gây biến động tảo, pH và thiếu oxy tôm có thể chết cấp tính (100%).
Phòng và trị bệnh tôm chết rải rác: Khi có dấu hiệu tôm chết rải rác, kiểm tra nước và các yếu tố môi trường đặc biệt đáy ao và khí độc sau đó thì giảm thức ăn, trộn Antirota (3-5g/kg) hay Prosize 20 new (5ml/kg) liên tục trong 3-5 ngày, sau đó trộn men vi sinh đường ruột SH zym, Hp 10 kết hợp VS 01, Zp us tạo oxy và xử lý đáy ao cho tôm khỏe mạnh.
Kiểm tra hiện tượng tôm chết rải rác trong ao nuôi
Hội chứng tôm bị gan tụy chết sớm (EMS) hoại tử gan tụy trên tôm thẻ
Tôm bị nhiễm EMS thân chuyển sang màu sắc nhợt nhạt, gan teo, tôm bị gan rớt đáy lại và có đốm đen xuất hiện trong gan. Gan tụy chuyển dần sang màu trắng, khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ. Vỏ trở nên mềm, có một số con đục và cong thân, ruột không có thức ăn hoặc đứt khúc.Tôm lờ đờ, chậm phát triển, tôm yếu dần và chết chìm dưới đáy ao.
Phòng và trị bệnh: Khi tôm có dấu hiệu bệnh gan, giảm thức ăn, trộn Antirota (3-5g/kg) hay Prosize 20 new (5ml/kg) liên tục trong 3-5 ngày, sau đó trộn men vi sinh đường ruột SH zym, Liver biokết hợp VS01, Zp us xử lý đáy ao cho tôm khỏe mạnh.
Kiểm tra gan tụy và đường ruột tôm thẻ nhiễm EMS, gan sưng và ruột trống
Bộ sản phẩm AEC đặc trị tôm bệnh gan tụy chết sớm EMS, tôm chết rải rác
Mời quý bà con xem qua video về Chia sẻ kinh nghiệm và trả lời câu hỏi của bà con về vấn đề Tôm chết rải rác trong ao nuôi. Hy vọng video sau đây sẽ giúp cho quý bà con thoát khỏi khó khăn về vấn đề tôm chết rải rác trong những mùa vụ sắp tới:
Amoniac (NH3) là một trong những chất độc phổ biến và nguy hiểm nhất trong môi trường nước ao nuôi tôm cá. NH3 không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thủy...
Trong ao nuôi tôm, NH3 (amoniac) và NH4+ (ion amoni) là hai dạng tồn tại của amonia – một hợp chất rất quan trọng cần được kiểm soát chặt chẽ. Sự chuyển đổi giữa NH3...
Giới thiệu NO2NO2 là gì?Nitơ dioxide (NO2) là một hợp chất hóa học thuộc nhóm oxit nitơ (NOx). Công thức hóa học NO2 cho thấy nó chứa một nguyên tử nitơ liên kết với hai nguyên tử...
1. NH4 là gì?NH4, hay còn gọi là amoni NH4, là một hợp chất nitơ vô cơ phổ biến được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Amoni là một thành phần quan trọng...
Trong nuôi tôm, kiểm soát NH3 (amoniac) là yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng nước và sức khỏe tôm. Amoniac, một hợp chất vô cơ có mùi khai, khi tích tụ cao...
I. Giới thiệu Bronopol Bronopol (2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol) là một chất kháng khuẩn và chất bảo quản phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Vậy, Bronopol là gì? Đây là một hợp chất hóa học...
Viết bình luận