CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM BẰNG BỘ TỨ GAN - RUỘT AEC

CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM BẰNG BỘ TỨ GAN - RUỘT AEC
Chia sẻ:

Bệnh phân trắng trên tôm là một trong những vấn đề phổ biến và có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất, thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm. Bệnh thường xuất hiện vào mùa nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ nước cao, mật độ tảo cao, các ao nuôi thâm canh với mật độ thả dày, dòng chảy lưu thông nước thấp, chất lượng nước, đáy ao nuôi kém. Vậy bệnh phân trắng là gì? Cách phòng và điều trị bệnh phân trắng như thế nào là hiệu quả?. Biết được những khó khăn này của bà con, Âu Mỹ đã cho ra đời bộ tứ Gan - Ruột AEC chia sẻ giúp bà con áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhằm tránh tình trạng bệnh phân trắng xuất hiện trên đàn tôm của mình.

Bệnh phân trắng là gì?

Bệnh phân trắng có tên khoa học là White feces syndrome - WFS, loại bệnh này thường xuất hiện khi tôm đạt 40 -70 ngày tuổi. Dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết khi tôm bị bệnh phân trắng là khi có sự xuất hiện các sợi phân tôm trôi nổi trên bề mặt ao nuôi. Khi đó, các tác nhân gây bệnh phân trắng trên tôm sẽ tấn công hệ thống gan tụy và đường ruột, làm giảm khả năng hoạt động gan, ruột trên tôm, khiến tôm hấp thụ thức ăn kém, từ đó tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh khác phát triển. Mặt dù không gây tôm chết hàng loạt trên thời gian ngắn, nhưng về lâu khiến tôm mãn tính và khó điều trị, tôm bỏ ăn không bắt mồi dẫn đến còi cọc, yếu ớt, ốp thân,... làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của vụ nuôi. 

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Hình 1: Bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng là do cấu trúc Vermiform thường xuất hiện trong hệ thống gan tụy của tôm, chúng có bề mặt rất nhỏ, vẻ bề ngoài trông như “quả lựu đạn", tạo thành nhiều màng mỏng độc lập kết hợp lại với nhau tạo thành một thể liền mạch và có thể thấy được khi soi dưới kính hiển vi. 

Vermiform trên tôm

Hình 2: Vermiform trong gan tụy tôm (1e,d); Vermiform trong ruột tôm (1e,f)

Sau khi quan sát hệ thống gan ruột trên tôm bệnh dưới kính hiển vi cho thấy, các tế bào epithelial trong ống gan tụy bị bong tróc, gan tụy mất tế bào lipid, ống gan mất cấu trúc, xuất hiện nhiều ấu trùng và xác của Vermiform. 

Nguyên nhân xuất hiện bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng ở tôm, một số tác nhân gây ra bệnh mà bà con thường gặp cần lưu ý:

  • Chất lượng nước kém: Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, tiềm ẩn nhiều chất độc như NH3, NO2, H2S hay các chất hữu cơ cao > 100 ppm, độ kiềm < 80 ppm và >200 ppm, nồng độ oxy hòa tan DO < 3 ppm, nhóm độc tố này có khả năng gây tổn thương đến hệ thống gan tụy và đường ruột ở tôm.
  • Động vật trung gian gây bệnh: Ao nuôi xuất hiện nhiều động vật hai mảnh vỏ, ốc đinh, hàu chỉ,... tạo cơ hội cho mầm bệnh bên ngoài vào ao nuôi. Các vật chủ trung gian hai mảnh, ốc đinh, nhau chau đó là những vật chủ mang trong mình rất nhiều loại ký sinh trùng, khi chúng tồn tại trong môi trường nước sẽ tiềm ẩn cho các bệnh về đường ruột trên tôm thẻ.

Vật thể trung gian gây bệnh phân trắng

Hình 3: Vật thể trung gian như chem chép, ốc đinh gây bệnh phân trắng

  • Ký sinh trùng Gregarine: Chúng bám vào thành ruột và ký sinh trên đó, gây tắc nghẽn đường ruột, làm tổn thương lớp niêm mạc đường ruột, đây là cơ hội để các vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây bệnh trên tôm thẻ. 
  • Vermiform xuất hiện: Vermiform có hình dạng tương tự như ký sinh trùng Gregarine, rất dể chẩn đoán nhầm với 2 loại này. 
Hình thái các vật thể trung gian gây bệnh trên tôm

Hình 4: Hình thái Vermiform (1a); Hình thái Gregarine (1b)

Vermiform được xác định là kết quả của sự biến đổi, bong tróc và tập hợp các vi nhung mao từ các tế bào biểu mô của ống gan tụy. Xuất hiện ở gan tụy tôm, sau đó được đẩy xuống ruột và có thể tích tụ ở ruột. Nguyên nhân dẫn đến hình thành Vermiform hiện chưa rõ, nhưng sự hình thành Vermiform do mất vi nhung mao và sự ly giải tế bào sau đó, cho thấy đây là một quá trình bệnh lý gây bệnh phân trắng. Theo nghiên cứu của Siriporn Sriurairatan et al., 2014. về việc gây bệnh phân trắng trên tôm.

  • Vi khuẩn Vibrio: Khuẩn Vibrio cao > 10^2 CFU/ml cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng trên tôm. Chúng xâm nhập vào đường ruột tôm thông qua thức ăn hoặc nước, ảnh hưởng đến gan tụy gây bệnh EMS/AHPNS và là nguyên nhân gây xuất huyết đường ruột và các vấn đề bất lợi liên quan đến đường ruột. Viêm ruột do Vibrio có thể làm suy yếu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, khó tiêu và mất sức.

Đường ruột tôm bị nhiễm khuẩn Vibrio

Hình 5: Đường ruột tôm bị nhiễm khuẩn Vibrio

  • Tảo độc: Ao nuôi xuất hiện tảo lam (khuẩn tảo lam), tảo mắt, tảo giáp dày đặc. Hiện tượng tảo nở hoa, tảo tàn liên tục làm thay đổi các chỉ tiêu môi trường nước. Khi tôm ăn phải các loại tảo này sẽ khó tiêu, gây tắc nghẽn thành ruột, một số loại tảo còn tiết ra các độc tố gây ngộ độc sinh ra các bệnh về đường ruột, từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào đường ruột gây nên bệnh phân trắng.

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng

Hình 6: Ao nhiều tảo xanh(trái); Đường ruột tôm ăn phải tảo xấu gây khó tiêu (phải)

  • Chất lượng thức ăn kém: Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết có trong thức ăn hoặc sử dụng các nguồn thức ăn bị ẩm mốc,... làm suy giảm hệ miễn dịch ở tôm, bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở những ao cho thức ăn dư thừa, khiến chúng dễ bị tác động bởi vi khuẩn gây bệnh. 
  • Thời tiết thay đổi: trời nắng nóng hay quá lạnh, mưa kéo dài làm giảm sức đề kháng, tôm giảm ăn và mắc các bệnh đường ruột tạo cơ hội gây ra bệnh phân trắng.
  • Độ pH trong môi trường không ổn định: Mức độ pH không phù hợp trong nước nuôi tôm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh phân trắng. Sự dao động về pH có thể do nguồn nước chứa nhiều chất ô nhiễm hoặc do quá trình quản lý và xử lý môi trường nuôi không đúng cách.


Dấu hiệu nhận biết bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Màu sắc và hình dạng tôm thay đổi

Màu sắc tôm sậm lại do nhiễm bệnh phân trắng

Hình 7: Màu sắc tôm sậm lại do nhiễm bệnh phân trắng

Khi tôm bị nhiễm bệnh phân trắng khiến màu sắc bạc hoặc trắng xám, dần dần gan tụy và ruột sẽ ngả sang màu trắng. Đây là kết quả của sự mất đi pigment, gây hiện tượng mất màu sắc trên cơ thể của tôm. Bà con có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện phân tôm có màu trắng ở trong nhá và nổi trên mặt nước, dọc theo bờ ao, góc ao hoặc cuối hướng gió. 
  • Tôm bị nhiễm ký sinh trùng, tôm ăn yếu (hoặc bỏ ăn nếu trở bệnh nặng). Quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng, ruột bị xoắn lò xo (ruột zích zắc), có mủ đuôi.

Đường ruột tôm bị bệnh

Hình 8: Đường ruột tôm bị lò xo (trái); tôm bị mũ đuôi (phải) dấu hiệu tôm nhiễm ký sinh trùng.

  • Tôm có kích thước không đồng điều, thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm, tôm nhỏ và gầy hơn bình thường.
  • Xuất hiện các vết thương bất thường trên cơ thể như mảng trắng hoặc màng mờ trên vỏ tôm, các vết thương này có thể xuất hiện ở vây, thân hoặc chân. Chúng là kết quả của sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. 

Dấu hiệu bệnh phân trắng trên tôm

Hình 9: Dấu hiệu bệnh phân trắng trên tôm

Tập tính và cách di chuyển bất thường của tôm bị phân trắng

Tôm bị bệnh phân trắng có các biểu hiện bất thường như ăn yếu, giảm ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, tôm yếu, tôm không lanh, thậm chí bị co cơ, đục thân khi dỡ nhá lên khỏi mặt nước. 

Phòng ngừa và điều trị bệnh phân trắng bằng bộ tứ Gan - Ruột

Bộ tứ Gan - Ruột AEC là gì?

Nhằm hỗ trợ bà con giúp đàn tôm vượt qua những bệnh về gan và ruột, đặc biệt là tình trạng bệnh phân trắng trong nuôi tôm, Âu Mỹ AEC đã hỗ trợ bà con nuôi tôm sử dụng combo Bộ tứ gan ruột của Âu Mỹ AEC, góp phần giúp tôm có đường ruột khỏe mạnh trong cả vụ nuôi và phòng ngừa được các bệnh liên quan.

Bộ tứ gan ruột aec

Hình 10: Bộ tứ Gan - Ruột hỗ trợ phòng ngừa và trị bệnh phân trắng trên tôm

Bộ tứ Gan - Ruột AEC bao gồm: “Zym Thaid - Super Onut - Pro Utines - Liver Bio” với những ưu điểm vượt trội trong việc phòng và cách trị bệnh phân trắng trên tôm:

  • Zym Thaid: Men vi sinh trộn cho tôm ăn, hỗ trợ nong to đường ruột, đào thải kháng sinh, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột trên tôm như phân trắng, phân lỏng, phân đứt khúc và phục hồi đường ruột sau khi điều trị bệnh trên tôm.
  • Super Onut: Thảo dược trích ly từ tỏi, tinh cau giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi đường ruột khi bệnh phân trắng và sau khi điều trị ký sinh trùng. Trong tỏi có chứa chất Allicin có tính kháng khuẩn cao giúp đẩy nhanh sự phục hồi của đường ruột, đồng thời làm chắc đường ruột.
  • Pro Utines: Cung cấp men có lợi, xử lý dứt điểm tôm lỏng ruột, thảo dược điều trị bệnh phân trắng. Sản phẩm được chứa các chất được trích ly từ các thảo dược (vàng ngọc, mật gấu, nghệ, gừng, tỏi..) được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột, không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của tôm. Ngoài ra, Pro Utines còn giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh đường ruột tăng sức khỏe tôm nuôi.
  • Liver Bio: Nguyên liệu sử dụng có nguồn gốc thảo dược (mật nhân, mật gấu, diệp hạ châu, atiso..,), giúp bổ gan, giải độc gan, hỗ trợ phục hồi chức năng của gan tụy, duy trì màu gan nâu đẹp nên Liver Bio rất quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến gan ruột tôm.

Công thức ủ: 1 gói Zym Thaid + 1kg đường cát hoặc đường thẻ + 100g muối + 20L nước sạch, ủ sục khí 4 tiếng đầu, sau đó ủ yếm khí (sử dụng 1L trộn 20kg thức ăn). Sau 7-10 ngày sử dụng cho ăn hết lượng Zym Thaid đã ủ, bà con tiếp tục ủ mới cách ủ tiếp theo như bước đầu. 

Phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm

Để phòng ngừa bệnh phân trắng xuất hiện trên đàn tôm của mình, bà con cần phải có các biện pháp bảo vệ ngay từ đầu:

  • Lựa chọn và bảo quản tốt nguồn thức ăn: Chọn lựa thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng cho tôm, phù hợp với cỡ miệng tôm theo từng giai đoạn. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Quản lý môi trường nước: Cải tạo sên vét đáy ao, hạ phèn, giải độc nước, xử lý khí độc NH3, NO2, H2S trước khi thả giống.
  • Đảm bảo pH luôn ổn định: pH 7.5 - 7.9 là phù hợp cho ao nuôi tôm. Đảm bảo cung cấp đủ oxy DO>4mg/l. 
  • Định kỳ cấy men vi sinh xử lý đáy AEC-Copefloc: Nên Ủ AEC-Copefloc sử dụng 50 lít cho ao 0,5-1ha, định kỳ 5-10 ngày/lần cho ao quảng canh, quảng canh cải tiến, với ao công nghiệp, công nghệ cao tạt vi sinh ủ mỗi đêm 20 lít/1.000m3 nước. Theo dõi các chỉ tiêu môi trường bằng bộ Test SERA ít nhất 2 lần/tuần để điều chỉnh lượng khí độc xuất hiện trong ao.
  • Kiểm tra tôm hằng ngày: Việc này là điều rất quan trọng để phát hiện tình trạng tôm có nhiễm bệnh hay không. Bà con nên theo dõi màu sắc, tình trạng gan ruột tôm hằng ngày.
  • Luôn duy trì Bộ tứ Gan - Ruột trong suốt quá trình nuôi tôm với liều phù hợp:
    • Sáng: Zym Thaid + Pro Utines (6ml)
    • Trưa: Zym Thaid + Liver Bio (6ml)
    • Chiều: Zym Thaid + Beta Glucan (6g) + Super Mix (6g)
    • Tối: Zym Thaid + Super Onut (6g)

Công thức ủ: 1 gói Zym Thaid + 1kg đường cát hoặc đường thẻ + 100g muối + 20L nước sạch, ủ sục khí 4 tiếng đầu, sau đó ủ yếm khí (sử dụng 1L trộn 20kg thức ăn). Sau 7-10 ngày sử dụng cho ăn hết lượng Zym Thaid đã ủ, bà con tiếp tục ủ mới cách ủ tiếp theo như bước đầu.

Cách điều trị tôm bị bệnh phân trắng trên tôm thẻ bằng Bộ tứ Gan - Ruột AEC

Khi tôm có các dấu hiệu bị nhiễm bệnh phân trắng, bà con nhất định phải tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách kiểm tra tôm và các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi. Khi chuẩn đoán được các tác nhân gây ra bệnh thì cơ hội thành công trong quá trình điều trị bệnh sẽ có kết quả cao.
Đối với thức ăn:

  • Nên chọn lựa thức ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đạt chất lượng.
  • Giảm 50% lượng thức ăn.

Đối với yếu tố môi trường: 

Tình trạng gây bệnh phân trắngXử lýTrộn thuốc (1kg thức ăn)
Trường hợp 1: Do tảo độc- Thay nước 20-30%, giảm tảo độc và loại bỏ thức ăn dư thừa.
- Đánh vi sinh đã ủ AEC-Copefloc cử tối 20h, liều 40L/1.000m3
Công Thức: 1 gói AEC-Copefloc + 5kg mật đường sát khuẩn + 100L nước, ủ yếm khí trên 48h. 
- Sáng: Zym Thaid (5g) + Pro Utines (15ml) + SH Zym (20g)
- Trưa: Zym Thaid (5g) + Beta Glucan(10g)
- Chiều: Zym Thaid (5g) + Liver Bio (10ml)
- Tối: Zym Thaid (5g) + Super Onut (20ml) + Super mix (10ml)
 Lưu ý: Cho ăn liên tục 3 - 5 ngày đến khi hết bệnh.
Trường hợp 2: Do vi khuẩn- Ngày 1: Diệt khuẩn IODINE 90 (1L/2000m3) lúc 8h
- 20h: Tạt Yuca Zym (1L/1.500m2)
- Sáng: Zym Thaid (5g) + Pro Utines (15ml)
- Trưa: Zym Thaid (5g) + B-Glucan(10g)
- Chiều: Zym Thái (5g) + Liver Bio (10ml)
- Tối: Zym Thaid (5g) + Super Onut (20ml)
 -Ngày 2,3: Cấy men AEC-Copefloc vào lúc 8h sáng.Lưu ý: Cho ăn liên tục 3 - 5 ngày đến khi hết bệnh
Trường hợp 3: Do ký sinh trùng- 8h sáng: Đánh 1 chai TTC F100 /500m3 ( đánh 2 ngày liên tiếp)Sáng: Zym Thaid (5g) + TTC F100 (10ml)
- Trưa: Zym Thaid (5g) + Pro Utines(10g) + SH Zym (20g)
- Chiều: Zym Thaid (5g) + Liver Bio (10ml) + B-Glucan (15g)
- Tối: Zym Thaid (5g) + Super Onut (20ml) + AEC 9000 (10ml)
Lưu ý: Cho ăn liên tục 2 - 3 ngày, sau đó thay TTC F100 bằng Super Onut (15ml).

Hình 11: Bảng phác đồ điều trị bệnh phân trắng trên tôm

*Lưu ý: Duy trì Bộ tứ Gan - Ruột trong suốt vụ nuôi. Để đạt được hiệu quả tối ưu hơn, bà con nên ủ sinh khối Zym Thaid trước khi sử dụng. 
Để trị bệnh phân lỏng, phân đứt khúc, viêm đường ruột có biểu hiện liên quan EMS thì kết hợp với sản phẩm Pro Size 20 New theo hướng dẫn.

Một số câu hỏi của bà con trị bệnh phân trắng tôm thẻ

Câu hỏi 1: Ao nuôi tôm có vài sợi phân trắng nổi trên mặt ao, bệnh gì? Còn có thể cứu chữa được?

Trả lời: Có thể cứu chữa được, nhưng tốn kém nhiều chi phí và còn tùy vào trường hợp gây nên bệnh (thường tỉ lệ với số sợi phân trắng nổi trong ao), thời gian bệnh đã bao nhiêu ngày và mức ăn của tôm như thế nào, điều kiện ao nuôi và nguyên nhân cụ thể. Đối với trường hợp nặng bà con nên thu tôm, hạn chế điều trị vì khi điều trị hết tôm sẽ chuyển sang ốp thân, da thiết và không lớn.

Câu hỏi 2: Tại sao phải phòng ngừa bệnh phân trắng trong suốt vụ nuôi?

Trả lời: Phòng ngừa bệnh phân trắng là giải pháp tối ưu được chọn lựa, khi ao tôm thấy phân trắng nổi trên mặt ao tôm, tỉ lệ hao hụt có thể lên đến 90% chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

Câu hỏi 3: Có nên dự phòng sẵn thuốc điều trị bệnh phân trắng trong vụ nuôi tôm? 

Trả lời: Nên dự phòng sẵn thuốc trong quá trình nuôi. Nên cho ăn Bộ 04 Gan - Ruột AEC trong suốt quá trình nuôi từ giai đoạn 15 ngày đầu trở về sau, việc này giúp phòng ngừa và điều trị phân trắng, nếu có dấu hiệu bất thường, bà con có thể tăng cường liều sử dụng với các sản phẩm đang có.

Kết luận và kiến nghị

Tóm lại, việc phòng và điều trị bệnh phân trắng trong giai đoạn hiện nay bằng Bộ tứ Gan - Ruột AEC được xem là hiệu quả và an toàn nhất. Sản phẩm không những giúp bảo vệ gan tụy và đường ruột tôm khỏe mạnh, mà còn giúp đàn tôm năng cao tỷ lệ sống và phát triển tốt, giảm giá thành sản xuất và tăng hiệu suất vụ nuôi, việc phòng ngừa bằng các sản phẩm thảo dược giúp hạn chế tối đa kháng sinh trong vụ nuôi, từ đó đảm bảo chất lượng và an toàn cho tôm nuôi.
Mọi chi tiết vướng mắc về cách sử dụng sản phẩm Bộ tứ Gan - Ruột AEC, bà con vui lòng liên hệ tới Hotline 0855 678 679 - 094 705 2163 hoặc truy cập Website: AuMyAEC.com để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ kỹ sư công ty.

Super Onutliver bioPro utinesZym thaid

Một số sản phẩm sử dụng trong quá trình giải quyết bệnh phân trắng trên tôm bằng Bộ tứ Gan - Ruột của Công ty Âu Mỹ AEC

Tài liệu tham khảo: 

Siriporn Sriurairatan et al., 2014. White Feces Syndrome of Shrimp Arises from Transformation, Sloughing and Aggregation of Hepatopancreatic Microvilli into Vermiform Bodies Superficially Resembling Gregarines.

Viết bài: Ks Nguyễn Thị Kim Thoa
Chỉnh bản thảo: Ks Trần Châu Liêm
Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Đang xem: CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM BẰNG BỘ TỨ GAN - RUỘT AEC

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.