👉 Bà con Đăng ký hội viên AEC để tích lũy điểm thưởng thăng hạn và đổi quà.
Amoniac (NH3) là một trong những chất độc phổ biến và nguy hiểm nhất trong môi trường nước ao nuôi tôm cá. NH3 không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thủy...
Khu vực mua hàng
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Copepoda là một loài sinh vật nhỏ bé trong ao nuôi tôm hiện nay của bà con nông dân, Copepoda có thể tạo ra sự khác biệt to lớn trong hoat động kinh doanh nuôi tôm cá của bà con, đây được đánh giá là một trong những nguồn thức ăn tự nhiên mà không một loại thức ăn công nghiệp nào có thể thay thế được trong ao nuôi tôm, cá, ếch, lương. Thức ăn tự nhiên ngoài copepoda, thì còn có Rotifera, Protozoa,... vừa cải thiện chất lượng nước, vừa giảm chi phí đầu tư, là loại thức ăn chính thích hợp cho tôm, cá phát triển với nhiều thành phần dinh dưỡng cao.
Hình copepoda tại Farm Tuấn Nghị Cà Mau
Copepoda (Pseudodiaptomus annandalei) hay còn gọi là Giáp xác chân chèo là một nhóm phân lớp động vật giáp xác nhỏ được tìm thấy ở hầu hết các môi trường sống nước ngọt và nước mặn. Copepoda khá nhỏ bé, một số loài trưởng thành có độ dài từ 1–2 mm, có loài ngắn hơn chỉ vào khoản 0,2 mm. Đặc điểm nhận dạng của loài này là lớp vỏ giáp xác, cùng với bộ râu của nó.
Copepoda ăn động vật phù du, tảo, mùn bả hữu cơ. Copepoda chứa nhiều axit-béo và protein nên trong môi trường tự nhiên. Copepoda là nguồn thức ăn đầy dinh dưỡng cho các loài tôm cá lớn hơn nó. Và hiện nay, Copepoda còn được nuôi cấy để dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá thay thế cho artemia, là những động vật giáp xác cực nhỏ là một thành phần thức ăn chủ yếu ăn cho ấu trùng tôm, thức ăn chính của thủy sinh vật.
Hình Copepoda
Copepoda là giáp xác chân mái chèo, là nhóm giáp xác nhỏ, có số lượng lớn nhất (khoảng 13.000 loài). Các nhà khoa học đã phân loại giáp xác chân chèo Copepoda thành 3 bộ: Calanoida, Cyclopoida và Harpacticoida. Trong đó, bộ Calanoida chiếm đa số trong môi trường nước mặn, chúng là thành phần thức ăn chủ yếu trong ống tiêu hóa của các loài cá biển. Còn bộ Cyclopoida có nhiều ở các ao, hồ nước ngọt, là thành phần thức ăn quan trọng, cần thiết cho các loài cá bột.
Hình con krill [Lena Burri, PhD - Aqua culture Asia Pacific -Volume 18 No 1]
Hình dinh dưỡng krill [Lena Burri, PhD - Aqua culture Asia Pacific . Volume 18 . No 1]
Biển là nơi chứa nhiều loài động vật thủy sinh, khoảng 2/3 số loài Copepoda sống phiêu sinh ở biển, nhiều loài nước ngọt (khoảng 2.814 loài) và một số loài sống trong rêu mốc, màng mỏng giữa nước và đất và xác bã thực vật phân hủy. Cũng có nhiều loài ký sinh trên những động vật nước ngọt và biển, nhất là cá. Đa số khẩu phần ăn của nhiều loài động vật biển là Copepoda.
Copepods và Copepoda về cơ bản là cùng một nhóm sinh vật, chỉ khác nhau về cách gọi.
Copepoda là sinh vật chỉ thị tốt cho các hệ sinh thái nhất định. Sự xuất hiện hay biến mất của một loài (hẹp muối hoặc hẹp nhiệt) sẽ cho chúng ta biết tính chất của môi trường nước, để có hướng xử lý nước cho phù hợp. Ngoài ra, giáp xác chân chèo Copepoda còn làm tăng cường oxy hòa tan, làm giảm khí độc trong ao nuôi, giảm sự phát triển của tảo dưới đáy ao. Chúng giúp môi trường nước trong ao nuôi ổn định, góp phần cân bằng hệ sinh thái.
Hình krill thức ăn tự nhiên trong ao nuôi công nghệ cao Farm a Duy
Copepoda là thức ăn rất tốt cho các loài cá ăn động vật nổi. Giá trị dinh dưỡng của Copepoda cao, đặc biệt là giàu hàm lượng axit béo cao không no (HUFA), giàu phospholipid và chất chống oxy hóa tự nhiên. Copepoda rất dễ nuôi để cung cấp thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá, tôm mới thả vì protein của Copepoda cần thiết cho sự tăng trưởng mạnh của tôm, cá nuôi khi còn nhỏ.
Hình Copepoda dùng làm thức ăn tự nhiên trong ao vèo cá chốt trâu bột tại Farm Tuấn Nghị
- Gây màu ao nước đạt tiêu chuẩn (màu trà, màu nâu vỏ đậu), trợ lắng, bổ sung dinh dưỡng để ổn định và duy trì màu nước.
- Sử dụng tạt vi sinh sinh khối duy trì liên tục kiểm soát pH và môi trường ổn định.
- Sinh khối vi sinh: 1 gói AEC COPEFOC + ½ gói AEC BIO ALGA + 2kg mật đường + 40 lít nước mưa đậy kín và ủ ím khí 3 ngày, đánh vào 7-8h sáng hoặc 5-6h chiều. sử dụng cho ao 5000m2.
- Định kỳ 3-5 ngày/lần tùy theo lượng thức ăn thực tế kiểm tra mà duy trì trong suốt quá trình nuôi
Tại Việt Nam các nghiên cứu được thực hiện của Âu Mỹ AEC đã thúc đẩy người nuôi tôm thay đổi quan niệm nuôi tôm và đến gần hơn với nuôi tôm an toàn sinh thái, phát triển bền vững. Video dưới đây do ThS. Lê Trung Thực chia sẻ cho cho bà con cách duy trì và phát triển tốt Copepoda bằng men vi sinh sinh khối AEC - Copefloc và AEC- Bio Alga cung cấp đầy đủ lượng khoáng để tạo vỏ và duy trì Copepoda, đảm bảo cho sự sinh trưởng và quá trình phát triển của tôm, cá.
Cách duy trì Copepoda bằng men vi sinh AEC - Copefloc và AEC- Bio Alga
- Thay nước 10-20% để giảm tảo đối với ao công nghệ cao - xử lý tảo bằng men vi sinh Ts 68 kết hợp VS 01 và tạt vi sinh sinh khối bộ AEC copefloc + VS 01 ban đêm, không để thừa thức ăn để tăng cường độ quang hợp của các sinh vật phù du, trong đó có Copepoda.
Chú ý: để gây thức ăn tự nhiên cho ao nuôi tôm cá, bà con có thể tham khảo qua link: THỨC ĂN TỰ NHIÊN TẠO BỞI AEC-COPEFLOC DÙNG NUÔI TÔM QUẢNG CANH
Trên Tạp chí Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau quý I và II năm 2022 đã công bố kết quả nghiên cứu thử nghiệm của ThS. Dương Xuân Đào - Giảng viên Bộ môn Nuôi trồng thủy sản, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau về vấn đề “Sử dụng Copepoda trong ương tôm post thẻ chân trắng”. Sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, ThS Đào đã thu được kết quả và đưa ra kết luận: “Tỷ lệ sống của tôm được cải thiện đáng kể khi được bổ sung Copepoda trong khẩu phần thức ăn. Tỷ lệ sống của tôm đạt cao nhất khi bổ sung 50% Copepoda với 50% thức ăn công nghiệp.”
Tại Công ty Âu Mỹ AEC, ThS Lê Trung Thực, Chủ tịch HĐQT kiêm RD đã tiến hành thử nghiệm và kết quả thu được rất tích cực hơn 80% thành công.
Hình kiểm tra nhá nuôi tôm tại Farm Tuấn Nghị ứng dụng mô hình AEC- Copeflock 63
Từ kết quả thử nghiệm, một lần nữa, kết quả đã khẳng định vai trò quan trọng của thức ăn tự nhiên (copepoda) trong nuôi tôm, cá, đặc biệt là trong nuôi tôm giống và cá bột. Copepoda ngoài việc cân bằng sinh thái cho ao nuôi thì thức ăn tự nhiên còn góp phần làm giảm rủi ro cho người chăn nuôi.
Tôm, cá, ếch, lươn có sự sinh trưởng mạnh, có sức đề kháng cao, giảm tỷ lệ hao hụt trong ao nuôi. Hy vọng rằng với những vấn đề nêu trong bài viết, Cty Âu Mỹ AEC có thể giúp bà con nông dân tham khảo về vai trò của Copepoda trong ao nuôi tôm, cá và có được lựa chọn mô hình nuôi tôm hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Nếu bà con có thắc mắc gì về vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay công ty Âu Mỹ AEC qua hotline 0855 678 679 hoặc website AumyAEC.com để nhận được tư vấn trực tiếp từ kỹ sư công ty.
Sản phẩm sử dụng: Sử dụng AEC - Copefloc + AEC bio alga để duy trì copepoda và xử lý nước.
Viết bài Ths Trần Kim Ngoan
Hình ảnh: KS Dương Như Phụng
Cập nhật bài viết: Nguyễn Thị Kim Thoa
Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực
Xem thêm Copepoda làm sạch tảo ao tôm
Tài liệu tham khảo :
- ThS. Dương Xuân Đào, (2022), Nghiên cứu sử dụng Copepoda trong ương tôm post thẻ chân trắng, Tạp chí quý I và II, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau.
- PSG. TS. Vũ Ngọc Út – ThS. Dương Thị Hoàng Oanh (2013), Giáo trình Thực vật và động vật thủy sinh, NXB Đại học Cần Thơ.
- Lena Burri, PhD, January/Feb 2022, Volume 18, Number 1, p24
- “Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi và thu hoạch sinh khối Copepoda tại Sóc Trăng làm thức ăn cho tôm” - Sở KHCN Sóc Trăng https://sokhcn.soctrang.gov.vn/sokhcn/1285/31788/59004/352997/Tin-Khoa-hoc-va-Cong-nghe/So-Khoa-hoc-va-Cong-nghe-nghiem-thu-ket-qua-thuc-hien-de-tai-khoa-hoc-va-cong-nghe.aspx
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Viết bình luận