👉 Bà con Đăng ký hội viên AEC để tích lũy điểm thưởng thăng hạn và đổi quà.
Amoniac (NH3) là một trong những chất độc phổ biến và nguy hiểm nhất trong môi trường nước ao nuôi tôm cá. NH3 không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thủy...
Khu vực mua hàng
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Trong nuôi tôm cá hiện nay, bên cạnh việc sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý các vấn đề ô nhiễm thì việc cung cấp đủ oxy hòa tan trong nước cũng là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết. Hiện tượng tôm nổi đầu “nghẹt oxy”, kéo đàn, tấp mé bờ vào buổi sáng khiến người nuôi lo lắng, thậm chí mất ăn mất ngủ, đặc biệt đối với bà con nuôi quảng canh, QCCT, Tôm lúa… thường điều trị rất tốn kém, tôm bị hao hụt nhiều, thường phải sả đầm sau khi xử lý không hiệu quả. Xác định đúng nguyên nhân, chẩn đoán chính xác và cách xử lý tôm nổi đầu đúng kỹ thuật sẽ giúp người nuôi dễ dàng khắc phục hiện tượng này.
Tôm chết do thiếu oxy và đáy ao ô nhiễm có nhiều khí độc
Vậy, khi tôm thiếu oxy “còn gọi là nghẹt oxy” là do đâu? Tôm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Và làm sao để xử lý hiệu quả ?
Thiếu ôxy trong ao nuôi tôm do rất nhiều nguyên nhân gây ra như:
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 2mg/lít là nguyên nhân chính gây nổi đầu “tôm nghẹt oxy”. Qua thực tế tại nhiều ao nuôi tôm quảng canh, QCCT, tôm lúa… ở ĐBSCL, lượng oxy hòa tan trong nước vào ban đêm chỉ dao động từ 1-2,8 mg/ml thậm chí có lúc bằng 0 điều này khiến tôm bị ngạt và nổi đầu. Tình trạng tôm chết ngạt do thiếu oxy thường gặp xảy ra ở những ao nước tĩnh chứa nhiều mùn bã hữu cơ, đáy đen, rong chết hoặc bón phân hữu cơ quá nhiều.
Mỗi mật độ nuôi tôm sẽ cần lượng oxy khác nhau trong từng giai đoạn phát triển. Nếu lượng oxy trong nước không đủ “để thở” thì sẽ khiến tôm dễ yếu, sưng mang, hồng thân…và dễ nhiễm bệnh khác, nghiêm trọng hơn tôm sẽ chết rải rác hay hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Khi tôm bị bệnh do thiếu oxy, triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy nhất là tôm nổi đầu, bơi dạt bờ,… bên cạnh đó do lượng oxy dưới đáy ao thấp nên tôm không bơi xuống đáy săn mồi dẫn đến bỏ ăn. Khi tình trạng kéo dài sẽ khiến tôm trống đường ruột, yếu gan hồng thân… tôm chết rải rác hoặc hàng loạt.
Tôm nổi đầu thiếu oxy, dễ bị đỏ thân và tôm chết rải rác
Đặc biệt tôm sẽ nổi đầu “tức là nghẹt oxy” tập trung vào buổi sáng sớm, khi kiểm tra sẽ thấy mang tôm chuyển từ màu trắng ngà sang màu hồng, tôm trống ruột “vì tôm không thở được sẽ không ăn, không ăn thì ruột trống”.
Khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 3mg/lít là nguyên nhân chính khiến mang tôm chuyển sang màu hồng tại các ao nuôi.
Nắm được nguyên nhân “cái gốc vấn đề thiếu oxy” thì bà con mới có cách xử lý hiệu quả được. Tùy theo bị nguyên nhân nào thì có xử lý cách phù hợp với nguyên nhân đó chứ không phải cứ tôm nổi đầu là đánh yucca hay oxygen (vì yucca chỉ xử lý khí độc NH3, còn oxy gen chỉ cung cấp oxy cho tôm tức thời trong 3h thôi, ngày sau tôm sẽ nổi đầu lại nữa).
Các ngày tiếp theo nên tiến hành giảm 50 – 70% lượng thức ăn tùy sức khỏe tôm hoặc ngừng cho ăn, thay nước, chạy quạt nước nhiều hơn. Sử dụng men vi sinh BZT gốc để phân hủy mùn bã hữu cơ dưới đáy ao, xi phông đáy ao hay sang tôm thưa ra và bổ sung vitamin C để tôm khỏe, phục hồi lại.
Đối với ao tôm nuôi quảng canh, QCCT, tôm lúa… thì thay nước mới, thu tỉa nếu tôm lớn, đánh zeolite bột (xử lý khí độc), dùng oxy viên xử lý tức thời (theo liều hướng dẫn trên bao bì) hoặc dùng máy, xuồng chạy tạo sóng…
Cung cấp oxy đầy đủ sẽ giúp tôm khỏe mạnh ít bị hồng thân, đỏ thân và tôm chết rải rác.
Lưu ý: Không nên sử dụng men vi sinh trong trường hợp này, bởi nó không mang lại hiệu quả. Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất như chlorine, BKC, iodine… trong ao.
Định kì đánh men xử lý nước, gây màu tảo và thức ăn tự nhiên AEC Copefloc giúp duy trì ổn định môi trường, màu nước, hạn chế tôm nổi đầu thiếu oxy.
Không nên sử dụng nhiều phân hóa học, phân vô cơ gây tảo vì sẽ dễ làm tăng ph, tảo nở háo, tảo tàn…phát sinh khí độc gây “nghẹt oxy”.
Lưu ý: Khi bà con gặp trường hợp nghẹt oxy không nên nóng vội ai kêu gì làm cái đó, chỉ cái gì xài cái đó …mà phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân, tránh xài không đúng cách dẫn đến tiền mất tật mang, xử lý tốn rất nhiều tiền nhưng không hiệu quả, cuối cùng phải xã hầm tôm, nhiều trường hợp rất đáng tiết khi tôm lớn.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” do vậy để có giải pháp phòng ngừa hiện tượng nghẹt oxy, tôm nổi đầu hay kéo đàn hiệu quả bà con liên hệ về công ty Âu Mỹ AEC hay thạc sĩ Hoàng Tuấn, phòng kỹ thuật công ty để được tư vấn hỗ trợ mình xử lý hiệu quả, ít tốn kém, mô hình nuôi bền vững và an toàn.
Bộ sản phẩm giúp xử lý đáy ao, sạch nước, tảo đẹp khắc phục tình trạng tôm bị nghẹt oxy
Âu Mỹ AEC
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Trần Quốc Trường 29/07/2021
Bà con gặp tình trạng nầy cứ sử dụng, nó rất hiệu quả