Đường ruột gần như là bộ phận quan trọng nhất của tôm vì cơ thể tôm có cấu tạo rất đơn giản, nên rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng phần lớn các bệnh đường ruột tôm nguy hiểm như: phân trắng, hội chứng tôm chết sớm EMS, EHP...đều xuất phát từ đường ruột. Do đó việc tìm ra nguyên nhân, cách phòng và cách trị tôm bị trống đường ruột là hết sức cần thiết.
Đường ruột tôm
Đường ruột tôm có vai trò gì?
Đường ruột tôm là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể tôm. Vai trò chính của đường ruột tôm là hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn và giúp tôm duy trì sự sống. Đường ruột cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của tôm bằng cách giúp tôm tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả.
Đường ruột tôm cũng là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi khuẩn có lợi, giúp tôm duy trì hệ vi khuẩn đường ruột lành mạnh. Một đường ruột tôm khỏe mạnh có thể giúp tôm tăng trưởng nhanh chóng và phát triển tốt hơn.
Đường ruột tôm cũng là một trong những bộ phận dễ bị nhiễm trùng nhất. Khi đường ruột bị nhiễm trùng, tôm có thể bị suy kiệt và không thể hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn. Vì vậy, việc duy trì sức khỏe của đường ruột tôm là rất quan trọng trong nuôi trồng tôm.
Đường ruột tôm thẻ chân trắng màu nào là tốt
Đường ruột tôm thẻ chân trắng tốt thường có màu hoặc những dấu hiệu như sau:
- Màu gan tôm đẹp có màu nâu vàng hoặc nâu đen.
- Có mùi tanh đặc trưng.
- Cổ giáp thấy màng bao gan có màu vàng nhạt. Kích thước bình thường: rộng tới hai mép mang, dài ngang với cổ giáp, rõ ràng.
- Dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen.
- Soi tươi trên kính: Ống gan dài đều, giọt dầu lipid đầy ống
Đường ruột tôm thẻ khỏe mạnh
Dấu hiệu tôm bị đường ruột
Đường ruột tôm bị đứt khúc
Tôm ốp thân, ăn yếu, giảm hoặc bỏ ăn
Vỏ tôm bị mềm, có màu nhạt
Tôm yếu không búng nhảy, đa số nằm yên.
Xuất hiện dịch lỏng có màu nâu vàng, đen nhạt.
Gan tôm nhỏ, nhợt nhạt, mờ hoặc có màu xám đen.
Đường ruột tôm cũng mờ và có màu đen nhạt, đường ruột bị đứt khúc hoặc rỗng ruột.
Triệu chứng của bệnh đường ruột tôm
- Tôm yếu ăn hoặc bỏ ăn, đường ruột bị mờ đục, bị đứt từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột, đường ruột bị viêm đỏ.
- Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.
- Khi kiểm tra nhá phân tôm không suôn, dễ nát, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.
Nguyên nhân tôm bị trống đường ruột
Tôm bị trống đường ruột do vi khuẩn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tôm bị trống đường ruột, bệnh trống đường ruột trên tôm nhưng nguyên nhân chính là do vi khuẩn Vibrio. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột tôm, chúng bám vào thành ruột, tiết ra độc tố phá hủy thành ruột và làm cho thành ruột bị viêm, tôm không ăn được khiến đường ruột tôm bị trống.
Tôm bị trống đường ruột do môi trường ao nuôi tôm
Ngoài ra việc bị vi khuẩn vibrio tấn công, bệnh còn do 1 số nguyên nhân dẫn đến tôm bị trống đường ruột sau:
- Thức ăn không tốt: thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố… tôm ăn phải thức ăn trên sẽ bị bệnh đường ruột.
- Tôm ăn phải tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh.
- Do tôm bị ký sinh trùng đường ruột trùng bám vào thành ruột và gây tổn thương ruột.
- Do thời tiết thay đổi: nắng nóng kéo dài, mưa nhiều hoặc lạnh quá cũng làm tôm ăn yếu, bỏ ăn lâu ngày sẽ dẫn đến đường ruột tôm bị trống.
- Các loại khí độc dưới đáy ao như: H2S, NH3, NO2
Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột
Phòng tôm bị bệnh trống đường ruột
- Môi trường: Cải tạo ao, xử lý nước, quản lý môi trường nước, khí độc…
Vật chủ: đề phòng người tôm bị trống đường ruột phải tăng cường, cải thiện sức đề kháng tôm nuôi. Bổ sung Vitamin C, BETA-GLUCAN 3.6, kết hợp với ZYM THAID, bổ sung men tiêu hóa đường ruột SH ZYM, và các dòng thảo dược tự nhiên (PRO UTINES, Liver Bio). - Mầm bệnh: Khống chế vi khuẩn Vibrio < 1.000 CFU/ml. Bổ sung men vinh sinh (nhóm Baccilus spp – VS01, ZP US) định kỳ vào ao nuôi.
- Ngoài ra, cần bảo quản thức ăn cẩn thận tránh bị nấm mốc.
- Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nên tiến hành ủ yếm khí men (Zym Thaid) trộn thường xuyên vào thức ăn: 1kg đường cát vàng+ 100g muối hạt + 18 lít nước + 300g Zym Thaid. Ủ sau 24 giờ, lấy nước trộn vào thức ăn (1 lít / 7 kg) .
Thuốc đặc trị đường ruột tôm
- Để điều trị hiệu quả cần phát hiện sớm và kịp thời.
- Khuyến cáo giảm thức ăn 30-50% và tăng cường chạy sục khí oxy trong suốt quá trình điều trị.
Phác đồ dùng thuốc đặc trị đường ruột tôm điều trị bệnh phân trắng, phân lỏng, đứt khúc do Vibrio
(Liều dùng theo hướng dẫn trên nhãn hoặc gọi hotline kỹ thuật của AEC - 0856.68.52.52 để được hướng dẫn về thuốc đặc trị đường ruột tôm)
Ngày | Trộn thuốc đặc trị đường ruột tôm(1kg thức ăn) | Xử lý |
1 | 3 cữ đầu: cho ăn SH Zym (Tinh tỏi) + Proutines + B-Glucan 3,6 + Zym Thaid (đảm bảo nước men đã ủ 24h) 1 cữ cuối: SH Zym + Zym Thaid (nước men đã ủ 24h) | Thay cấp nước Tạt Boin113 16h: tạt Gudo 20h: Tạt Yuca Zym |
2 | Giống ngày 1 | Giống ngày 1 |
3 | Giống ngày 1 | 16h: tạt Boin113 |
4 | 1 cữ đầu: cho ăn SH Zym (Tinh tỏi) + Proutines + B-Glucan 3,6 + Zym Thaid (nước men đã ủ 24h) 3 cữ cuối: Cho ăn Sh Zym + Super Mix + Zym Thaid (nước men đã ủ 24h) | 8h: tạt men VS01 đã ủ sục khí 24h 16h: tạt khoáng chất (Boin113 hoặc AEC Mineral) |
5 | Giống ngày 4 | Giống ngày 4 |
6 | Giống ngày 4 | Giống ngày 4 |
- Lưu ý: Phát hiện tôm bệnh đường ruột sớm nhất sẽ điều trị càng hiệu quả và tôm sẽ ít bị nhiễm các bệnh khác về sau. Sau khi khỏi bệnh nên sử dụng diệt khuẩn và đảm bảo bổ sung men vi sinh cho tôm để đường ruột không tái bệnh trở lại.
- Để trị bệnh phân lỏng, phân đứt khúc, viêm đường ruột có biểu hiện liên quan EMS thì kết hợp thuốc đặc trị đường ruột tôm Pro Shine 20 New (trộn 5ml/kg thức ăn) theo hướng dẫn.
Có nên dùng kháng sinh trị đường ruột cho tôm
Sử dụng kháng sinh trị đường ruột cho tôm là một lựa chọn không nên được ưu tiên. Việc sử dụng kháng sinh một cách thường xuyên và bừa bãi không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực cho môi trường và sức khỏe con người.
Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ dẫn đến sự trở nên kháng thuốc của vi khuẩn và độc tố, làm giảm hiệu quả điều trị và làm tăng chi phí nuôi tôm. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và độc tố trong thức ăn, gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh và trở thành một nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người khi ăn phải.
Thay vì sử dụng kháng sinh trị đường ruột cho tôm, cần áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh đường ruột tôm khác như tăng cường giám sát sức khỏe tôm, cải thiện chất lượng nước, kiểm soát thức ăn và các yếu tố gây bệnh trong môi trường nuôi tôm. Ngoài ra, việc sử dụng các loại probiotics và enzymes có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa của tôm và giảm thiểu các vấn đề về đường ruột.
Đào thải kháng sinh trên tôm bằng Zym thaid
- Việc sử dụng nhóm vi sinh sống như nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces... thường dùng trộn vào thức ăn, giúp đảm bảo cân bằng vi khuẩn đường ruột, cải thiện tăng cường chuyển hóa và hấp thu thức ăn. Kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi, cạnh tranh tốt hơn về thức ăn và chỗ bám với vi khuẩn có hại, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm. Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm nuôi và tăng sức đề kháng cho tôm.
- Kết hợp thảo dược tự nhiên Pro Utiness để đảm bảo gia tăng tính kháng khuẩn của tôm, do có chứa các thành phần có hoạt tính chống oxy hoá, chống stress và chất diệt khuẩn tự nhiên nên còn có thể làm phục hồi, cải thiện các mô tổn thương trong đường ruột.
Bộ sản phẩm điều trị tôm bị trống đường ruột
Viết bình luận