Trùn chỉ được nhiều bà con nuôi tôm mong đợi sẽ có nhiều trong vuông nuôi để giúp tôm phát triển nhanh và hoàn toàn hữu cơ. Tuy nhiên, việc nuôi trùn chỉ đòi hỏi sự am hiểu và kỹ năng trong việc quản lý độ pH và nhiệt độ nước, cũng như đảm bảo vệ sinh trong hệ thống nuôi. Bài viết này Âu Mỹ AEC giới thiệu đến bà con cách phân biệt giữa trùn chỉ và trùn huyết trong ao nuôi tôm, cá. Chúng có lợi ích gì, đặc điểm sinh học thế nào? Cách tạo điều kiện giúp chúng phát triển trong ao cho tôm, cá nuôi khỏe mạnh và phát triển ổn định.
Cách phân biệt trùn chỉ và trùn huyết? Khả năng trùn chỉ, trùn huyết làm thức ăn cho tôm, cá
Trùn chỉ là gì?
Trùn chỉ có tên khoa học (Limnodrilus Hoffmeisteri) là một trong những loài giun ít tơ sống trong thủy vực nước ngọt, chính là nguồn thức ăn không thể thiếu cho quá trình nuôi tôm. Không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho tôm phát triển mạnh khỏe, mà còn giúp tăng cường đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật trong quá trình nuôi tôm.
Đặc điểm sinh học của trùn chỉ
Đặc điểm hình thái: Trùn chỉ có màu hồng hồng, hồng sậm hoặc ngã tím, có kích thước nhỏ (trùn trưởng thành dài 3 - 5cm, nhỏ và mảnh như sợi chỉ, đường kính cơ thể chỉ vài mm) vừa với cỡ miệng cho các tôm giai đoạn sau 15 ngày tuổi, mức độ tiêu hóa trùn chỉ cao hơn so với các loại thức ăn công nghiệp.
Hình 1: Trùn chỉ làm thức ăn tự nhiên cho tôm, cá
Loài này được chia làm nhiều đốt, không thân, di chuyển được nhờ các cặp lông ngắn nhưng cứng nằm ở bề mặt bụng và 2 bên thân, rất mỏng manh không có lớp vỏ ngoài bảo vệ, là con mồi dễ tiêu hóa.
Đặc điểm sinh sống: Thường sống thành đàn, cụm lớn sống trên bề mặt bùn. Thức ăn chính là đất mùn bã hữu cơ, trong đó có nhiều chất hữu cơ mục nát, thường kiếm ăn vào ban đêm.
Phân bố: Ở khu vực nước chảy chậm, hay đầm lầy, ao tù. Thức ăn của chúng chủ yếu là mùn bã hữu cơ, xác bã động vật thối rữa, thực vật và các vi sinh vật do đó trùn chỉ thúc đẩy cải tạo nền đáy ao, góp phần tiêu diệt mầm bệnh gây hại cho đối tượng nuôi sống tầng đáy.
Thành phần dinh dưỡng: Protein 48%, Chất béo 21%, Glycogen 7%, Nucleic acid 1%
Trùn huyết là gì?
Trùn huyết là một loại động vật sống trong môi trường nước lợ hay nước ngọt đều được có tên gọi khác là "chironomid" hay "bloodworm" trong tiếng Anh. Đặc điểm đáng chú ý của trùn huyết là màu đỏ tươi, từ đó có tên gọi "huyết". Trong ngành nuôi tôm, trùn huyết được sử dụng như một nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng cho tôm và cá cảnh.
Hình 2: Trùn huyết làm thức ăn cho tôm, cá
Đặc điểm sinh học của trùn huyết
Đặc điểm hình thái: Chúng có màu đỏ tươi giống như giun đất, hình phân đốt, kích thước dài 15cm, chúng có thân mềm mại với nhiều chân nhỏ phía trước. Bên trong trùn huyết có chứa một chất hemoglobin (huyết sắc tố giúp nó hấp thụ oxy trong điều kiện của đáy bùn). Vì thế trùn huyết có màu đỏ tươi.
Phân bố: Chúng thường sống trong môi trường nước lợ hay nước ngọt và được tìm thấy ở ao, hồ.
Thành phần dinh dưỡng: Trùn huyết cung cấp một nguồn dinh dưỡng tự nhiên giàu chất chống oxy hóa, các axit amin cần thiết và các chất dinh dưỡng khác. Loại thức ăn này giúp tôm và cá phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và đạt được tốc độ tăng trưởng tối ưu.
Lợi ích khi sử dụng trùn chỉ - trùn huyết khi làm nguồn thức ăn cho tôm
Đây chính là nguồn thức ăn đặc biệt được sử dụng cho tôm với nhiều lợi ích đáng kể:
Giúp tôm ăn mau lớn, trùn chỉ có giá trị dinh dưỡng cao và các khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho tôm phát triển tốt.
Hình 3: Tôm sau khi sử dụng thức ăn tự nhiên Farm chú Tám ở Bạc Liêu
Chứa nhiều acid béo thiết yếu như axid linoleic, acid arachidonic, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và mắt của tôm.
Trùn chỉ, trùn huyết tạo điều kiện nuôi dưỡng tôm tốt hơn vì dễ tiêu hóa đối với tôm, đặc biệt trong giai đoạn đầu quan trọng của vòng đời, giúp ngăn ngừa các bệnh về gan ruột, tôm chết sớm.
Chứa các enzyme kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột của tôm, giúp tôm khỏe mạnh và giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
Ở giai đoạn ấu trùng, tôm post sử dụng nguồn thức ăn từ động vật phù du như Copepod, Daphnia, Moina sp, Rotifer hay Artemia,... Những động vật nổi này có kích thước nhỏ vừa với cỡ miệng của giai đoạn ấu trùng tôm, cua, cá,...
Ở giai đoạn tôm lớn hơn, sau khi tôm được 15 ngày tuổi giúp tôm cua cá bắt mồi nhanh, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vừa cở miệng cho tôm, cua, cá ở giai đoạn này. Ngoài ra, trùn huyết hay trùn chỉ đều có sắc tố carotenoid giúp lên tôm cá lên màu rất đẹp nên được ứng dụng cho các loài tôm cảnh, cá cảnh,… giúp màu, sắc tố đẹp và có giá trị kinh tế cao.
Hình 4: Sắc tố carotenoid giúp tôm bóng, đẹp
Cách tạo trùn chỉ, trùn huyết cung cấp dinh dưỡng cho tôm bằng sản phẩm AEC-Bio Alga
Công dụng của sản phẩm AEC-Bio Alga
AEC-Bio Alga là khoáng tạt với chức năng chính: gây và ổn định màu nước, cung cấp khoáng chất cho nguồn thức ăn tự nhiên đặc biệt như: trùn chỉ, ốc gạo, trùn huyết, copepods, tạo copepoda... trong ao đất, ao quảng canh. Ngoài ra sản phẩm còn giúp:
Bổ sung Khoáng, giúp tôm đủ khoáng, tạo nguồn thức ăn cho trùn chỉ, ốc gạo, tôm.
Giúp gây và duy trì màu nước ao nuôi thủy sản.
Bổ sung khoáng Canxi giúp cho quá trình lột xác của tôm được diễn ra thuận lợi.
Giúp ổn định pH.
Hình 5: Sản phẩm AEC-Bio Alga tạo nguồn thức ăn tự nhiên của công ty Âu Mỹ AEC
Lợi ích của AEC-Bio Alga mang lại trong nuôi tôm
Cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên: Thức ăn tự nhiên cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, carbohydrate, lipid, vitamin và khoáng chất cần thiết cho tôm phát triển và sinh sản.
Tăng cường sức khỏe cho tôm: Thức ăn tự nhiên chứa các hợp chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể tăng cường sức khỏe cho tôm, giúp tôm chống lại các bệnh tật và bệnh động vật gây hại khác.
Cải thiện chất lượng tôm thành phẩm: Thức ăn tự nhiên cho tôm giúp tôm có hương vị và màu sắc tự nhiên hơn, cải thiện chất lượng sản phẩm và giá trị thương mại của tôm.
Giảm chi phí vụ nuôi: Sử dụng thức ăn tự nhiên cho tôm giúp giảm chi phí cho người nuôi, đồng thời giảm thiểu tác động của nuôi trồng thủy sản đến môi trường.
Cách nuôi trùn chỉ, trùn huyết cung cấp dinh dưỡng cho tôm bằng sản phẩm AEC-Bio Alga
Hiện nay, trùn chỉ được xem là nguồn thức ăn tự nhiên được bà con nông dân sử dụng và đánh giá là hiệu quả và an toàn, đặc biệt ở giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của tôm:
Nuôi trùn chỉ, trùn huyết trước khi thả giống
Sên vét đáy ao kỹ sạch bùn đen, phơi đất và cả đáy ao từ 3-5 ngày tùy nơi phèn nhiều phơi ít lại.
Đánh vôi nâng pH và khử mầm bệnh với liều 200kg/1000m2 tùy vào đất đai mà sử dụng tăng hay giảm lượng vôi.
Sau đó cấp nước mới vào (nước mới được chuẩn bị trong ao sẵn sàng, được lọc qua lưới lọc và diệt các loài cá tạp, các loài giáp xác, diệt khuẩn) trước khi cho vào ao nuôi.
Xử lý phèn bằng Z AM hoặc ETA trước khi sử dụng AEC-Bio Alga
Sau 3-5 ngày cấy men vi sinh AEC copefloc kết hợp với AEC-Bio alga để gây thức ăn tự nhiên, gây màu nước trong ao nuôi, tăng mật độ khuẩn có lợi, ức chế các vi khuẩn và mầm bệnh gây hại phát triển.
Nuôi trùn chỉ, trùn huyết sau khi thả giống
Sử dụng AEC-Bio Alga, sử dụng định kì trong suốt quá trình nuôi để gây trùn huyết và trùn chỉ, màu nước ổn định.
Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả sử dụng, bà con nên thường xuyên sử dụng sản phẩm men vi sinh AEC-Copefloc để phân hủy các chất cặn bã, khí độc, kích thích tạo điều kiện cho nguồn thức ăn tự nhiên của tôm phát triển
Thời gian: đánh lúc 8-9h sáng hoặc 4-5h chiều định kỳ 7-10 ngày/lần tùy vào mật độ và size tôm.
Hình 6: Trùn chỉ sau khi ủ bộ đôi AEC-Copefloc và AEC-Bio Alga
Cách sử dụng vi sinh trong nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm lúa, tôm rừng
Sau khi diệt cá tạp, các loài giáp xác, điều chỉnh ổn định các yếu tố môi trường thì tiến hành ủ men aec copefloc như sau :
Liều dùng: 1kg AEC Copefloc +½ gói AEC-Bio Alga + 3kg mật đường + 50 lít nước sạch, quậy đều, đậy kín không có oxy. Sau 3 ngày thì tiến hành tạt vào lúc 7-8h sáng hoặc 5-6h chiều mát.
Cách sử dụng: 3000m3 (tương đương 5000m2), định kì 7 - 10 ngày/lần tùy theo lượng thức ăn tự nhiên thực tế kiểm tra mà duy trì trong suốt quá trình nuôi (lưu ý tạt trước 4-5 ngày đối với tôm mới thả).
Cách tạo trùn chỉ, trùn huyết thức ăn tự nhiên cho tôm đối với mô hình thâm canh KIN 68 và COPEFLOC 63
Giống mô hình quảng canh, tuy nhiên do mật độ nhiều hơn nên thời gian duy trì ngắn hơn (3-5 ngày/lần) tùy theo mật độ.
Hình 7: Men vi sinh tạo thức ăn tự nhiên sau khi ủ yếm khí ngày thứ 1
Hình 8: Men vi sinh tạo thức ăn tự nhiên sau khi ủ yếm khí ngày thứ 2
Hình 9: Men vi sinh tạo thức ăn tự nhiên sau khi ủ yếm khí ngày thứ 3
Cách ủ bộ đôi AEC - COPEFLOC và AEC - BIOALGA | Thuốc thủy sản Au My AEC
Trùn chỉ, trùn huyết làm thức ăn tự nhiên cho cá cảnh
Ngoài việc làm thức ăn cho tôm thì đây cũng chính là nguồn thức ăn cực yêu thích của các loài cá cảnh như: betta, bảy màu, neon,..
Đây được sử dụng như một loài thức ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung protein dồi dào, giúp cá phát triển tốt và ít bị bệnh.
Hình 10: Trùn chỉ làm thức ăn cho cá cảnh
Nhờ sắc tố carotenoid giúp cá cảnh như cá bảy màu, cá dĩa, neon, cá rồng,... lên màu đậm, đẹp, sắc nét, tăng giá trị chất lượng cả cảnh, nâng cao đời sống cho bà con.
Kết luận và đề xuất
Trùn chỉ, trùn huyết chính là giải pháp bền vững cho người nuôi tôm, không những giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng cho tôm mà còn giảm thiểu các tác động tiêu cực của vi khuẩn và tăng cường sức khỏe cho tôm. Ngoài ra, việc sử dụng AEC-Bio Alga còn giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tác động đến môi trường giúp phục hồi lại môi trường sinh thái tự nhiên. Vì vậy, AEC-Bio Alga chính là một sản phẩm duy trì thức ăn tự nhiên mà bà con đang tìm kiếm, bà con nên áp dụng phương pháp này để nâng cao chất lượng ,hiệu quả và bền vững, thành công trong ao nuôi tôm thẻ, tôm sú. Nếu bà con có thắc mắc gì về vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay công ty Âu Mỹ AEC qua hotline 0855 678 679 - 094 705 2163 hoặc website AumyAEC.com để nhận được tư vấn trực tiếp từ kỹ sư công ty.
Viết bài: Ks Nguyễn Thị Kim Thoa Chỉnh bản thảo:: Ks Trần Châu Liêm Duyệt nội dung: Ths. Lê Trung Thực
Một số sản phẩm sử dụng trong quá trình nuôi trùn chỉ của Công ty Âu Mỹ AEC
I. Giới thiệu Bronopol Bronopol (2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol) là một chất kháng khuẩn và chất bảo quản phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Vậy, Bronopol là gì? Đây là một hợp chất hóa học...
Nấm đồng tiền là một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm thường gặp phải. Loại nấm này có thể gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm cũng...
Bà con mình thường thấy nước mưa trong ao nuôi, nhưng ít ai để ý đến thành phần của nó. Thực tế, nước mưa không chỉ là nước đơn thuần. Khi mưa, nước từ không...
Nghiên cứu về nồng độ khí Hydrogen Sulfide (H2S) trong các mô hình nuôi tôm sú trên đất phèn hoạt động tại Cà Mau, bao gồm mô hình tôm lúa (TL), nuôi quảng canh cải...
1. FCR là gì?1.1. FCR (Feed Conversion Ratio - Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) là gì ?FCR (Feed Conversion Ratio - Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) là một chỉ số quan trọng trong...
Hiện nay, trong ngành nuôi trồng thủy sản vấn đề bệnh dịch trên tôm nuôi vẫn còn đang là một thách thức lớn cho ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn cầu. Trong đó không...
Viết bình luận