BỆNH GAN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

BỆNH GAN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Chia sẻ:

Gan là một bộ phận quan trọng của tôm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và sinh trưởng của tôm có chức năng chuyên hấp thụ và giải độc. Thế nhưng để gan tôm tốt và khỏe mạnh là một vấn đề không phải ai cũng biết, bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp cho bà con có cách nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả và làm rõ khả năng tự điều chỉnh của tôm.

Màu của gan tôm thẻ chân trắng

Theo cấu tạo của tôm thẻ, gan nằm giữa đoạn kết nối thông trực tiếp qua bao tử và xuống đường ruột. Hệ bài tiết hoặc chuyển thức ăn mà tôm hấp thụ hoặc giải độc đều do gan làm việc, do đó gan tôm sẽ phụ thuộc rất lớn vào thức ăn và môi trường nước, cụ thể là màu nước. Ở các giai đoạn tôm phát triển khác nhau thì gan tôm cũng khác nhau. Khi mô hình nuôi khác nhau sẽ có hệ thức ăn và màu nước hoặc điều kiện môi trường khác nhau, từ đó hình thành màu gan cũng rất khác nhau.

Gan tôm ao nuôi quảng canh

Gan tôm ao nuôi quảng canh

Gan tôm ao nuôi công nghiệp đáy đất

Gan tôm ao nuôi công nghiệp đáy đất tại Farm Cà Mau

Gan tôm tại ao nuôi lót bạt

Gan tôm tại ao nuôi lót bạt 100%

Gan tôm nuôi trong hồ kính tại Phòng mô phỏng

Gan tôm nuôi trong hồ kính tại Phòng mô phỏng nghiên cứu thực nghiệm Cty Âu Mỹ - AEC

Qua các hình ảnh trên, ta thấy nếu chỉ dựa vào màu sắc để đánh giá bệnh gan trên tôm là rất khó để xác định chính xác. Chúng ta cần đánh giá kỹ các yếu tố bên ngoài, môi trường, thức ăn, hình thức hay mô hình nuôi. Ngoài ra, cần kiểm tra thêm vermiform, tức là khả năng tổn thương trên gan hoặc ruột. Mặc khác, cần test thêm khuẩn vibrio spp trên ruột tôm để có giải pháp phù hợp.

Khả năng tự thích ứng của tôm với môi trường

Con tôm hoặc các vật nuôi đều có khả năng thích ứng với môi trường phù hợp. Tuy nhiên, sự thích ứng này cần có thời gian thay đổi. Khi nuôi tôm, nếu chúng ta để xảy ra tình trạng sốc môi trường đột ngột như: tạt vôi nhiều, tạt hóa chất, vi sinh, tăng thức ăn nhiều hơn thường ngày thì tôm sẽ lột vỏ. Chúng lột vỏ là khả năng tự vệ, phản ứng khi môi trường biến động, nếu trong giai đoạn này đáy ao dơ, nước xấu, hoặc mầm bệnh hiện hữu, dịch bệnh xung quanh nhiều, thời tiết bất lợi thì tôm sẽ rất dễ bệnh. 

Do đó, để khắc phục tình trạng trên, ta cần thiết lập môi trường nuôi ổn định, hạn chế thấp nhất mức biến động, có thể thuần hóa tôm và cần thời gian dài cho chúng thích ứng. Khi sử dụng bất cứ hành động - thay đổi gì như: xử lý nước, thuốc, hóa chất, dinh dưỡng, thức ăn, đưa xuống ao nuôi hay đưa vào thức ăn cũng cần cân nhắc vấn đề biến động gây sốc tôm. 

Hiện nay, có nhiều trường hợp người nuôi khi tôm bị bệnh, chết hao hụt, mặc dù số lượng tôm trong ao chỉ còn lại khoảng 10%-15% tỷ lệ nuôi ban đầu, nhưng khi họ nuôi về size lớn thì vẫn có lời. Đều này cho thấy, mặc dù ao nuôi mất cân đối nhưng số tôm còn lại trong ao vẫn có thể tự cân bằng và thích ứng để chống lại dịch bệnh và phù hợp với môi trường của ao nuôi. Trong trường hợp này, tải lượng ao nuôi ở thời điểm đó chỉ nuôi được mật độ như vậy, nếu ta nuôi nhiều hơn thì tôm sẽ hao hụt hụt và dịch bệnh. Vì vậy, ta muốn nâng mật độ nuôi thì cần phải có giải pháp khác thích hợp hơn.

Tôm lột rớt cục thịt

Tôm lột rớt cục thịt tại farm nuôi Kiên Giang

Đối với các ao nuôi thường có hiện tượng tôm lột rớt cục thịt, ngoài các yếu tố sốc tôm đột ngột bằng các tác động - thay đổi, độ mặn, dinh dưỡng, oxy hòa tan, khí độc, theo nghiên cứu của nhóm chúng tôi thì cần chọn mật độ nuôi phù hợp. Người nuôi đa số nuôi theo kinh nghiệm hoặc truyền nhau, tuy nhiên, các yếu tố môi trường, trang thiết bị, năng lực người nuôi, vật tư thủy sản, sức khỏe giống, thời tiết mùa vụ hoàn toàn khác biệt ở từng thời điểm. Nuôi tôm là sự cân bằng động, nên việc này chúng ta cần phải hiểu kỹ và hiểu rõ về  kỹ thuật nuôi tôm mới có thể giảm rủi ro và dễ thành công.

Phát hiện sự thật về khả năng phục hồi bệnh gan trên tôm tại phòng thực nghiệm mô phỏng Cty Âu Mỹ AEC

Bố trí mô phỏng thí nghiệm trong việc phục hồi gan tôm

Chúng tôi lấy tôm đã được nuôi và phát hiện bệnh, tôm lột ra yếu, rớt, một số con rớt lai rai bị cắn và ăn nhau. Tình trạng tôm là gan màu vàng, trống ruột, có rớt lai rai.

Tôm rớt ăn nhau trong hồ kính

Tôm vừa rớt ăn nhau trước khi thí nghiệm 1

Tôm rớt đáy ăn nhau

Tôm rớt đáy và chúng ăn nhau (hiện tượng rớt cục thịt) tại Phòng mô phỏng Cty Âu Mỹ AEC
Tôm có hiện tượng rớt cục thịt, gan yếu khi có khí độc NH3 hiện diện đồng thời  NO2- rất cao trước thí nghiệm 7 ngày. Sự xuất hiện NO2- làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và cản trở trao đổi oxy của tôm từ đó gây rối loạn các hệ cơ quan khác của tôm. Khi tôm đang lột xác, bản thân chúng cần oxy cao nhưng khi gặp NO2- sẽ cản trở quá trình vận chuyển oxy gây rớt khi lột, các con mạnh sẽ ăn các con tôm bị rớt (hiện tượng lột rớt cục thịt) đồng thời kéo theo hệ thống gan tụy tôm bị vàng hoặc teo,  màu sắc tôm chuyển thành xanh. Một số con tôm bị bệnh nặng, chết rải rác, bỏ ăn, trống ruột.

Sắp xếp bố trí thí nghiệm phục hồi bệnh gan trên tôm

Ta sử dụng 2 thùng xốp trắng (kích thước 60x40x50) để làm thí nghiệm và ghi ký hiệu trên từng thùng (thùng 1 là M1 và thùng 2 là M2). Ta lấy nước trong ao đang nuôi được 20 ngày tuổi làm thí nghiệm, cho nước vào thùng và giữ mực nước ở mức 0,4m.
Ở thùng M1: Ta cho 5 con tôm đã bị bệnh gan, còn sống nhưng đang yếu vào thùng, kích thước tôm phải tương đồng. Cho ăn thức ăn 5 cữ/ngày, lượng thức ăn khi cho ăn phải đảm bảo luôn đầy đủ, chạy oxy 24/24h. Thùng M2, ta bắt 3 con thí nghiệm tương tự từ hồ tôm đã nuôi riêng và bị bệnh, đang rớt cho vào thùng M2 đồng thời chạy oxy 24/24h và  không cho thức ăn.
Thí nghiệm 1: ta thực hiện trong 4 ngày.

Hình ảnh tôm bị gan ruột yếu

Tôm (mũi tên màu đỏ) khi  gan ruột yếu và lột rớt ban đầu được chọn làm thí nghiệm ngày thứ 1 thí nghiệm 1
Quan sát và sử dụng các phương pháp nghiên cứu: cân, đong, đo, đếm mô phỏng ghi hình ảnh chúng tôi thu được kết quả như sau:

-    Tỷ lệ sống:

Tôm M1 hao 3 con còn lại 2 con. Mỗi ngày hao 1 con và ngày thứ tư còn lại 2 con tỷ lệ sống 40%. Các con còn sống gan đã phục hồi và mạnh khỏe.
Tôm M2 không hao con nào còn lại đủ 3 con đạt tỷ lệ sống 100% và phục hồi hẳn hoàn toàn gan ruột.

Mẫu gan tôm thí nghiệm ngày 3

Tôm M1 và M2 ngày thứ 3

Mẫu gan tôm thí nghiệm ngày 4

Tôm ngày thứ 4 kết thúc thí nghiệm 1
Để đánh giá việc phục hồi này có đảm bảo thật sự khỏe mạnh đồng thời mức độ gan được tái tạo qua việc ăn Liver Bio. Chúng tôi tiếp tục lấy tôm thí nghiệm 1 làm tiếp thêm và bố trí thí nghiệm 2 như sau:
Thí nghiệm 2: thí nghiệm này được lập trong 4 ngày tiếp theo, ta vẫn giữ nước và tôm đã thực hiện ở thí nghiệm 1, các thông số cuối thí nghiệm 1 sẽ là thông số đầu của thí nghiệm 2. Ta bổ sung cho dinh dưỡng vào thức ăn của cả 2 thùng. Thùng M1 và M2 đều cho ăn sáng ruột 3 cữ (sáng - trưa - xế) ăn Zymthaid liều 5g/kg thức ăn. Cữ chiều và tối trộn ăn gan  Liver Bio liều 15ml/kg thức ăn, kết quả cho thấy như sau:

Mẫu gan tôm thí nghiệm ngày 6

Ngày thứ 6 sau khi Thí nghiệm 2 đã thực hiện được 2 ngày
Khi tôm ăn Liver Bio, ta thấy chức năng gan của tôm được tái tạo rất rõ và có khả năng phục hồi tốt, không tái nhiễm trong quá trình thí nghiệm. 
Khi trộn Zymthaid cho tôm ăn thì ta có thể nhìn thấy rõ đường ruột, thành ruột nong to sau 2 cữ ăn (đường ruột to rõ nét), đều, không đứt khúc và sắc nét. Phân thải ra chặt, và dài hơn khi không cho ăn Zymthaid. 
Tỷ lệ sống:  cả 2 thùng phục hồi hoàn toàn và không hao thêm. Quan sát nhận thấy tôm lanh và khỏe mạnh, đường ruột và gan tôm rõ nét hơn.

Mẫu gan tôm thí nghiệm ngày 8

Tôm ngày thứ 8 kết thúc thí nghiệm

-    Chiều dài tôm:

Chiều dài tôm mẫu 2 sau 8 ngày thí nghiệm

Chiều dài tôm M2 sau 8 ngày thí nghiệm

Chiều dài tôm mẫu 1 sau 8 ngày thí nghiệm

Chiều dài tôm M1 sau 8 ngày thí nghiệm 
Qua việc đo và kiểm tra chiều dài của tôm trong 2 thí nghiệm sau 8 ngày thí nghiệm, ta thấy tôm tại thùng M1 có chiều dài hơn tôm trong thùng M2 gấp 1.5 lần. Điều này cho thấy, việc bổ sung dinh dưỡng Liver Bio - Zymthaid kèm thêm vào thức ăn trong quá trình điều trị và sau khi phục hồi là khá hiệu quả, tôm tăng trưởng tốt.

-    Màu nước:

Màu nước thí nghiệm gan tôm

Màu nước của thí nghiệm 1 của 2 thùng M1 ( phải), M2 ( trái)

Màu nước sau khi kết thức thí nghiệm trên gan tôm

Màu nước sau khi kết thúc thí nghiệm 2 
Màu nước sau khi cho thức ăn không thấy sự khác biệt giữa 2 thùng, nước sậm, tuy nhiên màu nước trong thí nghiệm 1 khi không cho thức ăn nước thùng M2 thấy trong, sạch và sáng hơn khi cho ăn ở thùng M1. Việc đưa thức ăn vào sẽ làm thay đổi màu nước hồ nuôi và nếu thức ăn thừa quá nhiều sẽ làm cho màu nước đậm hơn và mau bẩn hơn.

Tại sao việc đưa dinh dưỡng và điều trị trên tôm lại hiệu quả thấp?

Tôm nhỏ thời gian tôm ăn rất dài nên khi ta đưa thức ăn xuống ao nuôi, tôm sẽ bắt được thức ăn, tuy nhiên đa số là thức ăn sẽ bị chìm xuống đáy. Đến lúc tôm đi kiếm ăn, chúng sẽ dùng chân để gắp thức ăn và đưa vào miệng, tuy nhiên gắp không chặt nên có khi gắp được thức ăn, có lúc sẽ không gắp được. Chúng tiếp tục di chuyển để gắp các hạt thức ăn khác, một số con cạnh tranh giành giật thức ăn và chúng tương tác làm rớt thức ăn trở lại.  Quá trình ăn này kéo dài tùy thuộc vào tuổi tôm, chúng sẽ di chuyển và tìm ăn lại những thức ăn cũ còn tồn đọng dưới đáy ao, chúng sẽ ăn liên tục. Vào ban đêm, tôm thường tập trung nơi ổn định, có thức ăn và sẽ ít bơi lội hơn vì thế nên chúng ta thường thấy đường ruột tôm lúc nào cũng đầy thức ăn.

Nơi tôm tập trung nhiều trong thí nghiệm

Tôm tập trung vào nơi có thức ăn nhiều vào ban đêm tại Phòng mô phỏng thực nghiệm Cty Âu Mỹ AEC 
Trong khoảng thời gian dài (khoảng 5-6 tiếng trở lên) như vào ban đêm, tôm thường tập trung ăn và cắn mịn thức ăn thành những hạt nhỏ. Do tập tính sinh học nên tôm thường tập trung ăn nhiều hơn vào ban đêm, ăn ít hơn vào ban ngày vì ban ngày có  ánh sáng, nhiệt độ tác động nên tôm thường ăn kém và nhát ăn hơn. Qua tập tính ăn đêm của tôm, chúng ta thấy việc dinh dưỡng trộn vào và xuống nước, tôm cắn mịn rồi mới đưa vào miệng. Quá trình này rất dễ pha loãng và tan ra môi trường vì vậy dinh dưỡng trộn vào thức ăn chúng sẽ tan ra môi trường, ngoài ra dòng chảy cũng làm phân tán dinh dưỡng một phần, thức ăn di chuyển, rơi rụng, hao hụt.

Biều đồ cho thức ăn xuống hồ tôm

Biểu đồ mô phỏng việc đưa thức ăn xuống hồ nuôi cho tôm ăn 
Khi tôm lớn, chúng ăn nhanh hơn tôm nhỏ vì tôm nhỏ có xu hướng chui trốn  và ăn những thức ăn nhỏ hoặc ăn những hạt mịn mà con lớn cắn đứt ra hoặc ăn những thức ăn thừa của tôm lớn bỏ lại. Sự cạnh tranh thức ăn trong hồ nuôi luôn luôn diễn ra và liên tục, sự canh tranh này càng gay gắt khi ta nuôi ở mật độ cao.

Kết luận và khuyến nghị về bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng

  • Từ các thí nghiệm trên cho ta thấy, việc phòng bệnh cho tôm nuôi là hết sức quan trọng  phòng hay hơn trị.
  • Khi tôm còn nhỏ mà bị bệnh gan (giai đoạn 45 ngày tuổi) mức độ rớt về trống ruột, gan, tụy khoảng 5% hoặc hơn. Ở trường hợp này, quá trình điều trị ta không nên cho tôm ăn thức ăn mà chỉ cần tập trung kiểm soát và xử lý tốt môi trường.
  • Tôm có khả năng sống và thích ứng với điều kiện nhân tạo, tuy nhiên quá trình này cần thời gian để chúng thay đổi dần.
  • Ở giai đoạn 30 ngày tuổi, tôm thẻ có thể sống mà không ăn thức ăn công nghiệp hơn 4 ngày trở lên, chúng hấp thu thức ăn từ các hạt lơ lửng trong nước, hoặc qua tảo.
  • Zymthaid ruột - Liver Bio gan là bộ đôi đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị về ruột- gan trong nuôi tôm.
  • Việc trị bệnh ở tôm lớn ta nên giảm lượng thức ăn vì khi đó tôm ăn yếu, việc đưa nhiều thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng thừa thức ăn dưới đáy ao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và càng khó xử lý nước, điều này dẫn đến tình trạng vi khuẩn và khí độc hình thành dưới đáy ao. Để xử lý tình trạng này, ta nên chạy quạt 24/24h để tạo dòng chảy liên tục, kết hợp với oxy để đảm bảo nồng độ Oxy hòa tan trên 5 mg/lít, đây là yếu tố quan trọng trong việc chuyển hóa khí độc trong ao nuôi, kiềm chế được việc bùng phát khí độc.

Đo nồng độ oxy trong hồ nuôi tôm

Nồng độ Oxy đo được ở hồ nuôi N1 tại mô hình nuôi hồ kính của Âu Mỹ AEC
  • Khi tôm đã bị bệnh gan, ta nên chấp nhận hao hụt, loại bỏ những cá thể tôm yếu, nhằm giảm hiện tượng lây nhiễm chéo và chú ý điều chỉnh tốt và ổn định các chỉ số môi trường trong ao nuôi ở mức an toàn. Ta cần chú ý rằng, nếu quản lý tốt các yếu tố môi trường trong ao nuôi thì chúng ta gần như đã giảm tải được rất nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ao nuôi.
  • Cần tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm để được thành công.

Sản phẩm được sử dụng trong thí nghiệm bệnh gan trên tôm

 

Sản phẩm sử dụng trong thí nghiệm bệnh gan trên tôm
Viết bài: (ÂU MỸ AEC Bảo lưu)
Chỉnh chính tả và câu văn: Ths Trần Kim Ngoan 
Chỉnh sửa và duyệt nội dung:  Ths Lê Trung Thực
 

Đang xem: BỆNH GAN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.