KINH NGHIỆM phân biệt màu gan tôm đẹp - Hội chứng GAN TỤY chết sớm (EMS) và Bệnh ĐỐM TRẮNG (WSSV) trên tôm

KINH NGHIỆM phân biệt màu gan tôm đẹp - Hội chứng GAN TỤY chết sớm (EMS) và Bệnh ĐỐM TRẮNG (WSSV) trên tôm
Chia sẻ:

Theo kinh nghiệm của người nuôi tôm thì “mỗi mùa mỗi bệnh”, mùa lạnh thì bị bệnh đốm trắng, đỏ thân còn mùa nóng thì trên tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan, phân trắng. Tuy nhiên quy luật này bị phá vỡ bởi các bệnh xuất hiện trong những năm gần đây gần như quanh năm.

Trong các bệnh nguy hiểm thường gặp, bệnh AHPNS/ EMS và chết đỏ (đỏ thân đốm trắng) là những bệnh phổ biến, nguy hiểm và gây tác hại nặng nề nhất cho người nuôi tôm. Do đó việc chuẩn đoán đúng bệnh, phát hiện sớm các dấu hiệu tôm bị bệnh gan và kịp thời giúp cho người nuôi chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Từ đó làm giảm tổn thất và thiệt hại khi xảy ra bệnh, đưa ra quyết định điều trị, nuôi tiếp hay thu hoạch đúng lúc, kịp thời và hiệu quả.

 

Dấu hiệu tôm bị bệnh gan

Gan tụy là thước đo sức khỏe của tôm, rất nhạy cảm trước áp lực căng thẳng của môi trường và mầm bệnh. Để quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi, cần tiến hành quan sát những dấu hiệu trong ao nuôi. Đặc biệt trong thời gian từ 7 đến 45 ngày sau khi thả giống, giai đoạn này gan tụy dễ mẫn cảm và suy yếu. Các nguyên nhân gây bệnh gan và dấu hiệu tôm bị bệnh gan có thể kể đến như:
  • Di truyền từ tôm bố mẹ, nên sàng lọc trước khi thả giống
  • pH buổi sáng  trong ao nuôi cao > 7.6 tảo xấu lênh nhanh bên cạnh đó khuẩn phát triển theo tôm bị bệnh.
  • Mùa nắng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm
  • Mưa lớn, làm pH ao thay đổi đột ngột
  • Ngộ độc hóa chất do tồn lưu các chất diệt khuẩn, thuốc trừ sâu
  • Xuất hiện khí độc NH3/NO2 cao, tảo độc xuất hiện
  • Thiếu hụt oxy hòa tan
  • Mầm bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Ngoài ra gan tụy tôm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi virus đốm trắng. Trường hợp do virus bệnh đốm trắng gây ra sẽ không khắc phục được, nên dập dịch và chuẩn bị cho vụ tiếp theo.
Cách kiểm tra dấu hiệu tôm bị bệnh gan hay không thực tế tại ao: Cần chọn thời điểm xem tôm trong lúc chạy quạt hoặc sau khi cho ăn khoảng 1 giờ 15 phút đến 1 giờ 30 phút, nhằm chọn và kiểm tra tôm chính xác, hợp lý nhất. Chúng ta không những xem thức ăn và phân tôm khi thăm nhá/chộp mà còn thăm tôm ở các góc tù của ao.
Cách lấy mẫu tôm: có thể lấy nhá/chộp cào ở một số góc, chày góc, đặt nhá/chộp ở giữa ao…Bắt tôm vào thùng mút trắng hoặc xô/chậu trắng để quan sát hoạt động bơi lội và gan - ruột để có nhận định và giải pháp chính xác.

màu gan tôm đẹp

Hình ảnh gan tôm thẻ của tôm khỏe và dấu hiệu tôm bị bệnh gan

Phân biệt hình ảnh gan tôm đẹp với Dấu hiệu tôm bị bệnh gan như thế nào:

Dưới đây là bảng phân biệt từng dấu hiệu tôm bị bệnh gan giúp bà con nắm như thế nào là tốt:
Màu gan tôm đẹp
Gan tụy tôm khỏe
Dấu hiệu tôm bị bệnh ganDấu hiệu
bệnh Gan do EMS
Màu gan tôm đẹp có màu nâu vàng hoặc nâu đen.
Có mùi tanh đặc trưng.
Cổ giáp thấy màng bao gan có màu vàng nhạt. Kích thước bình thường: rộng tới hai mép mang, dài ngang với cổ giáp, rõ ràng.
Dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen.
Soi tươi trên kính: Ống gan dài đều, giọt dầu lipid đầy ống

Gan tụy có màu sắc bất thường: tôm bị vàng gan, nhợt nhạt, hồng, đen, xanh…
Tôm có dấu hiệu bị sưng gan hay Gan bè: có hiện tượng xuất huyết, hồng gan-đỏ gan, kích thước rộng quá hai mép mang, màng bao gan mờ nhạt, khi kiểm tra thấy ống gan vỡ, có dịch màu vàng tanh.
Gan teo: Kích thước gan có dấu hiệu teo nhỏ, có màu đen, khối gan tụy dai, khó tách.
Soi tươi trên kính sẽ thấy giọt dầu không đều trong ống gan, ống gan teo lại, thể Vermiform xuất hiện.

Giai đoạn đầu: Chỗ nối giữa dạ dày và gan tụy có dấu hiệu mờ đục (đường ruột vẫn đầy thức ăn, màu gan tôm thẻ bình thường).
Giai đoạn 2: Phần mờ đục giữa dạ dày và gan tụy rộng hơn, gan chuyển màu
Giai đoạn 3: Khoảng mờ giữa dạ dày và gan tụy tiếp tục rộng, gan tụy mờ, giảm kích thước, nhạt màu.
Giai đoạn 4: Gan tụy teo hoàn toàn, trống dạ dày, trống ruột. Chết hàng loạt.

Phân biệt màu gan tôm đẹp và dấu hiệu tôm bị bệnh gan tụy ở tôm

Để giúp bà con có cái nhìn rõ hơn về dấu hiệu tôm bị bệnh gan hay màu gan tôm đẹp là như thế nào, Âu Mỹ AEC đã làm một video xem gan tụy tôm tại ao. Mời bà con xem qua nhé!

Xem gan ruột tôm và nhận biết dấu hiệu tôm bị bệnh gan đúng cách

Hội chứng chết sớm (EMS) hay còn gọi là bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)

Tác nhân gây bệnh gan EMS trên tôm

  • Tác nhân gây tôm bị bệnh gan EMS được xác định cụ thể là các chủng Vibrio parahaemolyticus (Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lộc, 2013), vì chứa plasmid độc hại có các gen độc pirA và B (pirAB).

tác nhân gây bệnh ems

Tác nhân gây bệnh gan mới Vibrio owensii và hình ảnh tôm bị bệnh gan

  • Trong một báo cáo mới đây các nhà khoa học Trung Quốc cũng chỉ ra rằng dòng Vibrio owensii mang plasmid độc cũng nổi lên như một tác nhân mới gây EMS trên tôm. Đó là bằng chứng cho thấy sự truyền ngang của gen pirVP hoặc plamid pVA1 giữa các loài vi khuẩn khác nhau, do đó làm tăng sự phức tạp của các tác nhân gây bệnh gan và gia tăng mối đe dọa cho ngành tôm toàn cầu.
  • Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa của tôm, Vibrio sp có thể sản xuất độc tố gây ra dấu hiệu hủy hoại mô tế bào của gan tụy tôm làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Dấu hiệu tôm bị bệnh gan EMS

Dấu hiệu bệnh ems

Dấu hiệu tôm bị bệnh gan EMS; (1) Giai đoạn đầu của bệnh gan EMS chỗ nối giữa dạ dày và gan tụy bị mờ đục, đường ruột vẫn đầy thức ăn, màu gan tôm thẻ bình thường. (2) Khoảng mờ đục rộng hơn, gan đổi màu, dạ dày màu đỏ và chuyển đục, có và không có thức ăn. (3) Gan giảm kích thước mờ nhạt, không có thức ăn, ruột lỏng, đỏ, tôm lờ đờ bỏ ăn. (4) Gan tụy teo, dạ dày và ruột trống, tôm yếu và hao hụt dần.

Các dấu hiệu tôm bị bệnh gan do EMS mà bà con có thể dễ dàng nhận thấy như:

  • Tôm bị nhiễm bệnh gan EMS có dấu hiệu chuyển sang màu sắc nhợt nhạt với tôm thẻ, tôm sú khi nhiễm EMS thường sậm màu hơn. Tôm giảm ăn.
  • Tôm có dấu hiệu gan teo lại và có đốm đen xuất hiện trong gan. Gan tụy chuyển dần sang màu trắng, khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.
  • Vỏ trở nên mềm.
  • Ruột không có thức ăn hoặc đứt khúc.
  • Tôm lờ đờ, chậm phát triển, tôm yếu dần và chết chìm dưới đáy ao.

Biện pháp kiểm soát tôm bị bệnh gan tụy trên tôm EMS

Biện pháp kiểm soát ems

Biện pháp kiểm soát dấu hiệu tôm bị bệnh gan EMS và điều trị bệnh gan trên tôm

Sau khi nhận biết được các dấu hiệu tôm bị bệnh gan, Âu Mỹ AEC xin gửi đến quý bà con các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:
  • Tuân thủ nghiêm ngặt an toàn sinh học.
  • Duy trì độ pH ở 8-8,3 và độ kiềm không nhỏ hơn 100 mg/L, oxy phải luôn > 5ppm. 
  • Các biện pháp phổ biến để phòng ngừa EMS trên tôm nuôi là nuôi ghép với cá rô phi hoặc sử dụng cá rô phi trong hệ thống lọc sinh học.
  • Con đường xâm nhập chính của vibrio là thông qua thức ăn nên ngừng cho ăn cho đến khi ngừng chết và kiểm tra thấy tôm khỏe mạnh trong sàng ăn hơn sau đó bắt đầu cho ăn dần dần.
  • Một lưu ý quan trọng để phòng bệnh gan EMS trên tôm là loại bỏ chất thải trong ao nuôi tôm định kỳ bằng phương pháp xiphong, có thể thiết kế hố xiphong để hút chất thải định kỳ hoặc thường xuyên bổ sung men vi sinh nhằm xử lý chất thải. Loại bỏ chất thải góp phần làm giảm vi khuẩn gây bệnh gan trong ao nuôi tôm. 
  • Thường xuyên kiểm tra mật độ vi khuẩn gây bệnh định kỳ 5 – 7 ngày/lần khi mật độ vi khuẩn tăng cao hơn 103 CFU/ml có thể sử dụng thuốc diệt khuẩn như BKC, iodine, Rudo, Virkon… 2 ngày liên tiếp cho đến khi mật độ khuẩn có hại trong nước giảm. Sau khi dùng diệt khuẩn 48h cần cấy lại men vi sinh liều cao giúp ổn định môi trường.

Phương pháp test ems

Phương pháp test khuẩn kiểm tra tôm bị bệnh gan tụy EMS 

Phương pháp phòng ngừa và cách trị bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng

Khi có dấu hiệu tôm bị bệnh gan, giảm thức ăn, trộn Antirota (3-5g/kg) hay Prosize 20 new (5ml/kg) liên tục trong 3-5 ngày, sau đó trộn men vi sinh đường ruột SH zym, bổ gan Liver bio kết hợp các chế phẩm sinh học VS01, Zp us xử lý đáy ao cho tôm khỏe mạnh.

Bộ sản phẩm AEC thuốc đặc trị các dấu hiệu tôm bị bệnh gan EMS, tôm chết rãi rác

Bệnh đốm trắng trên tôm (WSSV)

Dấu hiệu của bệnh đốm trắng trên tôm do vi rút

Hình ảnh tôm bị đốm trắng

Hình ảnh dấu hiệu tôm bị bệnh đốm trắng

  • Dấu hiệu tôm bị nhiễm bệnh có biểu hiện ăn mạnh và giảm ăn đột ngột, gan sưng, tôm bơi lội chậm chạp trên mặt nước hay tấp mé lúc tối hay 8-9h sáng. Độc lực của virus rất mạnh do đó chưa thấy đốm trắng tôm đã chết.
  • Xuất hiện đốm trắng có kích thước 0,5-3 mm trên giáp đầu ngực sau đó lan ra toàn cơ thể.
  • Trên tôm thẻ chân trắng bị có màu hồng hoặc đỏ. 

Các nguyên nhân khiến tôm bị đốm trắng

  • Bệnh đốm trắng trên tôm do vi-rút là một trong những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải tôm có dấu hiệu bệnh đốm trắng nào cũng do vi-rút gây ra mà có thể tôm bị bệnh do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.
  • “Hầu hết người nuôi dựa vào các đốm trắng xuất hiện trên vỏ tôm như một dấu hiệu lâm sàng đặc trưng cho WSD và nhanh chóng thu tôm mà chưa hề biết nguyên nhân thực sự là gì”.
  • Để giải quyết các vấn đề trên, người nuôi cần phải hiểu rõ về các dấu hiệu, cơ chế cũng như những con đường hình thành nên đốm trắng, từ đó giúp người nuôi hiểu rõ hơn về bệnh và đưa ra một quyết định đúng đắn có nên thu tôm khẩn cấp hay không.

Các con đường hình thành bệnh đốm trắng trên tôm

  • Khả năng thứ 1 (liên quan đến WSSV): Tôm bị đốm trắng loại này thường có dấu hiệu giảm ăn, tấp mé, bơi lờ đờ mặt nước và chết một lượng lớn trong thời gian ngắn từ 3 đến 7 ngày, kể từ khi xuất hiện bệnh. Quan sát dưới kính hiển vi thông thường, các đốm trắng có màu nâu vàng và mờ đục trong khi quan sát bằng mắt thường chúng lại có màu trắng ngà.

Tôm bị bệnh đốm trắng, đỏ thân

Dấu hiệu tôm bị bệnh đốm trắng, đỏ thân

  • Khả năng 2 (liên quan đến pH): Tôm bị bệnh loại này vẫn duy trì hoạt động và ăn uống bình thường mà không xuất hiện tôm chết. Kiểm tra PCR, mô học và MAb-I cho kết quả âm tính với WSSV. Nguyên nhân đốm trắng loại được cho là do tiếp xúc với pH môi trường ao nuôi cao trong thời gian dài. Khi pH môi trường nước lớn hơn 8 thường làm cho Canxi đóng tụ trên vỏ tôm và dẫn đến xuất hiện đốm trắng và những đốm này sẽ biến mất sau khi lột.
  • Khả năng 3 (liên quan đến vi khuẩn): Loại này thường được gọi là bệnh đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn (BWSD). Tôm bị bệnh loại này vẫn hoạt động, ăn uống bình thường, không xuất hiện tôm chết quá nhiều sau khi lột.

Tôm và vỏ đầu ngực của tôm bị đốm trắng do vi khuẩn (BWSD)

Tôm và vỏ đầu ngực của tôm bị đốm trắng do vi khuẩn (BWSD)

So sánh dấu hiệu tôm bị đốm trắng gây ra bởi virus và vi khuẩn

Kiểm tra bằng các cách thông thường như quan sát bằng mắt thì dấu hiệu đốm trắng gây ra bởi WSSV và vi khuẩn trông giống nhau, nhưng khi quan sát bằng kính hiển vi điện tử thì chúng khác nhau. Các dậu hiệu, điểm khác nhau chính giữa hai loại:
  • Tôm bị Đốm trắng gây ra bởi WSSV có dấu hiệu dễ nhìn thấy trên vỏ tôm còn sống, trong khi đó đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn khó nhận ra hơn và chỉ có thể quan sát được trên vỏ tôm đã lột.
  • Quan sát dưới kính hiển vi soi tươi, đốm trắng của WSSV xuất hiện dày đặc có nhân đậm màu ở trung tâm, còn đốm trắng của vi khuẩn có màu nâu đậm, dễ bị đổi màu, có các vòng tròn đồng tâm trông giống địa y và vùng trung tâm có màu đậm hơn.

Tôm bị đốm trắng, quan sát trên đốm trắng có nhân đậm ở trung tâm và nhiều đốm melanin xung quanh

Quan sát trên đốm trắng có nhân đậm ở trung tâm và nhiều đốm melanin xung quanh

  • Tôm bị đốm trắng gây ra bởi virus sẽ chết trong vòng từ 3 đến 7 ngày kể từ khi xuất hiện đốm trắng trên vỏ trong khi đó không xuất hiện tôm chết đối với trường hợp gây ra bởi vi khuẩn.
  • Kiểm tra bằng phương pháp PCR, tôm bị đốm trắng gây ra bởi WSSV cho kết quả dương tính với WSSV, còn đốm trắng của vi khuẩn cho kết quả âm tính với WSSV.

Tầm quan trọng của việc chẩn đoán dấu hiệu và phân biệt các loại đốm trắng

- “Sự xuất hiện của các đốm trắng trên cơ thể tôm khiến cho người nuôi hoang mang, hộ nuôi nhanh chóng thu tôm nhằm cứu vãn những gì có thể”. Với những hiểu biết trong cách phân biệt và chẩn đoán về dấu hiệu của bệnh sẽ giúp nhiều trường hợp người nuôi tránh không phải vội vàng thu tôm và đạt được vụ nuôi thành công. Đốm trắng có thể hình thành do pH ao nuôi cao hay do sự tấn công của vi khuẩn. Do đó, phép chẩn đoán phân biệt bệnh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tìm ra các phương pháp kiểm tra bệnh “ngay tại ao nuôi” đơn giản, nhanh chóng và rẻ tiền mà không cần đến các thiết bị tinh vi là một vấn đề cần được quan tâm.

- Gần đây các nhà khoa học thuộc Phòng nghiên cứu Công nghệ sinh học và Bệnh cá thuộc khoa Nuôi trồng thủy sản (trường Đại học Fisheries, Ấn Độ) đã phát triển phương pháp MAb-I đặc biệt, nhạy và rẻ nhằm phát hiện WSD trên tôm bị bệnh. Phương pháp này được cải tiến thành bộ kit phát hiện WSSV có thể sử dụng ngay tại ao từ đó giúp người nuôi đưa ra quyết định có thu tôm khẩn cấp hay không.

+ Nếu kiểm tra PCR và MAb-I cho kết quả dương tính với WSSV. Lúc này, người nuôi nên thu tôm ngay lập tức và nhanh chóng khử trùng ao nuôi để tránh các ao còn lại bị lây nhiễm bệnh.

+ Nếu âm tính, đốm trắng xuất hiện trên tôm do pH môi trường ao nuôi cao thường biến mất sau khi lột, tôm phát triển bình thường và đạt size tốt. Do đó, người nuôi không nên áp dụng bất kỳ phương pháp phòng bị hay trị bệnh nào.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm WSSV

Đây là bệnh do virus gây ra do đó chưa có thuốc điều trị cụ thể do đó cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho tôm:
  • An toàn sinh học tại ao/trại nuôi tôm.
  • Thực thi các biện pháp loại trừ tác nhân gây bệnh (sử dụng giống sạch SPF, xử lý nước, lọc nước, diệt khuẩn)
  • Giảm tác nhân gây stress trong ao.

Giải pháp kiểm soát bệnh đốm trắng WSSV

Giải pháp kiểm soát bệnh đốm trắng WSSV

  • Ngăn chặn dịch bệnh từ ngoài (hệ thống vệ sinh, lưới bắt chim).
  • Thực hành quản lý tốt trang trại (dùng men vi sinh, áp dụng biofloc).

Ngoài những biện pháp trên thì yếu tố không thể thiếu đó là kích thích miễn dịch của tôm nhằm đề kháng với mầm bệnh. Các chất tăng cường miễn dịch như β-glucan, MOS (Mannan Oligosaccharide) đã được thử nghiệm phòng bệnh đốm trắng. 

Phân biệt dấu hiệu tôm bị bệnh gan EMS và WSSV để có giải pháp xử lý phù hợp

Khi tôm bị bệnh gan có dấu hiệu ăn mạnh rồi giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp mé… sau khi kiểm tra các yếu tố môi trường thì tiến hành kiểm tra tôm để xác định đúng bệnh và đưa ra cách xử lý phù hợp và hiệu quả.

Tôm có biểu hiện bệnh đốm trắng đỏ thân, tấp mé bờ

Tôm có dấu hiệu bệnh đốm trắng đỏ thân, tấp mé bờ

Đặc biệt đối với bệnh thường xuyên xảy ra như bệnh gan EMS và WSSV thì sau khi quan sát bằng cảm quan, đo yếu tố môi trường, thời tiết, tình hình dịch bệnh xung quanh…thì để xác định chắc chắn, tránh nhầm lẫn bệnh nếu chỉ quan sát bằng cảm quan thì cần kiểm tra tôm bằng phương pháp PCR hay MAb-I.

 

Kiểm tra nhanh bệnh bằng phương pháp PCR

Kiểm tra nhanh bệnh bằng phương pháp PCR  

Từ kết quả này để quyết định xem nên điều trị, nuôi tiếp hay thu hoạch (tôm đạt size để bán), qua đó giúp người nuôi chẩn đoán đúng bệnh, đưa quyết định kịp thời, điều trị hiệu quả, giảm chi phí và hạn chế rủi ro, thiệt hại khi tôm bệnh.

 

Kiểm tra gan tụy và đường ruột tôm thẻ nhiễm EMS

Kiểm tra dấu hiệu gan tụy và đường ruột tôm thẻ nhiễm EMS

Bảng 1: Phân biệt bệnh gan EMS và WSSV trên tôm  

Tên hội chứng bệnhCác dấu hiệu chính nhận dạng bệnhMùa vụ xuất hiệnTác nhânTác hại (Tỷ lệ chết)
Hội chứng chết sớm (EMS)Tôm có dấu hiệu giảm ăn, màu sắc nhợt nhạt, gan tụy sưng to sau đó teo lại, tôm bỏ ăn ruột trống và gan tụy bị nhũn, tôm chết rải rác trong nhá và ao.Quanh nămVi khuẩn Vibro paraha emolyticus50 - 100
Chết đỏ (đỏ thân, đốm trắng)Tôm ăn tăng trong 2 ngày, sau đó giảm ăn, con nhiễm nhẹ vẫn ăn, gan sưng, bơi trên mặt ao ngang dọc lúc 8h sáng, tấp mé, toàn cơ thể chuyển màu hồng, xuất hiện đốm trắng.Mùa mưa, mùa lạnhWhite spot syndrome virus70 -100

Bộ sản phẩm công ty AEC ngừa WSSV

Bộ sản phẩm thuốc phòng trị các dấu hiệu tôm bị bệnh gan công ty AEC ngừa WSSV  

Hy vọng sau bài viết này, bà con sẽ hiểu thêm về dấu hiệu tôm bị bệnh gan, bệnh EMS và bệnh đốm trắng hơn để có những biện pháp xử lý kịp thời nếu chúng xuất hiện trong ao nuôi của mình!!!

Âu Mỹ (AEC) bảo lưu QTG

Ghi rõ nguồn AuMyAEC.com khi đăng lại thông tin này.

Đang xem: KINH NGHIỆM phân biệt màu gan tôm đẹp - Hội chứng GAN TỤY chết sớm (EMS) và Bệnh ĐỐM TRẮNG (WSSV) trên tôm

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

tranminhcanh.tw@gmail.com 30/07/2021

Hay, nên áp dụng rộng rải
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.