Khí độc H2S được ví như một “sát thủ thầm lặng” trong ao nuôi tôm. H2S có thể bùng phát, gây độc và làm chết tôm bất cứ lúc nào. Vậy giải pháp của Âu Mỹ AEC là gì để hạn chế sự phát sinh và giảm thiểu sự ảnh hưởng của H2S đến tôm nuôi?
Khí H2S là gì?
H2S đọc thế nào?
H2S: đọc là hy-đờ-rô Sum-phua, là kí hiệu hóa học của khí Hydro Sunfua. H2S là một loại khí ở điều kiện nhiệt độ thường, không màu, có mùi hôi đặc trưng của trứng thối. Khí H2S có tính chất hóa học là rất độc cho người và đông vật, nặng hơn không khí, có tính ăn mòn và dễ cháy.
Hình 1: Công thức phân tử của khí độc H2S (Hydro Sunfua).
Tính chất hóa học H2S, tính chất vật lý, ứng dụng của H2S Xem thêm Hydro Sunfua H2S và Sunfua là gì ?
Khí độc H2S hình thành và bùng phát trong ao nuôi như thế nào?
Sự hình thành khí độc H2S trong ao nuôi tôm
Khí độc H2S (Hydro Sunfua) sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí (không có oxy). Các chất hữu cơ trong ao nuôi có thể là thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo và một số chất thải hữu cơ khác.
Khí độc Hydro Sunfua xuất hiện tại nền đáy các ao nuôi tích tụ nhiều chất hữu cơ:
Hình 2: Bùn đen trong ao do sự tích tụ chất hữu cơ và sinh khí độc H2S
- Ở những ao nuôi trước khi thả tôm, ao có nước trong, tảo đáy, lap lap phát triển dưới đáy ao. Sau đó, khi thực vật phù du nở hoa trong nước ao, nó sẽ chặn ánh sáng của tảo dưới đáy, dẫn đến hiện tượng sụp tảo và là nguyên nhân tạo ra H2S trong ao nuôi.
- Các ao nuôi lâu năm, sự tích lũy các vật chất hữu cơ cao nhưng cải tạo, xử lý đáy ao chưa kỹ lưỡng, ít sử dụng vi sinh hay sử dụng vi sinh chưa đạt hiệu quả.
- Các ao bị rong và các thực vật thủy sinh xâm chiếm và chết đi để lại lượng lớn chất hữu cơ phân hủy sinh khí Hydro Sunfua.
- Các ao có mực nước cao, thiếu dòng chảy, oxy không tới được nền đáy, sự thiếu oxy làm quá trình phân hủy chất hữu cơ yếm khí diễn ra mạnh mẽ và sinh khí độc H2S.
- Ao bạt bị rò rỉ nước từ nền đáy, khu vực này không có oxy nên sinh ra khí H2S và rò rỉ ngược lại môi trường nước ao nuôi.
- Ao nuôi nhiều chất lơ lửng khi lắng đáy dễ sinh khí độc Hydro Sunfua.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ tại đáy ao xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Phân hủy kỵ khí (trong điều kiện không có oxy) xảy ra dưới lớp bùn đáy ao bởi vi khuẩn khử lưu huỳnh, quá trình này sinh ra khí H2S và làm lớp bùn có màu đen. Khi H2S phân tán ra môi trường nước, thường có mùi trứng thối đặc trưng, tôm ưu thích và bị ảnh hưởng đến sức khỏe của nó.
Trường hợp 2: Phân hủy hiếu khí (trong điều kiện có oxy) xảy ra trên bề mặt lớp bùn đáy, tạo ra các sản phẩm CO2 và năng lượng (năng lượng này có thể được các sinh vật sử dụng cho quá trình sinh trưởng). Quá trình này làm bề mặt đáy ao có màu sáng, lớp này tuy mỏng nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế sự thoát ra của các khí độc trong đáy ao.
Nguyên nhân làm khí độc Hydro Sunfua bùng phát trong ao nuôi tôm
Khi đáy ao đã tích tụ quá tải chất hữu cơ, chất thải tôm, khí độc H2S có thể bùng phát và gây ảnh hưởng tôm bất cứ lúc nào. Đặt biệt, khi đáy ao bị xáo trộn sẽ dẫn đến sự bùng phát của khí độc H2S ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của khí độc:
- Khí độc H2S bùng phát sau cơn mưa lớn: Mưa gây tiếng động lớn, tôm có xu hướng xuống đáy khi mưa lớn làm xáo trộn nền đáy, đây là điều kiện bùng phát khí độc H2S bùng phát. Mưa làm tăng axit, giảm pH nước từ đó tính độc H2S tăng cao.
- Trời âm u làm tảo không quang hợp được, cạnh tranh oxy trong nước, tăng khí độc và ảnh hưởng đến sức khỏe động vật thủy sản.
- pH có quan hệ mật thiết với khí H2S: Mưa kéo dài làm nước phân tầng, sự chênh lệch nhiệt độ, nước mưa làm pH giảm và các yếu tố môi trường biến động gây stress tôm và tăng tính độc của H2S. Mưa kèm gió khuấy động đáy ao, làm thoát khí H2S ra khắp đáy ao và khuếch tán khắp ao. Khi pH = 5 thì khí độc H2S cực độc, khi pH > 10 thì H2S không độc. Xem thê Hệ đệm ao nuôi tôm và các chỉ số môi trường
- Ngoài pH thấp thì nhiệt độ thấp và nồng độ oxy thấp cũng làm tăng tính độc của H2S. Vào ban đêm và gần sáng là thời điểm H2S ảnh hưởng tôm nuôi nhiều nhất.
- Sau khi thu tỉa hoặc hút xiphong có thể bùng phát khí độc H2S.
Dấu hiệu nhận biết ao tôm có xuất hiện khí độc H2S
Hình 3: Khuẩn trên đĩa thạch TCBS, khuẩn V.Hidrosunfua (khuẩn lạc màu đen) sinh khí H2S
- Màu nước trong ao nuôi có sự thay đổi đột ngột: Khí độc H2S làm màu nước chuyển sang màu xanh đen hoặc nâu đen. Khí H2S làm cho phosphat (PO43-) giải phóng từ đáy ao, tảo sẽ phát triển nhanh và tàn trong vòng 2-3 ngày (hiện tượng tảo nở hoa).
- Nước, bùn đáy ao có mùi trứng thối, đấy là mùi đặc trưng của khí độc H2S. Ao nuôi tôm thường phát sinh nhiều bọt bong bóng khó tan, ao công nghiệp thường thấy các khối khí trên mặt ao.
- H2S ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong ao: Khí độc H2S ảnh hưởng đến hệ vi sinh của ao nuôi, làm chết các vi khuẩn có lợi, các nhóm vi khuẩn nitrat hóa, đây là nguyên nhân làm bùng phát các khí độc NH2, NO2.
- Tôm trong ao bị đen mang là dấu hiệu cho thấy đáy ao bị ô nhiễm nặng, có khí độc H2S tiềm ẩn, có thể bùng phát khi hội đủ các điều kiện.
Hình 4: Tôm đen mang do tiếp xúc lâu ngày với đáy ô nhiễm chất hữu cơ
- Tôm hoạt động kém và chậm bắt mồi: H2S làm tôm lờ đờ, chậm bắt mồi, buổi sáng pH thấp và tôm thường thiếu oxy, buổi trưa đến chiều pH tăng làm độ độc NH3.
- Tôm bị mềm vỏ, sắc tố vỏ bất thường, nặng có thể bị chết sau khi lột vỏ. Khi tôm tiếp xúc với H2S dễ stress ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng chất trong quá trình lột. Mặc khác, tôm lột vỏ ở khu vực đáy ao và khi tôm lột nhu cầu oxy cao không được đáp ứng làm tôm chết sau khi lột.
- H2S gây bệnh phân trắng: H2S có thể phá hủy mô, làm tổn thương mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy, nếu tôm nuôi tiếp xúc với H2S trong thời gian ngắn tôm sẽ yếu dần, bơi chậm chạp, dễ tổn thương và nhiễm bệnh.
Ảnh hưởng của khí độc Hydro Sunfua đến tôm nuôi
Khí độc H2S được xem như “sát thủ thầm lặng” trong ao tôm, sau khi hình thành sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát rất nguy hiểm cho tôm, cùng Âu Mỹ AEC tham khảo các ảnh hưởng của khí độc H2S đến tôm nuôi:
- H2S làm ảnh hưởng hô hấp: H2S gây thiếu oxy trầm trọng, làm giảm khả năng hấp thụ oxy của tôm. Khi tôm tiếp xúc với H2S, nồng độ oxy trong cơ thể tôm giảm, gây ra hiện tượng thiếu oxy, tôm có hiện tượng nổi đầu và nếu nặng có thể rớt đáy.
- Gây stress cho tôm: Tôm nuôi tiếp xúc với H2S liên tục khiến tôm trở nên yếu và dễ bị stress. Khi stress tôm dễ bị ảnh hưởng và bị tấn công bởi mầm bệnh trong ao.
- Làm giảm năng suất: Tôm nuôi trong môi trường có H2S thường có năng suất thấp hơn. Sự ảnh hưởng của H2S đến sức khỏe, hoạt động và sinh trưởng của tôm làm tôm chậm phát triển. Kết quả là ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ sống của tôm nuôi.
- Làm tôm bị ngộp và chết: Khi nồng độ H2S đủ cao, thời gian tiếp xúc dài có thể bị ngạt và chết. Nồng độ khí H2S lên đến 0,01 - 0,02 ppm là cao và nguy hiểm cho tôm, ngộ độc và chết hàng loạt.
Giải phòng ngừa và xử lý khí độc H2S của Âu Mỹ AEC
Giải pháp phòng ngừa H2S
Trước khi thả tôm: Cải tạo kỹ lưỡng nền đáy ao để loại bỏ chất hữu có và bùn đen tích tụ đáy ao.
Hình 5: Bón vôi và phơi đáy ao nhằm kích thích vi sinh vật hoạt động phân hủy chất hữu cơ.
Sau khi thả tôm:
- Cần sử dụng vi sinh Enzym Plus từ đầu vụ để cung cấp hệ vi sinh có lợi hạn chế sự tích tụ chất hữu cơ đáy ao. Mặt khác, cần định kỳ sử dụng vi sinh để duy trì và kiểm soát màu nước trong ao, hạn chế sự bùng phát tảo độc, tảo nở hoa.
Hình 6: Duy trì và ổn định màu nước trong ao.
- Duy trì oxy hòa ao nuôi ở mức lớn hơn 4 mg/L để ngừa sự hình thành và ảnh hưởng của H2S. Chú ý lúc trời ít nắng, tảo phát triển mạnh hay lúc trời mưa cần đảm bảo oxy hòa tan.
- Duy trì được dòng chảy trong ao liên tục, dòng chảy đóng vai trò rất quan trọng trong ao nuôi, ngoài cung cấp oxy còn giúp môi trường ao nuôi luôn được vận động. Dòng chảy giúp vật chất hữu cơ trong ao nuôi tôm được phân tán đều trong nước, ao nuôi không có điểm cục bộ, chết góc và tồn động các vật chất hữu cơ. Điều này làm giảm nguy cơ hình thành khí độc H2S.
Hình 7: Hệ thống oxy trong ao nuôi tôm CNC.
- Kiểm tra H2S, pH thường xuyên bằng KIT test hoặc kiểm tra mật độ khuẩn sinh khí H2S trên đĩa khuẩn TCBS.
- Kiểm soát thức ăn tránh dư thừa tích tụ đáy ao. Thường xuyên xiphong loại bỏ thức ăn dư thừa và các chất hữu cơ (xát tảo, phân tôm…). Khi thấy tôm yếu nên trộn Us formula, Beta glucan để tăng sức đề kháng. Đối với ao nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến nên sên rào tay 10 - 20% diện tích ao nuôi và lưu ý những khu vực tích tụ nhiều chất hữu cơ, bùn đáy dày nhất sên vét gàu tay trước.
Hình 8: Sên gàu tay thủ công khi đang có tôm (vuông tôm Bác Sáu - mô hình AEC 79 phiên bản 2 tại Cà Mau).
- Bổ sung các men tiêu hóa SH Zym, Pro Enzyme và men đường ruột Zym Thaid để hỗ trợ hấp thu thức ăn cũng làm giảm tải chất hữu cơ trong ao, hạn chế tối đa sự phát sinh khí độc H2S.
- Có biện pháp chủ động trước trong và sau mưa như bón vôi bờ ao, ngừng cho ăn, bón vôi nước để ổn định pH và độ kiềm trong ao, bậc quạt và oxy đáy (nếu có) để hạn chế nước phân tần và đảm bảo oxy trong ao nuôi, sau khi mưa xử lý phèn và diệt khuẩn….
Hình 9: Sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, tăng hấp thu chất dinh dưỡng cho tôm.
Giải pháp xử lý
Khi phát hiện ao nuôi xuất hiện khí độc H2S thì cần thực hiện các bước:
- Giảm lượng thức ăn 30 - 50%, từ 2 - 3 ngày đến khi môi trường ổn định, tăng cường oxy bằng cách chạy quạt, oxy đáy hoặc Oxy Gen viên (1 xô/1000m3).
- Chạy quạt để gom chất hữu cơ và hút xiphong ra ngoài. Kết hợp thay nước để giảm nồng độ khí độc.
- Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường: độ pH (7,5 - 7,8), độ kiềm (120 - 180 ppm), khí độc NH3, khí độc NO2, độ phèn, mật độ tảo hại.
- Sử dụng vi sinh: Vi sinh Zp-Us và AEC-Copefloc hoặc VS 01 để loại bỏ khí độc Hydro Sunfua.
- Cho ăn bộ 3 Gan Ruột (Pro Utines, Live Bio, Zym Thaid) để ổn định gan và đường ruột tôm khổi tác động của khí độc H2S.
Cách sử dụng vi sinh xử lý khí độc H2S:
- Sử dụng trực tiếp vi sinh Zp-Us: Tôm nhỏ sử dụng ban ngày, tôm lớn sử dụng ban đêm 1 gói/ 1.000 - 1.500m3, sử dụng kèm với Yuca Zeolite hoặc Oxy Gen viên. Định kỳ sử dụng 2 - 3 ngày/lần.
- Sử dụng vi sinh sinh khối: ủ yếm khí (không oxy) trong phi 200 lít, 1 gói AEC-Copefloc + 200 lít nước sạch + 10kg mật đường (xác khuẩn với nhiệt độ), mỗi ngày cần khuấy đảo điều, ủ 3 - 4 ngày có thể sử dụng, tạc mỗi ngày 30 lít/1.000m3 nước định kỳ 2 ngày/lần.
- Vi sinh VS 01: 8h sáng sử dụng tạt trực tiếp 5 lít/1.000m3.
Kết luận:
Khí độc H2S tác động tiêu cực đến tôm, cá ảnh hưởng đến sự phát triển sinh trưởng, giảm năng suất, mức độ nặng có thể dẫn đến chết tôm hàng loạt. Vì vậy, việc phòng ngừa khí độc H2S trong ao nuôi tôm đóng vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ đàn tôm suốt vụ nuôi và giúp đàn tôm phát triển ổn định và đạt năng suất cao.
Chỉnh bản thảo: Ks Trần Châu Liêm
Duyệt nội dung: Ths. Lê Trung Thực
Một số sản phẩm của Âu Mỹ AEC sử dụng kiểm soát H2S
Viết bình luận