👉 Bà con Đăng ký hội viên AEC để tích lũy điểm thưởng thăng hạn và đổi quà.
Nghiên cứu về nồng độ khí Hydrogen Sulfide (H2S) trong các mô hình nuôi tôm sú trên đất phèn hoạt động tại Cà Mau, bao gồm mô hình tôm lúa (TL), nuôi quảng canh cải...
Khu vực mua hàng
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh không còn là phương án tối ưu, bởi kháng sinh rất dễ lờn thuốc, dễ tồn lưu. Việc sử dụng kháng sinh không theo quy trình hướng dẫn của nhà chuyên môn, còn làm tăng khả năng xuất hiện thêm mầm bệnh mới. Đặc biệt việc này còn làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tôm và đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, Việc sử dụng chế phẩm sinh học đang là sự lựa chọn tốt nhất cho ngành nuôi trồng thủy sản và xu hướng hiện nay.
Theo số liệu của Cục Thú Y, Bộ NN và PTNT, tính từ đầu năm 2022 đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh khoảng 1.200 ha, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 11.000 ha, tăng gấp 2,14 lần so với cùng kỳ năm 2021.Thiệt hại xảy ra chủ yếu trên tôm nuôi nước lợ với diện tích bị thiệt hại 10.814 ha, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong 4 tháng đầu năm 2022, các bệnh xảy ra trên tôm chủ yếu vẫn là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính.
Riêng tỉnh Cà Mau, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh trên 300.000 ha. Trong 4 tháng đầu năm 2022, diện tích nuôi thâm canh, siêu thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến bị thiệt hại do dịch bệnh là 9.300 ha.
Tôm nuôi phát hiện bệnh, tập trung ở giai đoạn thả nuôi từ 20-45 ngày tuổi, bị thiệt hại từ 80-100% con giống và diện tích. Ngoài ra, có khoảng 30.000 ha diện tích nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp cua, cá, nhuyễn thể tại các huyện vùng Nam Cà Mau như: Đầm Dơi, Năm Căn, Cái Nước, Ngọc Hiển và Phú Tân bị thiệt hại nặng. Với hiện tượng cua bị chết, vỏ ốp, ít thịt do nhiễm ký sinh trùng giáp xác chân tơ, chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Ngoài ra do chưa kiểm soát được môi trường nước và các loài thuỷ sản khác nuôi lẫn trong ao.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, công ty Âu Mỹ (AEC), đã nghiên cứu và thực nghiệm thành công các mô hình nuôi tôm để hỗ trợ bà con. Tại khu vực ĐBSCL nói chung và tại Cà Mau nói riêng, mô hình “AEC- COPEFLOCK 63” nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học để gây thức ăn tự nhiên giai đoạn ban đầu bằng bộ đôi sản phẩm: AEC Copefloc - AEC Bio Alga ngày càng được nhân rộng.
Bộ đôi “AEC Copefloc - AEC Bio Alga” gây thức ăn tự nhiên, và giúp tăng mật độ vi khuẩn có lợi, ức chế các vi khuẩn có hại, tạo thức ăn tự nhiên: gồm copepoda, động vật đáy ( giun nhiều tơ, ốc gạo…) phát triển. Bộ sản phẩm chính là chìa khóa “VÀNG” cho bài toán nuôi tôm giai đoạn đầu, nâng tỷ lệ sống lên đến hơn 90%.
Thức ăn tự nhiên trong ao nuôi dồi dào, phong phú sẽ giúp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng, tôm giai đoạn đầu không xuất hiện mầm bệnh, gây hại trên tôm. Lượng thức ăn giảm giúp người nuôi tiết kiệm chi phí. Vì thế việc tạo thức ăn tự nhiên khi nuôi tôm là rất cần thiết và nên được ưu tiên.
Bộ sản phẩm gây thức ăn tự nhiên
Từ năm 2019 – 2022, tại ấp Cái Rắn xã Phú Hưng huyện Cái Nước, xã Tân Tiến huyện Đầm Dơi và một số huyện khác thuộc tỉnh Cà Mau, công ty Âu Mỹ (AEC) đã triển khai rộng rãi mô hình nuôi tôm áp dụng bộ đôi thức ăn tự nhiên: AEC Copefloc và AEC Bio Alga, trên các loại hình nuôi: nuôi ao bạt, thâm canh ao đất và nuôi quảng canh cải tiến.
Anh Diệp Văn Nét (thuộc xã Phú Hưng, Cái Nước, Cà Mau) có áp dụng mô hình nuôi công nghệ cao. Anh cho biết trước đây nuôi theo quy trình sử dụng hóa chất và kháng sinh trong quá trình nuôi. Kết quả thu hoạch lợi nhuận thấp và nuôi về size nhỏ. Sau khi áp dụng bộ sản phẩm AEC Copefloc và AEC Bio alga vào quy trình nuôi mang lại kết quả rất khả quan. Với ao nuôi diện tích 800m2: Thả 250.000 pl với thời gian nuôi sau 56 ngày nuôi tôm đạt size 67, thu tỉa lần 1 lượng 1,6 tấn, thu tỉa lần 2 lượng 1,5 tấn. Thời gian nuôi 77 ngày, size 34. Hiện tôm 88 ngày tuổi tôm về size 24 con/kg. So với mấy vụ trước đây, kết quả rất là khác biệt.
Hình ảnh mô hình nuôi thâm canh, sử dụng thức ăn tự nhiên.
Anh Lê Tuấn Nghị (nuôi thâm canh ao đất), đều mang lại kết quả rất tốt. Từ khi áp dụng sử dụng bộ sản phẩm AEC COPEFLOC và AEC BIO ALGA để xử lý nước và tạt trực tiếp trong ao nuôi, anh đã nuôi thành công thắng lợi liên tiếp.
Hình ảnh hướng dẫn trộn sản phẩm bộ đôi AEC Copefloc và AEC Bio Alga.
Anh Nguyễn Văn Phúc, Phú Hưng, Cái Nước, Cà Mau. Cũng nhiều năm nuôi vuông quảng canh, mùa nước ngọt anh có trồng lúa để xử lý đất và lấy gốc rạ làm giá thể cho thức ăn tự nhiên phát triển. Trước đây anh tự nuôi theo kinh nghiệm, chỉ thu được vài triệu với đối tượng tôm sú. Sau khi áp dụng quy trình, nuôi tôm của công ty Âu Mỹ (AEC), với tôm thẻ chân trắng, áp dụng vèo sau đó chuyển ra vuông quảng canh, gây thức ăn tự nhiên trong ao vèo, sau thời gian 10 ngày vèo, sau đó chuyển ra vuông quảng canh. Tiếp tục định kỳ sử dụng AEC COPEFLOC và AEC Bio Alga định kỳ 10 ngày. Kết quả thu hoạch như sau, với diện tích 8 công thả 80.000 post. Sau thời gian nuôi 80 ngày, thu hoạch size 70, lượng thu hoạch 700 kg. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận hơn 40 triệu.
Hiện nay, khi mô hình nuôi tôm theo hướng thâm canh - bán thâm canh đang gặp nhiều rủi ro do diễn biến phức tạp của thời tiết và tình hình dịch bệnh xảy ra bất thường, mô hình đầu tư chi phí cao từ con giống, thức ăn đến việc phải theo dõi nghiêm ngặt các chỉ số môi trường trong ao nuôi …đòi hỏi người nuôi tôm phải quan tâm rất nhiều trong việc áp dụng kỹ thuật, tuân thủ theo lịch thời vụ, thận trọng trong việc cải tạo ao đầm, hạn chế thấp nhất sự ô nhiễm môi trường đất và nước, kìm hãm sự phát sinh của mầm bệnh để tránh rủi ro thất thu của người nuôi tôm.
Một trong những vấn đề rất khó khăn mà không ít hộ nuôi tôm không mang lại hiệu quả, nợ vay ngân hàng không có khả năng thanh toán. Nhiều hộ nuôi tôm phải trắng tay, bỏ xứ đi kiếm sống ở các khu công nghiệp. Từ những khó khăn bức xúc trên nhằm giúp cho nông dân chủ động xây dựng mô hình sản xuất mới có hiệu quả, có tính bền vững để nhân ra diện rộng, giúp cho nông dân thay đổi nhận thức, thay đổi phương pháp nuôi phù hợp với điều kiện thực tế là việc làm cấp thiết cần cải thiện ngay trong điều kiện như hiện nay khi mô hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh vẫn còn mang tính tự phát và hiệu quả không cao so với mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học.
Mô hình nuôi AEC - Copeflock 63 được xem là giải pháp đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững với những lý do sau:
Mô hình AEC - Copeflock 63 GIẢI PHÁP NUÔI TÔM BỀN VỮNG đã và đang giúp cho người nuôi tôm có thu nhập, từng bước ổn định kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo. Góp phần an sinh xã hội, tăng tính bền vững của nghề nuôi tôm hiện nay. Đây chính là minh chứng cho sự thành công của đội ngũ kỹ sư Âu Mỹ AEC – Luôn cố gắng không ngừng nghỉ để mang đến cho người nuôi tôm những giải pháp hiệu quả và thân thiện.
Người viết: Trần Quốc Trường. Cty Cổ phần Thương mại dịch vụ và đầu tư Âu Mỹ (AEC).
Giỏ hàng
TỔNG TIỀN: | 0đ |
Xem giỏ hàng |
Viết bình luận