👉 Bà con Đăng ký hội viên AEC để tích lũy điểm thưởng thăng hạn và đổi quà.
Nghiên cứu về nồng độ khí Hydrogen Sulfide (H2S) trong các mô hình nuôi tôm sú trên đất phèn hoạt động tại Cà Mau, bao gồm mô hình tôm lúa (TL), nuôi quảng canh cải...
Khu vực mua hàng
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Gan tụy còn được gọi là tuyến ruột giữa, là một cơ quan thuộc đường tiêu hóa của tôm. Gan tôm nằm ở phần sau của ngực và ở phần bụng trước tim, có màu nâu vàng, theo cặp và sau gan là đường ruột. Gan đóng một vai trò lớn trong việc sinh trưởng và phát triển của tôm. Nếu có được một hệ gan tụy tôm tốt thì tỷ lệ thành công của mùa vụ đó cũng sẽ cao và chắc chắn hơn.
Cấu trúc của tôm
Gan tụy là thước đo sức khỏe của tôm, rất nhạy cảm trước áp lực căng thẳng của môi trường và mầm bệnh. Để quản lý tốt sức khỏe tôm nuôi, ta cần tiến hành quan sát những dấu hiệu của tôm trong ao nuôi, đặc biệt trong thời gian từ 7 đến 45 ngày sau khi thả giống, giai đoạn này gan tụy dễ mẫn cảm và suy yếu.
Tôm thẻ chân trắng bị gan trắng, nhũn gan và ruột trống (C), gan không đồng đều, vàng gan, gan không gom và trắng gan (D)
- Di truyền từ tôm bố mẹ, nên sàng lọc trước khi thả giống.
- pH buổi sáng trong ao nuôi cao > 7.8, tảo xấu lên nhanh, khuẩn phát triển theo tôm bị bệnh.
- Mùa nắng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.
- Mưa lớn, thời tiết thay đổi bất thường, làm pH ao nuôi thay đổi đột ngột.
- Ngộ độc hóa chất do tồn lưu các chất diệt khuẩn, thuốc trừ sâu, nấm mốc, chất gây ôi thiu.
- Xuất hiện khí độc NH3, NO2- cao, tảo độc xuất hiện.
- Thiếu hụt oxy hòa tan.
- Mầm bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, harveyi,... Ngoài ra, gan tụy tôm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi virus đốm trắng.
Bố trí thí nghiệm:
Tình trạng ban đầu của ao nuôi là tôm đang bị rớt, ta bắt một số tôm ở ao đang nuôi để làm thí nghiệm.
Chuẩn bị 3 thùng xốp trắng kích thước như nhau, mỗi thùng có kích thước 60x40x50 mm, lấy 40mm nước ao tôm đang nuôi cho vào thùng xốp để làm thí nghiệm. Bắt tôm bị bệnh tại ao đang nuôi, size tôm 500 con/kg, tôm 30 ngày tuổi, số lượng tôm thí nghiệm là 10 con/thùng.
Thùng 1: cho ăn Liver Bio ngày 4 cữ, liều 15ml/kg thức ăn.
Thùng 2: cho ăn Super Onut ngày 4 cữ, liều 15ml/kg thức ăn.
Thùng 3: Không cho ăn Liver Bio và Super Onut, chỉ cho tôm ăn thức ăn công nghiệp.
Hình: Tôm đang nuôi siphon tỷ lệ rớt 20%, gan hư, ruột trống.
Sau 5 ngày thí nghiệm, ta quan sát và đếm số lượng, kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:
% tỷ lệ tôm hao hụt trong 5 ngày thí nghiệm
Từ số liệu biểu đồ trên, ta thấy rằng:
Ngày thứ nhất: tôm ở cả 3 thùng có tỷ lệ hao hụt như nhau.
Sau 5 ngày thí nghiệm có sự chênh lệch giữa các thùng, cụ thể:
Thùng 1 và 2: Ở ngày thứ 3,4,5, tỷ lệ hao hụt ở thùng số 1 và 2 bằng nhau là 40%. Sau 5 ngày, tôm không còn hao hụt thêm, số còn lại phục hồi gan tụy hoàn toàn.
Thùng số 3: tỷ lệ hao hụt tăng dần theo thời gian và đạt cao nhất 60% ở ngày thứ 5.
Qua thí nghiệm trên, chúng ta thấy rằng, khi cho tôm ăn Liver bio và Super Onut liều 15ml/kg thức ăn, tôm phục hồi như nhau và phục hồi được 60%, không tái nhiễm. Số tôm còn ăn được sẽ phục hồi được, con không ăn được thức ăn sẽ không phục hồi và chết ở cả 3 thí nghiệm.
Kết quả kiểm tra gan tôm ngày thứ 1 từng thùng 1-2-3 từ trái qua phải
Hình. Kết quả kiểm tra gan tôm vào ngày thứ 3 từng thùng 1-2-3 từ trái qua phải
Hình. Kết quả kiểm tra gan tôm vào ngày thứ 4 từng thùng 1-2-3 từ trái qua phải
Hình. Kết quả kiểm tra gan tôm vào ngày thứ 5 từng thùng 1-2-3 từ trái qua phải
Khi tôm đang bệnh, quá trình điều trị cần tuân thủ 3 nguyên tắc trong nuôi tôm: hạn chế sốc tôm và gây stress tôm, oxy đảm bảo, dòng chảy liên tục. Ngoài ra, mật độ nuôi vừa phải phù hợp năng lực, điều kiện vật chất nuôi, sử dụng thuốc hiệu quả nhanh, xử lý nhanh thì tôm sẽ dễ điều trị và nhanh phục hồi hơn. Mặc khác, khi điều trị cho tôm, thời tiết thuận lợi thì tôm sẽ nhanh chóng phục hồi và khả năng điều trị thành công cũng cao hơn. Hơn nữa, người nuôi sẽ ít gặp rủi ro hơn khi nuôi mật độ vừa phải và phù hợp từng thời điểm.
Giải pháp phòng ngừa gan tụy:
Giữ môi trường sạch, NH4, NH3, NO2- = 0 trong 45 ngày trở lên.
pH từ 7.6-7.8 trong suốt quá trình nuôi. Giữ được nước nuôi luôn ở màu trà hoặc màu vỏ đậu, tham khảo thêm các dấu hiệu nhận biết nuôi tôm trúng qua link: [CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NUÔI TÔM TRÚNG]
Định kỳ diệt khuẩn 5 - 7 ngày/1 lần để ngăn ngừa khuẩn tăng cao.
Định kỳ cho tôm ăn Pro size 20 New 5 ngày/1 lần, ăn 1 cữ sáng, liều 10ml/kg, ăn 2 ngày liên tục. Các cữ còn lại cho tôm ăn Zym Thaid liều gấp đôi.
Ăn 2 cữ chiều và tối với Liver bio trong suốt vụ nuôi, tôm nhỏ liều 10ml/kg, tôm lớn liều 5ml/kg thức ăn.
Sử dụng STC Clean, tôm nhỏ 10g/kg thức ăn, tôm lớn 5g/kg thức ăn, ăn 2 cữ trưa và tối, ít nhất tôm qua 45 ngày tuổi.
Áp dụng 3 nguyên tắc trong nuôi tôm tham khảo link sau: [3 NGUYÊN TẮC BẤT DI BẤT DỊCH KHI NUÔI TÔM, CÁ]
Bước 1: Giảm lượng thức ăn của mỗi cữ ăn từ 30 - 50%, diệt khuẩn môi trường nước ao nuôi bằng STC RIO hoặc Nano 79 với liều lượng 1kg/1 lít/2.000 m3 nước, chạy quạt nhiều và chuẩn bị Oxy AM- viên, Yuca Zym.
Bước 2: Cho tôm ăn Anti Rota hoặc Pro size 20 new kết hợp Anomin N00 hoặc US Formula vào 2 cữ sáng và trưa với liều lượng 10 (gam/ml)/kg thức ăn. Vào 2 cữ chiều, cho tôm ăn Us Formula + Anomin N00, liều lượng mỗi loại là 15 gam/kg thức ăn, cho ăn 2 ngày liên tục. Tăng thời gian siphon nhiều hơn và siphon nhiều lần cả ngày và đêm.
Bước 3: Vào ngày thứ 2, diệt khuẩn bằng STC RIO hoặc Nano 79, diệt thêm lần thứ 2 vào buổi sáng để chống tái nhiễm và diệt triệt để lượng khuẩn trong ao. Vào buổi tối, trong các đêm điều trị, ta nên rải trực tiếp oxy viên đều khắp ao với liều lượng 3kg/2.000 m3 nước. Sau 12 tiếng diệt khuẩn, có thể sử dụng vi sinh ZP US + AEC COPEFLOC để gây hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi.
Bước 4: Vào ngày thứ 3, sáng và trưa cho ăn 2 cữ Anti rota gói 200gam hoặc Pro utinest kết hợp US Formula liều 15 (gam/ml)/kg thức ăn. Chiều, tối cho tôm ăn Liver Bio + Anomin N00 liều mỗi loại là 15(ml/gam)/kg thức ăn.
Hiện nay, 2 sản phẩm Liver bio và Super Onut là sản phẩm dạng thảo dược thân thiện với môi trường và hiệu quả thấy rõ trong việc điều trị, khả năng phục hồi chức năng gan trên tôm đồng thời ngăn chặn việc tái nhiễm. Đặc biệt, ngoài điều trị sản phẩm nếu sử dụng ít, định kỳ và đúng liều lượng còn làm tăng sức đề kháng của tôm, giúp phòng ngừa tốt bệnh gan trên tôm.
Tuy nhiên sau khi tôm phục hồi và tăng sức đề kháng mạnh hạn chế sốc môi trường. Nếu quá khắc nghiệt thời tiết hoặc bất lợi mưa nhiều tôm vẫn rớt lại và không về thành công.
Nên ăn Liver bio 10ml/kg thức ăn, ăn 2 cữ/ngày vào buổi chiều và tối cho ăn suốt vụ nuôi và bổ sung thêm Super Onut làm chất áo tránh thất thoát thuốc trộn.
Việc nuôi tôm nên ngừa hay hơn trị, với thời tiết bất lợi như hiện nay thì ta cần tăng sức đề kháng cho tôm, để tôm luôn khỏe mạnh. Tham khảo thêm link [TẠI SAO NUÔI TÔM, CÁ NÊN PHÒNG HAY HƠN TRỊ?]
Các sản phẩm chính kèm theo quy trình:
Các sản phẩm phòng trị gan ruột tôm của Âu Mỹ
Viết bài: Ks Trần Huỳnh Như
Chỉnh Format và câu văn: Ths Trần Kim Ngoan
Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Viết bình luận