18 VIỆC CẦN QUAN TÂM ĐỂ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ (Phần 2)

18 VIỆC CẦN QUAN TÂM ĐỂ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ (Phần 2)
Chia sẻ:

Sau bài viết phần 1 lần trước chúng ta đã đi qua 9 vấn đề đầu tiên ảnh hưởng đến việc nuôi tôm hiệu quả và tỷ lệ thành công của vụ nuôi. Để tiếp nối bài viết trước Âu Mỹ AEC xin thân gửi đến quý bà con 9 vấn đề nuôi tôm hiệu quả còn lại để có được một mùa vụ thành công tốt đẹp.

10. Tạt vôi quá liều, tạt thuốc hóa chất quá liều gây sốc, ăn thuốc quá liều, hoặc chưa đủ liều

  • Sử dụng CaO làm cắt tảo, tăng pH, tăng kiềm nhanh làm rớt tảo, trong nước, tôm stress bỏ ăn. Vì vậy, tôm nhỏ không nên sử dụng trực tiếp trong ao vì nước trong làm ảnh hưởng đến tôm. Sử dụng quá nhiều 1 lần và đột ngột làm tôm, cá tress và gây biến động môi trường đột ngột  làm tôm cá bỏ ăn.
  • Thay đổi nước, cấp nước quá nhiều hoặc lâu lâu mới làm một lần, tôm, cá sẽ sốc và nếu quá nhiều tôm, cá tress và bỏ ăn.
  • Các hóa chất tạt quá liều, ăn quá liều tôm, cá sẽ stress, tổn thương gan tụy, đường ruột, gây chết hoặc làm bệnh nặng hơn.
  • Các cữ trộn thuốc quá nhiều và gây rối loạn hoặc các thuốc kỵ lẫn nhau làm tôm bị rối loạn và ngộ độc gan tụy.
  • Khi tôm bệnh việc trộn ít thuốc hoặc không dùng áo làm thuốc bị thất thoát thì khả năng điều trị không hiệu quả.

Giải pháp cho vấn đề sử dụng quá liều hóa chất, thức ăn, vôi trong nuôi tôm hiệu quả:

  • Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm hiệu quả.

  • Quá trình diễn ra bệnh tức là sự tích tụ lâu dài nên việc trị bệnh để phục hồi bệnh cũng cần có thời gian và “trong đấm ngoài xoa’’. Ngoài ra tuân thủ hướng dẫn và tương tác học hỏi thêm người có kỹ năng và kiến thức tốt.

11. Ăn thiếu hoặc ăn quá dư thức ăn, thức ăn kém chất lượng

Thiếu ăn tôm thẻ phân đàn hoặc ăn lẫn nhau nên tỷ lệ sống giảm, sức đề kháng tôm yếu. Thức ăn thừa dễ gây bẩn nước, đáy ao bẩn dễ ủ bệnh và phát bệnh. Hơn 70% các bệnh trên tôm cá đều do dư thức ăn hoặc tồn đọng tích lũy phân tôm thừa gây ra. Tôm ăn nhiều, bài tiết không hết dễ vô gan, đặc biệt vào mùa mưa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc sốc môi trường đột ngột tôm, cá bỏ ăn.

Vì thể để nuôi tôm hiệu quả, giai đoạn từ 1 đến 45 ngày tuổi tôm cần dinh dưỡng cao và thức ăn có dinh dưỡng cao, hoặc hấp thụ được. Giai đoạn này, nếu ăn thiếu dinh dưỡng, tôm sẽ hao hụt, gan tụy suy yếu, trống ruột và hao dẫn, sức đề kháng kém.

Giải pháp nuôi tôm hiệu quả:

  • Khi trời mưa hoặc thời tiết bất lợi, nhiệt độ thay đổi lớn giữa ngày và đêm, hoặc nhiệt độ lạnh, tôm, cá thường ăn yếu. Giai đoạn này, ta không nên cho ăn quá nhiều, ăn khoảng 70% lượng cho ăn tối đa. Tăng sức đề kháng cho tôm, cá giai đoạn này bằng Anomin N00, có thể tạt trực tiếp.
  • Canh nhá kỹ thức ăn và chia nhỏ cữ ăn ra càng nhiều càng tốt. Tập tính tự nhiên của tôm, cá là sống tự nhiên và ăn đêm, tránh ánh sáng nên cần cho ăn thêm ban đêm.
  • Giai đoạn tôm còn nhỏ, ta nên cho tôm ăn dư thức ăn, cung cấp oxy và dòng chảy liên tục để đảm bảo đáy ao sạch. Tôm nhỏ, đặc biệt là giai đoạn post khi mới thả, tôm chưa quen thức ăn mới nên sử dụng AEC copefloc để gây thức ăn tự nhiên, và cho ăn STC clean trộn vào thức ăn để không gây thối đáy ao.

12. Mưa dầm, dịch bệnh môi trường xung quanh, thời tiết nóng - lạnh ngày và đêm

  • Côn trùng, cóc, nhái, chim, cò và các côn trùng khác đều có khả năng di chuyển từ bên này qua bên kia, kể cả con cua khi mưa có nước chảy chúng di chuyển rất nhiều là điều kiện xâm nhập bệnh từ môi trường ngoài.
  • Mưa làm thay đổi nhiệt độ, giảm độ mặn, pH thay đổi đột ngột, các thông số môi trường khác thay đổi theo làm tôm stress.
  • Thiếu oxy cục bộ do cạnh tranh oxy giữa vi khuẩn tăng lên từ không khí đưa xuống và tôm, tảo dễ rớt,  mật độ oxy giảm trong ao. Khi giao mùa thời tiết từ lạnh qua nóng hoặc từ nắng qua mưa làm thay đổi nhiệt độ làm mật độ vi sinh tăng lên cạnh tranh với tôm. Tôm có xu hướng di chuyển từ nơi không ổn đến nơi ổn định, lúc này tầng đáy là nơi ít biến động nhưng nếu đáy ao có khí độc thì tôm dễ sinh bệnh. Oxy không cao tôm dễ ngạt và biến động môi trường làm tôm stress.

Giải pháp:

  • Nuôi tôm hiệu quả cần giữ môi trường ổn định, chuẩn bị oxy AM viên 24/24.
  • Khi thời tiết giao mùa: tạt thêm CaO buổi tối nhiều và kéo dài thời gian về khuya để làm ấm nước, giữ mực nước cao để ít biến động nhiệt độ và môi trường tảo. Giai đoạn giao mùa nên chọn thời điểm thả và tuổi tôm về khoảng 20 ngày tuổi hoặc hơn 50 ngày tuổi vì tôm tránh được giai đoạn phát bệnh của tôm và sức đề kháng tốt. Chạy quạt nhiều, hạn chế gây sốc và biến động môi trường quá lớn.
  • Tăng sức đề kháng cho tôm: Đây là vấn đề luôn luôn cần thiết trong suốt vụ nuôi để nuôi tôm hiệu quả, vì khi tôm mạnh thì sự hấp thụ dinh dưỡng của các cơ quan sẽ cao. Khi tôm yếu hoặc có bệnh, việc đưa dinh dưỡng vào sẽ có khả năng hấp thụ thấp. Nếu không đưa đúng sẽ làm ảnh hưởng thêm đến tôm và bệnh tôm không giảm mà càng tăng thêm.

13. Chưa tuân thủ hướng dẫn, chưa tương  tác tốt -  nhận biết chưa chính xác thông tin - hoặc tự ý làm.

Người nuôi chưa hiểu hết quy trình nuôi tôm hiệu quả hoặc không có nhật ký thì lâu ngày có thể quên. Khi gặp tình huống cần giải quyết có thể bối rối, làm ảnh hưởng đến tình trạng tôm. Thời gian xử lý vấn đề sẽ kéo dài và việc tương tác hoặc nắm thông tin không đầy đủ dẫn đến sai 1 ly đi 1 dặm. Đặc biệt trong nuôi tôm cần độ chính xác cao, nếu chỉ lệch một ít là kết quả vô cùng khác và dẫn đến không thành công.

Giải pháp:

  • Có hướng dẫn cụ thể - tập trung  đưa ra giải pháp phòng ngừa  - đào tạo -  kiểm tra hằng ngày để kịp thời nhắc nhở và chỉnh sửa.

Sơ đồ kiểm soát quản lý rủi ro trong nuôi tôm

Hình. Sơ đồ kiểm soát quản lý rủi ro trong nuôi tôm hiểu quả được đưa ra bởi Chuyên gia môi sinh và đào tạo - ThS Lê Trung Thực

  • Ngoài ra, sự tập trung và bình tĩnh giải quyết vấn đề là rất quan trọng. Các vấn đề cần thống nhất cách giải quyết để tăng sự đồng thuận, tránh làm mất năng lượng các bên liên quan. Người nuôi cần cập nhật thông tin và đọc tài liệu khi có thời gian rảnh, đặc biệt hạn chế tối đa việc chơi game hoặc thức quá khuya làm ảnh hưởng đến sức khỏe, không đảm bảo sức khỏe cho ngày hôm sau làm việc.
  • Đối với các Farm nuôi lớn, cần có nội quy và quy định nuôi tôm hiệu quả trong farm nuôi và thưởng - phạt cụ thể, phân minh. Không sử dụng điện thoại trong thời gian làm việc, trừ một số vị trí yêu cầu báo cáo có điện thoại.
Đọc thêm về quy trình nuôi tôm hiệu quả công nghệ cao để nuôi tôm hiệu quả: NUÔI TÔM CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI VỚI MÔ HÌNH NUÔI TÔM  HIỆU QUẢ KIN68

14. Thiếu vật tư, thuốc, giao nhận chậm trễ, chưa chủ động thuốc, thời gian phát hiện và kiểm tra ra bệnh chậm trễ.

Cần nhìn tổng quát vấn đề nếu thiếu sẽ chậm trễ vì “cứu tôm như cứu hỏa’’. Việc thuốc men, hóa chất không đủ hoặc không có sẵn, xe giao chậm,... sẽ dẫn đến xử lý chậm, hiệu quả phục hồi không cao, hoặc phát bệnh nặng hơn, tình trạng vấn đề càng xấu đi dẫn đến thiệt hại nặng hơn.

Giải pháp:

  • Cần chuẩn bị chủ động trước các vấn đề xảy ra - và phòng hay hơn trị.
  • Chọn danh sách các nhóm thuốc được chọn lọc theo đề xuất của chúng tôi dưới đây:

Danh sách thuốc và hóa chất cần chuẩn bị trước khi nuôi tôm hiệu quả theo cty Âu Mỹ AEC

TTNhóm thuốc - hóa chấtTên Thuốc - hóa chất
1Xử lý hóa chấtCaCO3 vôi, CaO - vôi nóng, muối hạt, Yca zeolite,  Oxy AM viên, C tạt, Yuca zym, Gudo
2Vi sinh - thức ăn tự nhiênAEC copefloc, AEC Bio Alga,  ZP Us, VS 01 , STC clean
3Ngừa gan tụyPro size 20 New, Liver Bio
4Ngừa ruộtZymthaid, SH Zym No.1, Pro utinest
5Dinh dưỡng - sức đề khángSuper Mix, Us Formula, Anomin N00
6Khoáng đa vi lượngBoin 113, KT 01, AEC Fast weight

Bảng danh sách thuốc và hóa chất cần thiết để nuôi tôm hiệu quả

15. Không đưa vi sinh vào Bên Trong đường ruột Tôm

Như chúng ta đã biết, hầu hết các sản phẩm vi sinh trên thị trường chỉ tạt và đánh vào trong nước để xử lý và chỉnh lại môi trường khi tôm gặp sự cố (chúng ta thường gọi là “Bên Nước”) còn “Bên Tôm” thì việc cung cấp vi sinh cho bên trong tôm chưa được trú trọng. Thật ra, nếu ta không cho tôm ăn vi sinh thì không phục hồi được môi trường sinh thái, không ức chế được khuẩn trong ruột tôm, khi trạng thái mất cân bằng tôm dễ bị gan tụy, phân trắng, rớt rãi rác, đốm trắng, thức ăn dư thừa, phân thải ra ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, xung quanh khu nuôi còn có nhiều côn trùng có thể gây nhiễm chéo và gây mầm bệnh thường xuyên - kéo dài.

Giải pháp: Trong đánh ngoài xoa là “Bên nước” chúng ta đã có vi sinh làm tốt rồi ZP Us, thì “Bên Tôm” chúng ta cũng cần một loại vi sinh để trộn cho ăn và đó là STC Clean, để khi tôm đi phân ra không hôi, thức ăn dư thừa không thối và triệt được khí độc trong ao tôm, xiphong ra bên ngoài không gây ô nhiễm môi trường…..liều dùng trộn vi sinh cho bên tôm, cụ thể :

  • Giai đoạn tôm con từ sau thả giống đến ngày dưới 35 ngày: liều 10g/1kg thức ăn, 4 cữ /ngày.
  • Giai đoạn tôm lớn từ 35 ngày- lớn: liều 5/1kg thức ăn, 4 cữ / ngày.
  • Đối với cá, ếch, lươn giai đoạn sau 1 tháng tuổi ăn 1-2g/kg thức ăn.

Lưu ý để nuôi tôm hiệu quả: Giai đoạn thời tiết nắng mưa thất thường và giao mùa lạnh thường sẽ tạo ra nấm khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe tôm rất nghiêm trọng, thường sẽ xảy ra từ tháng 3 âm lịch đến ra giêng Tết Nguyên Đán, thêm nữa: giai đoạn tôm lột và gặp thêm thời tiết thuận lợi thì đây là cơ hội cho nấm, khuẩn, vi rút… tấn công tôm, bà con nên sử dụng vi sinh kết hợp quy trình nuôi tôm hiệu quả một cách đều đặn, thường xuyên và liên tục mới nâng tỷ lệ thành công lên cao.

16. Bổ sung Dinh Dưỡng không hấp thụ hoặc chưa tăng cường cơ - thịt cho Tôm

Nguyên nhân: Tôm đang yếu khi gặp thời tiết bất lợi hoặc môi trường xấu, mưa, bão, nhiệt độ biến động, giao mùa,... tôm dễ bệnh gan, ruột, đốm trắng gây thiệt hại lỗ nặng hoặc trắng tay. Việc tăng sức đề kháng cho tôm đã giúp giải quyết hơn 50% rủi ro cho hộ nuôi.

Giải pháp:

  • Trường hợp Phòng bệnh: theo mô hình và theo quy trình nuôi tôm hiệu quả sử dụng thuốc của công ty Âu Mỹ AEC phòng hay hơn trị
  • Trường hợp sau khi trị khỏi các bệnh cho tôm: như chúng ta đã biết, sau khi trị các bệnh xong, thường thì con tôm xảy ra tình trạng: tôm không sung, biếng ăn, ăn yếu và khó hấp thu dinh dưỡng, ốp thân, tay bóp vào không chắc thịt… vì thế, tại thời điểm này tôm cần nguồn dinh dưỡng cao để bổ sung và hấp thu tốt, đó là Us Fomula với liều lượng sau:
  1. Giai đoạn tôm con từ sau thả giống đến dưới 35 ngày: liều 15ml/1kg thức ăn, 4-5 cữ /ngày.
  2. Giai đoạn tôm lớn từ 35 ngày- lớn: liều 5ml-8ml/1kg thức ăn, 3-4 cữ /ngày.
  3. Và cứ trộn cho ăn hàng ngày cho tôm (chứ không phải sau khi điều trị mới trộn cho ăn).

Lưu ý nuôi tôm hiệu quả: đây là mắt xích quan trọng để hỗ trợ phát triển tốt và đừng quên kết hợp với các sản phẩm khác theo quy trình nuôi tôm hiệu quả của Công ty.

17. Chuẩn bị ao sang không kịp thời gian, ao vèo nhỏ, sang ao chưa đúng cách,  sang ao mới 10 ngày vẫn còn hao hụt kéo dài…

Nguyên nhân: Hiện nay, một số hộ nuôi còn vèo trong ao vèo nhỏ khoảng 200m2 vèo tới 400.000 post trở lên, đưa xuống tôm hao, sức khỏe yếu, bệnh phân lỏng kéo dài, sốc môi trường làm tôm bị đốm trắng, tỷ lệ hao hụt cao,... Ngoài ra, vèo kéo dài thời gian, chuẩn bị nước hoặc ao chuyển không kịp sẽ làm tôm chậm lớn, sức đề kháng yếu. Việc hộ nuôi còn phân vân giữa việc thu tôm hoặc sang ao còn chưa quyết đoán, thời gian nuôi kéo dài làm tăng chi phí. Một số hộ nuôi sang ao đất dùng lưới kéo, đặt lú cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, làm tôm yếu, đưa qua ao mới bị hao hụt nhiều,... sau thời gian 10 ngày vẫn còn hao lai rai, gặp mưa nhiều, thời tiết bất lợi tôm dễ bị bệnh gan tụy, rớt đầu con.

Giải pháp:

  • Có kế hoạch nuôi cụ thể trong từng giai đoạn, phải đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng, chủ động nguồn nhân sự thời vụ, dịch vụ bên ngoài để chà bạt, sang tôm ngay khi cần thiết.
  • Cần ưu tiên chuyển giai đoạn hoặc thu tỉa chủ động. Việc thu tỉa hoặc chuyển giai đoạn sẽ gây sốc cho tôm nên trước khi thực hiện ta cần tăng sức đề kháng cho tôm, hạn chế tối đa việc làm tôm sốc môi trường. Giai đoạn tôm 45 ngày cần sức đề kháng mạnh thì chuyển ra giai đoạn sau mới an toàn. Giai đoạn này cần thuần cho tôm quen dần với môi trường chuẩn bị sang chiết tôm.

18. Mật độ nuôi quá dày, thời tiết bất lợi, so sánh mật độ nuôi quá khứ với hiện tại, thực trạng

Nguyên nhân: Người nuôi thường nghĩ rằng: vụ trước nuôi được mật độ đó hoặc vụ trước nuôi trúng lợi nhuận đạt 1 tỷ/ 1 ao thì vụ nuôi sau cũng giống vậy. Thực tế đã chứng minh rằng, mật độ nuôi phụ thuộc vào thời điểm, thời tiết, độ mặn, kỹ năng người nuôi, dịch bệnh, chất lượng giống, thuốc men, các thông số môi trường hiện tại, sức khỏe tôm,... mà thông các thông số hiện tại thì luôn khác với các điều kiện và thông số trong quá khứ. Ao nuôi lâu, ao vèo lâu, nguồn nước xung quanh cũng có thể đã khác so với trước đây, mức độ ô nhiễm có thể cao hoặc khác với quá khứ, cách làm trong quá khứ chỉ còn phù hợp một ít và có thể áp dụng một ít biện pháp đó vào vụ hiện tại còn hầu hết đã thay đổi nên phải có sự thích ứng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại. Mặt khác, biến đổi khí hậu rất lớn hằng năm cụ thể năm 2022 ở Miền Nam gần như tháng nào cũng có mưa. Do đó, người nuôi phải thích ứng cập nhật kiến thức và thuần hóa con tôm thích ứng biến đổi khí hậu.

Giải pháp:

  • Đo các thông số môi trường cần thiết nhất bằng các thiết bị chuẩn và đảm bảo đúng theo khuyến cáo của các nhà khoa học.
  • Đặt câu hỏi: con tôm cần gì để sống và khỏe mạnh? và làm theo mong muốn con tôm cần, chứ không nên làm theo hướng con người cần. Cân nhắc hài hòa giữa nhu cầu hai bên chọn ra giải pháp chung nhất để được an toàn và thành công.
  • Tốt nhất, ta nên chọn mật độ vèo và nuôi phù hợp điều kiện nuôi, năng lực người nuôi và oxy hòa tan, trang thiết bị khu nuôi.., ví dụ khuyến nghị:  nếu độ mặn từ 15 đến 20 phần nghìn, mật độ vèo (nuôi giai đoạn 1) là 250 con/m2, nuôi 35-40 ngày tôm về size khoảng 150 con/kg. Trong giai đoạn này, nếu ta thấy tôm khỏe mạnh thì nên chuyển hết lượng tôm sang hai ao nuôi mới để đảm bảo an toàn (vì đây là giai đoạn tôm phát triển mạnh). Mật độ nuôi của 2 ao mới khoảng 100 đến 125 con/m2, ta nuôi thêm 1 tháng nữa, sau đó sang qua 2 ao mới (giai đoạn về đích), nuôi về size lớn (14-30 con/kg) để tôm nhanh lớn, lợi nhuận tốt và chi phí thấp. Nếu khu vực nuôi có độ mặn thấp hơn thì nên chọn mật đuôi thấp lại để an toàn và tăng sự thành công

Kết luận và Khuyến nghị về cách nuôi tôm hiệu quả

  • Khi nuôi tôm, người nuôi cần tập trung cao độ, nếu nuôi chưa thành công thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân thất bại và rút ra kinh nghiệm cho lần sau hoặc ghi chép đầy đủ lại nhật ký nuôi tôm hiệu quả để lưu giữ dữ liệu và cần tránh lặp lại ở vụ nuôi tiếp theo.
  • Chúng ta cần đọc, tìm hiểu và cập nhật kiến thức kỹ thuật nuôi mới mỗi ngày, đặc biệt là cần học hỏi, trao đổi với người nuôi thành công lẫn nuôi chưa thành công để hiểu sâu hơn và có kiến thức rộng hơn, lấy đó làm bài học để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
  • Học đi đôi với hành, áp dụng đúng các quy định nuôi tôm hiệu quả, nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật nhằm giải quyết tình huống một cách linh hoạt, đạt được kết quả tốt nhất.
Hình sản phẩm đại diện phòng ngừa

Yuca zymVi sinh xử lý khí độc VS 01Khoáng kích lột super mixKhoáng tạt Boin113

Một số sản phẩm để nuôi tôm hiệu quả của Âu Mỹ AEC

Hy vọng bài viết về cách nuôi tôm hiệu quả của chúng tôi sẽ giúp ít nhiều cho vụ nuôi của quý bà con được diễn ra suôn sẻ và thành công! Chúc quý bà con có được thật nhiều sức khỏe

Viết bài: Ks Trần Châu Liêm, Ks Lâm Thị Cẩm Tú, Ks Nguyễn Hữu Có, Ks Trần Huỳnh Như,  CN: Phạm Anh Duy, Ths Trần Bùi Hữu Tính

Format: Ths Tô Kim Thúy, Ths Trần Kim Ngoan

Chỉnh Sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Sao chép, đăng lại nội dung cần ghi rõ nguồn AuMyAEC.com

Đang xem: 18 VIỆC CẦN QUAN TÂM ĐỂ NUÔI TÔM HIỆU QUẢ (Phần 2)

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.