KÍCH TÔM LỘT VỎ, LỘT XÁC ĐỒNG LOẠT MAU CỨNG MAU LỘT

KÍCH TÔM LỘT VỎ, LỘT XÁC ĐỒNG LOẠT MAU CỨNG MAU LỘT
Chia sẻ:

Kích thích lột xác tôm sẽ giúp tôm phát triển nhanh và tăng trưởng tốt, nhưng để có thể thực hiện giúp tôm lột xác đúng cách, lột xác đều, mau cứng vỏ và an toàn thì cần đồi hỏi một số yếu tố kỹ thuật nhất định. Trong bài viết hôm nay, Âu Mỹ AEC sẽ hướng dẫn cho quý bà con từ cách làm tôm nhanh cứng vỏ cho đến những kỹ thuật chuyên môn giúp kích thích tôm lột xác đồng. 

Chức năng chung của khoáng là tham gia thành phần của bộ xương ngoài, cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào các thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh. Khoáng chất đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác và hoạt hoá enzyme.

Nhu cầu khoáng chất cần thiết để tôm phát triển

Căn cứ theo nhu cầu khoáng được chia làm 2 nhóm đa lượng và vi lượng.

  • Nhóm khoáng đa lượng: Canxi (Ca), Magie (Mg), Photpho (P), Na (Natri), Kali (K), Chloride (Cl),…
  • Nhóm khoáng vi lượngnhôm (Al), Coban (Co), Crom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Selenium (Se), Silic (Si).

Lý do tôm lột xác

Cơ chế hấp thu ion và khoáng chất - lý do tôm lột xác

Nếu xảy ra hiện tượng thiếu khoáng, tôm thẻ sẽ bị lột xác không đồng loạt phân cở, mềm vỏ không cứng, lột xác không thành công dẫn đến chết tôm, bệnh cong thân co cơ, hội chứng da xanh…Riêng đối với nuôi tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được quan tâm và kịp thời. Có thể sử dụng liên tục suốt vụ nuôi, nhất là ở giai đoạn tôm tăng trưởng nhanh từ 2 đến 3 tháng tuổi để phòng ngừa cong thân, đục cơ, chết do mềm vỏ. 

Tuy nhiên việc bổ sung khoáng chất cho tôm, nếu trộn cho ăn thì hiệu quả cao hơn nhiều thay vì tạt xuống nước. Các loại khoáng tinh thể, có thể hòa tan trong nước thường được hấp thụ cao nhất ở dạng các ion, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành các hợp chất bền, ít tan sẽ khó được hấp thụ.

  • Nhu cầu chất khoáng trong khẩu phần ăn:

-  Môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng.

-  Môi trường có độ mặn thấp, K+ thường thiếu hụt cần bổ sung trong khẩu phần ăn.

  • Nhu cầu chất khoáng trong nước: Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1 và Mg:Ca là 3,1:1 và nhu cầu khoáng chất cũng khác nhau với mật độ nuôi khác nhau.  

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm và nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ

Quá trình tôm lột xác của tôm là gì?

Các giai đoạn tôm lột vỏ

Sơ đồ các giai đoạn lột vỏ ở tôm

Giống như tất cả các loài giáp xác, tôm có bộ xương ngoài hoặc lớp vỏ kitin làm hạn chế sự gia tăng kích thước của cơ thể. Để phát triển, chúng cần phải lột xác, nghĩa là phải làm mới hoàn toàn lớp vỏ. Quá trình lột xác trải qua nhiều giai đoạn: postmolt (sau lột xác); intermolt (giữa giai đoạn lột xác), premolt (tiền lột xác) và ecdysis (giai đoạn lột xác). 

Đặc biệt giai đoạn sau lột xác ở tôm (Postmolt) là giai đoạn thuận lợi cho các bệnh dễ xâm nhập vì lúc này hàng rào vật lý được hình thành bởi lớp biểu bì chưa đầy đủ chức năng, tôm cần huy động nguồn dự trữ cơ thể để làm cứng và khoáng hóa lớp biểu bì yếu.

Các yếu tố ảnh hưởng hóa trình lột vỏ của tôm

Các yếu tổ ảnh hưởng tôm lột xác

Các yếu tố ảnh hưởng quá trình tôm lột xác

Quá trình lột vỏ của tôm chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau trong đó, phổ biến nhất là: dinh dưỡng, chất lượng ao nuôi, dịch bệnh,…

  • Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ lột xác của tôm. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp kém chất lượng có thể khiến tôm nuôi thiếu đạm và các khoáng chất cần thiết để lột xác.
  • Chất lượng ao nuôi: chủ yếu phụ thuộc các yếu tố độ kiềm, pH, oxy…
  • Dịch bệnh: Trong nuôi tôm, dịch bệnh có thể kiềm hãm sự phát triển của tôm, một số bệnh phổ biến như: nấm, đóng rong, tôm còi,… ảnh hưởng rất lớn đến lột xác ở tôm, khiến tôm chậm lột xác hoặc không thể lột xác.

Kỹ thuật kích thích tôm lột vỏ đồng loạt và nhanh cứng vỏ

Để kích thích tôm lột xác đồng loạt, nhanh cứng vỏ nên áp dụng kỹ thuật tổng hợp như sau:

Kiểm tra và khác phục tôm mềm vỏ do thiếu khoáng

Kiểm tra và khác phục tôm mềm vỏ do thiếu khoáng

  • Kiểm tra giai đoạn lột xác của tôm thường xuyên.
  • Ghi nhật ký các đợt lột xác của tôm, có thể giúp dự đoán tốt hơn cho đợt lột xác sau đó.
  • Điều chỉnh lượng thức ăn được cho ăn phù hợp tùy thuộc vào giai đoạn lột xác (giai đoạn lột xác tôm sẽ ít ăn).
  • Đảm bảo cung cấp đủ lượng Canxi và Phốt pho giúp tôm nhanh chóng phục hồi lớp vỏ mới tự hình thành.

Ngoài ra phải đảm bảo các yếu tố về môi trường để giúp tăng tính hiệu quả của quá trình lột xác ở tôm như:

- Oxy hòa tan: Khi lột xác tôm cần tiêu thụ gấp đôi lượng oxy bình thường nên luôn duy trì hàm lượng từ 4-6 mg/l trong suốt quá trình tôm lột xác.

- Độ mặn: Những ao nuôi có độ mặn càng cao sẽ có hàm lượng khoáng chất tự nhiên càng cao và ngược lại.

- pH và Độ kiềm: Luôn duy trì và điều chỉnh lượng pH trong ngưỡng thích hợp từ 7,5 - 8,5 và độ kiềm phù hợp (80-120mg/l).

- Khi lột xác tôm còn rất yếu và dễ nhiễm bệnh, cần bổ sung thêm Vitamin C để tôm khỏe mạnh. Đặc biệt, khi phát hiện tôm nuôi bị nhiễm nấm, đóng rong,… phải can thiệp điều trị kịp thời để tôm hồi phục và lột xác.

Giải pháp phòng ngừa tôm mềm vỏ, lột xác không thành công

  • Bổ sung khoáng Aec-mineral F3 (1kg/1000m3) định kỳ 5 ngày/lần
  • Trộn Canciphos F2 (trộn 5ml/kg thức ăn) hay khoáng cho tôm Supermix (trộn 5ml/kg thức ăn) định kì liên tục khi tôm từ 1 tháng tuổi.

Giải pháp kích thích tôm lột đồng loạt và cứng vỏ

  • Bổ sung khoáng Boin 113 hay KT 01 (2kg/1000m3) lúc tôm chậm lột hoặc chuẩn bị lột.
  • Trộn Canciphos F2 (trộn 10ml/kg thức ăn) hoặc tạt trực tiếp (1lít/1000m3) trước khi tôm lột.

Đặc biệt khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác cần phải tăng liều tạt khoáng, nhất là giai đoạn khoảng 30 – 65 ngày tuổi. Đồng thời kết hợp với vi sinh xử lý nước BZT hay VS 01 để đảm bảo môi trường ao nuôi sạch, không có khí độc giúp tôm  khỏe, lột nhanh và mau cứng vỏ.

Lưu ý: Bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc ban đêm lúc 22 giờ vì tôm thường lột xác vào ban đêm. Sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thụ khoáng chất từ môi trường nước để cứng vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh vào giao động 2-4 giờ sáng, nếu tạt ban ngày khoáng chất dễ bị tảo hấp thu.

Một số câu hỏi về việc lột xác ở tôm

Vì sao tôm lột không cứng vỏ?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như: biến động của môi trường nước, đáy ao bị xấu hoặc tồn lưu nhiều hóa chất trong ao,... Đặc biệt vấn đề về dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi khiến vỏ tôm sau khi lột không đủ chất để tiến hành tái tạo lại. Bên cạnh đó, mật độ nuôi dày cũng là một nguyên nhân kiến việc tôm lột không cứng vỏ do tranh dày nhau về lượng khoáng và dinh dưỡng.

Vì sao tôm không lột vỏ được, tôm lột không cứng vỏ?

Trong trường hợp này, quý bà con cần lưu ý các yếu tố sau đây: Nhiệt độ ổn đinh, hạm lượng oxy trong nước được đảm bảo, cung cấp đủ khoáng chất, giảm lượng khí độc, độ kiềm từ 80-120 mg/lít và pH từ 7,5 - 8,5. Đây là những điều kiện giúp tôm phát triển, dễ dàng lột xác và tăng trưởng.

Bộ sản phẩm kích lột, chống mềm vỏ

Bộ sản phẩm kích tôm lột xác và khắc phục mềm vỏ

Công ty CPTM DV ĐT Âu Mỹ bảo lưu quyền tác giả.

 

Đang xem: KÍCH TÔM LỘT VỎ, LỘT XÁC ĐỒNG LOẠT MAU CỨNG MAU LỘT

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
Xem chi tiết
0 sản phẩm
Đóng
.
.
.